Tình hình huy động vốn theo loại tiền

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 56)

7. Kết luận:

4.2.4. Tình hình huy động vốn theo loại tiền

Trong quá trình hội nhập thì bên cạnh tiền gửi bằng nội tệ ngân hàng còn nhận tiền gửi dưới dạng ngoại tệ như USD, GBP,... Mặc dù huy động dưới hình thức đồng tiền nào thì cũng chịu sự ảnh hưởng của lạm phát, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, tỷ giá,... Tuy nhiên, loại tiền gửi ngoại tệ sẽ chịu nhiều tác động hơn về sự tăng giảm của tỷ giá, quy định quản lý ngoại hối của chính phủ. Do đó xem xét tỷ trọng theo loại tiền gửi qua các năm để có chính sách hợp lý ổn định vốn huy động của Ngân hàng là rất cần thiết.

Bảng 4.5: Nguồn vốn huy động theo loại tiền động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Cú từ 2010 đến 6/2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Sáu tháng đầu năm So sánh So sánh 6 tháng đầu năm 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2010 2011 2012 2012 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Nội tệ 223.133 283.530 388.548 307.322 397.606 60.397 27,07 105.018 37,04 90.284 29,38 Ngoại tệ (*) 24.061 20.793 19.997 6.948 7.382 (3.268) (13,58) (796) (3,83) 434 6,25 Tổng VHĐ 247.194 304.323 408.545 314.270 404.988 57.129 23,11 104.222 34,25 90.718 28,87

Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT huyện Trà Cú, 2010-6/2013

4.2.4.1 Nội tệ

Nội tệ là đồng tiền chính được sử dụng trong các giao dịch trên thị trường nên vốn huy động bằng nội tệ thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn mà các ngân hàng huy động được. Riêng trên địa bàn Trà Cú, người dân đa phần là nông dân nên họ sử dụng chủ yếu là tiền mặt, cụ thể là đồng nội tệ. Do đó, số tiền nhàn rỗi của họ đem gửi tiết kiệm chủ yếu cũng là tiền bằng nội tệ. Chính vì vậy, trong cơ cấu vốn huy động của NHNo&PTNT Trà Cú nội tệ vẫn luôn chiếm ưu thế và có xu hướng tăng tương đồng với tổng vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể là vốn huy động bằng nội tệ của ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các năm, đáng chú ý nhất là năm 2012 tăng cao so với năm 2011. Sang sáu tháng đầu năm 2013, tiền gửi bằng nội tệ tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do lãi suất của đồng nội tệ cao hơn ngoại tệ rất nhiều, người dân gửi tiền chủ yếu để hưởng lãi vì thế họ luôn chọn phương thức gửi với tiền lãi mà họ được nhận là cao nhất.

Đồng thời, trong những năm gần đây nhiều NHTM cổ phần mới đi vào hoạt động, cùng với sự mở rộng của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn nên có sự cạnh tranh gay gắt do đó công tác huy động vốn trong ngân hàng ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức rút thăm trúng thưởng, đa dạng các kỳ hạn gửi tiền, cải tiến thủ tục,… để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Một nguyên nhân không thể thiếu trong thành công của công tác huy động vốn tại ngân hàng đó là từng cán bộ viên chức của chi nhánh đã chứng tỏ sự nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng có ý nghĩa quyết định của công tác huy động vốn. Từng chi nhánh tiếp tục khẳng định phương châm “Không có nguồn vốn huy động lớn sẽ không có có một ngân hàng mạnh” trong chỉ đạo điều hành và tác nghiệp. Ngoài ra, một số chi nhánh trực thuộc đã biết vận dụng sáng tạo nhiều cách làm phù hợp với thực tế địa phương, do vậy đã hoàn thành tốt chỉ tiêu do NHNo&PTNT Trung ương đã đề ra.

4.2.4.2 Ngoại tệ

Bảng số liệu cho thấy vốn huy động bằng ngoại tệ của NHNo&PTNT Trà Cú giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng khá thấp so với vốn huy động bằng nội tệ. Một trong những lý do dẫn đến hiện tường này là do thời gian qua tỷ giá không ổn định, trong khi hiện tượng chênh lệch lãi suất tiết kiệm USD và VND đang ở mức khá lớn nên người dân có xu hướng nắm giữ VND để

chưa được quan tâm phát triển. Điều này cũng làm cho lượng vốn huy động bằng ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn giảm sút vì các doanh nghiệp chỉ có nhu cầu gửi ngoại tệ để thanh toán trong xuất nhập khẩu trong khi hoạt động này không phải là thế mạnh của ngân hàng nên sự sụt giảm lượng ngoại tệ trong những năm qua là điều khó tránh khỏi.

Sang năm 2013, tỷ giá có xu hướng tăng nên lượng tiền huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng có chuyển biến tích cực, cụ thể là sáu tháng đầu năm 2013 vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng tăng 6,25% so với cùng kỳ năm 2013. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn trong năm này được cải thiện đáng kể, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu mà phải thường xuyên thực hiện các công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng thông qua các khoản ký quỹ và các khoản tiền gửi thanh toán cũng tăng lên khá cao, song song đó thì ngân hàng cũng chú trọng huy động tiền gửi bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp trong tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nên khoản mục này tăng khá nhanh.

