7. Kết luận:
4.1.3 Vốn ủy thác
Ngoài hai nguồn vốn trên, NHNo&PTNT Trà Cú còn phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện để nhận vốn ủy thác từ Trung Ương để cho vay đối với hội viên Hội Nông Dân đối tượng là hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ dân tộc Khmer với mục đích đầu tư phát triển kinh tế gia đình, nâng cao hiệu
đói giảm nghèo của địa phương. Tuy nguồn vốn ủy thác của ngân hàng không nhiều nhưng vẫn tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010 đạt 11.492 triệu đồng, đến năm 2011 đã lên đến 16.409, sang năm 2012 nguồn vốn này tiếp tục tăng so với các năm trước đó. Nguồn vốn này đã phát huy hiệu quả, cuộc sống người dân đã có bước phát triển đi lên rất nhiều, các hộ đã có vốn tích lũy và tái sản xuất để mở rộng quy mô, hình thức sản xuất. Nếu như trước đây nhiều hộ từ cuộc sống khó khăn, thiếu trước hụt sau nay đã có cuộc sống khá hơn, tạo điều kiện vươn lên thoát nghèo với các mô hình như trồng màu, nuôi cá, mua bán nhỏ và trồng lúa, chăn nuôi.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
NHNo&PTNT HUYỆN TRÀ CÚ QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ngoài vốn điều chuyển của Hội sở, phần lớn nguồn vốn của ngân hàng là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên cần thiết thì việc ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp vốn mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở xuống. Vốn huy động càng lớn sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn để hoạt động kinh doanh như: cho vay, đầu tư,… nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc huy động vốn là không dễ dàng vì phải cạnh tranh từ các ngân hàng khác. Xác định được bất lợi này, ngân hàng đã đặt mục tiêu huy động vốn lên hàng đầu và đã đạt được những thành công nhất định thể hiện qua ba năm 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2013.
4.2.1 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Ngân hàng huy động vốn từ nhiều đối tượng khác nhau. Khi kinh tế biến động, hay chính sách của chính phủ thay đổi thì sẽ tác động đến các đối tượng một cách khác nhau. Do vậy xác định cơ cấu vốn huy động theo đối tượng gửi tiền giúp ngân hàng so sánh lượng đóng góp tiền gửi từ đối tượng nào nhiều hơn, cũng như giải thích được biến động lượng vốn huy động chủ yếu là do thành phần nào để có chính sách marketing nâng cao vốn huy động hiệu quả.
Bảng 4.2: Nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Cú từ 2010 đến 6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Sáu tháng đầu
năm So sánh So sánh 6 tháng đầu năm 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2010 2011 2012 2012 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
TG của dân cư 195.953 258.977 340.261 263.613 358.271 63.024 32,16 81.284 31,39 94.658 35,91
TG của TCKT 34.994 27.503 49.491 37.913 35.622 (7.491) (21,41) 21.988 79,95 17.709 46,71
TG của TCTD 424 792 2.424 1.635 3.755 368 86,79 1.632 206,06 (2.291) (6,04)
TG