Đồng thời, trong những tháng đầu năm 2013 giao dịch nhận tiền gửi từ nước ngoài chuyển về cho người dân thông qua dịch vụ Western Union tăng lên khá cao, nắm bắt được tình hình này cán bộ ngân hàng đã vận động người dân gửi tiền tiết kiệm nên vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng đã tăng nhẹ so với thời gian trước. Đây là một dấu hiệu tốt, ngân hàng nên chú trọng để tìm ra các biện pháp làm tăng thêm vốn huy động bằng ngoại tệ trong thời gian tới vì tiềm năng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong nền kinh tế còn khá lớn như tiền gửi của Việt Kiều về cho thân nhân trong huyện, tiền gửi của các đối tượng xuất khẩu lao động sang các nước khác làm việc do trong những năm gần đây nước ta đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài nên lượng kiều hối chuyển về nước cũng khá lớn.

4.3 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK HUYỆN TRÀ CÚ

Sau khi phân tích ta thấy được lượng vốn mà Agribank Trà Cú huy động qua các năm là khá lớn. Tuy nhiên, để thấy được kết quả huy động vốn của ngân hàng như thế nào ta cần xem xét bảng chỉ tiêu đánh giá dưới đây.

Bảng 4.6: Chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động vốn của Agribank huyện Trà Cú từ 2010 đến 6/2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 6 tháng đầu năm

2010 2011 2012 2012 2013

Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 247.194 304.323 408.545 314.270 404.988

Vốn điều chuyển Triệu đồng 48.882 50.134 37.858 15.521 17.418

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 307.568 340.866 426.798 323.970 416.550

Dư nợ Triệu đồng 257.559 304.621 310.371 290.326 316.121

TG Thanh toán Triệu đồng 66.447 68.912 81.799 67.941 68.334

TG Tiết kiệm Triệu đồng 76.963 74.442 91.638 239.233 325.307

GTCG Triệu đồng 10.516 5.530 9.839 7.096 11.347

Thu nhập lãi từ vốn huy động Triệu đồng 33.235 47.538 48.883 15.107 20.295

Chi phí lãi từ vốn huy động Triệu đồng 20.275 31.722 33.299 11.392 14.784

Chênh lệch thu chi lãi Triệu đồng 12.960 15.816 15.584 3.715 5.511

Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 80,37 89,28 95,72 97,01 97,22

Dư nợ/ Vốn huy động Lần 1,04 1 0,76 0,92 0,78

Thu nhập lãi từ VHĐ/VHĐ % 13,44 15,62 11,97 4,81 5,01

Chênh lệch thu chi lãi/VHĐ % 5,24 5,2 3,81 1,18 1,36

4.3.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ vốn huy động được so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động.

Bảng số liệu cho thấy vốn huy động của ngân hàng chiếm rất cao trong tổng nguồn vốn, luôn chiếm trên 80% và tỷ trọng này tăng trưởng đều qua các năm. Điều này cho thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng là khá tốt. Cụ thể như sau, năm 2010 vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 80,37%, có nghĩa là trong một đồng vốn hoạt động của ngân hàng thì có 0,8037 đồng là vốn mà ngân hàng huy động được, phần vốn còn lại là vốn điều chuyển và vốn ủy thác từ cấp trên. Đến năm 2011, tình hình huy động vốn của ngân hàng có cải thiện hơn so với năm trước, trong một đồng vốn hoạt động thì có 0,8928 đồng vốn huy động. Sang năm 2012, công tác huy động vốn của ngân hàng có tốt hơn so với các năm trước, lúc này thì trong một đồng vốn hoạt động của ngân hàng có đến 0,9572 đồng vốn được hình thành từ vốn huy động. Đáng chú ý là sang sáu tháng đầu năm 2013, tỷ trọng này tăng rất cao so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu khả quan về sự chủ động trong công tác vốn của Ngân hàng, dần dần giảm bớt sự lệ thuộc vào chi nhánh cấp trên, do đó giảm được chi phí sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Vốn huy động lớn cho thấy được khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của NH. Điều này cũng cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng rất hiệu quả giúp ngân hàng có được nguồn vốn huy động khá lớn để góp phần tăng thêm nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp ta thấy được ngân hàng ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh trong công tác huy động vốn cũng như cho thấy uy tín của ngân hàng trên địa bàn là rất cao.

4.3.2 Dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng khá cao được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Cụ thể như sau, năm 2010 tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đạt ở mức khá cao 1,04 lần, có nghĩa là bình quân 1,04 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, phần còn lại phải sử dụng vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên làm gia tăng chi phí lãi qua việc điều chuyển vốn, từ đó gia tăng chi phí làm ảnh hưởng đến

lợi nhuận của NH. Nguyên nhân là do năm nay tình hình cho vay của ngân hàng khá tốt nhưng lượng vốn huy động không đủ đáp ứng cho nhu cầu này dẫn đến chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động lớn hơn 1. Đến năm 2011 chỉ tiêu này là 1 lần có nghĩa là cứ huy động 1 đồng thì chi nhánh sử dụng hết 1 đồng để cho vay. Điều này thể hiện được trong năm nay chi nhánh huy động vốn khá tốt, đủ để đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Đồng thời cũng cho thấy khả năng sử dụng vốn vào việc cấp tín dụng của chi nhánh khá hiệu quả.

Sang năm 2012, tình hình huy động vốn của ngân hàng tốt hơn nhưng hiệu quả sử dụng vốn thì lại thấp hơn trước, bình quân 1 đồng vốn huy động được thì chi nhánh chỉ sử dụng 0,76 đồng để cho vay, tuy chỉ tiêu này giảm so với năm trước nhưng đây cũng là mức tương đối cao. Nguyên nhân là do trong năm nay công tác huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng khá cao trong khi dư nợ tín dụng năm này chỉ tăng rất ít so với năm 2011 nên đã khiến cho chỉ tiêu này giảm.

Nhìn chung thì từ năm 2011 trở về sau, chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động của chi nhánh luôn nhỏ hơn 1 và đạt trong khoảng 0,76-1,00 cho thấy hoạt động huy động vốn ở Agribank Trà Cú là khá tốt, chi nhánh luôn huy động đủ nguồn vốn để phục vụ nhu cầu tín dụng trên địa huyện nhà.

4.3.3 Tỷ trọng phần tăm từng loại tiền gửi trong tổng vốn huy động

Mỗi loại tiền gửi có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả,… Do đó, ngân hàng cần xác định cơ cấu vốn huy động để kịp thời có những chiến lược huy động tốt nhất trong từng thời kỳ và nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu vào cho ngân hàng. 25,95 69,80 4,25 21,10 77,08 1,82 17,40 80,19 2,41 15,26 82,49 2,26 10,42 86,78 2,80 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 6TĐN2012 6TĐN2013 GTCG TG Tiết kiệm TG Thanh toán

Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT huyện Trà Cú, 2010-6/2013

Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện tỷ trọng phần trăm từng loại tiền gửi trong tổng vốn huy động của NHNo&PTNT huyện Trà Cú từ 2010 đến 6/2013

Theo Hình 4.3 thì tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động của ngân hàng, đặc biệt là tỷ trọng này tăng trưởng đều qua các năm, cho thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng khá tốt. Chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng vốn huy động của ngân hàng là tiền gửi thanh toán, tuy tỷ trọng của loại tiền gửi này giảm qua các năm nhưng cũng đạt ở mức tương đối cao, luôn chiếm trên 17% qua các năm. Một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất là loại tiền gửi này không vì mục đích sinh lời vì lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi tiết kiệm mà chủ yếu là được các doanh nghiệp gửi vào nhằm mục đích thanh toán nên khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm. Cuối cùng là khoản mục giấy tờ có giá, khoản mục này thường chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng vốn huy động của ngân hàng, luôn chiếm dưới 5% trong tổng vốn huy động, do đó sự tăng giảm của khoản mục này cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng vốn huy động của ngân hàng.

Như vậy, từ việc xem xét tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động giúp ta thấy được tiền gửi tiết kiệm là hình thức huy động vốn chủ yếu của ngân hàng, do đó ngân hàng sẽ phải trả nhiều chi phí để huy động được nguồn vốn này. Tuy tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều nhưng do lãi suất trả cho nguồn vốn này nhỏ hơn lãi suất phải trả cho loại tiền gửi tiết kiệm nên chi phí trả cho loại tiền gửi thanh toán không cao. Ngân hàng ít sử dụng hình thức huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá vì chi phí phải trả cao hơn tiền gửi thanh toán và trong thời gian qua nguồn vốn của ngân hàng đủ lớn để phục vụ cho quá trình hoạt động nên ngân hàng không cần phát hành nhiều giấy tờ có giá để bù đắp thiếu hụt.

4.3.4 Thu nhập lãi trên vốn huy động

Tỷ số này là tỷ lệ giữa thu nhập lãi của việc cho vay từ vốn huy động mỗi năm với tổng nguồn vốn huy động được. Tỷ số này cho biết với số vốn huy động được sẽ mang lại bao nhiêu thu nhập cho ngân hàng, vì vậy chỉ số này càng cao càng tốt.

Năm 2010, tỷ số này đạt 13,44%, có nghĩa là với 100 đồng vốn huy động được đã góp phần đem lại 13,44 đồng thu nhập cho ngân hàng. Đây là mức thu nhập tương đối cao, chứng tỏ ngân hàng sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn huy động, góp phần đáng kể trong việc tăng tổng thu nhập cho ngân hàng. Năm 2011, tỷ số thu nhập lãi trên vốn huy động cao nhất trong các năm, cho thấy

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện trà cú, tỉnh trà vinh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)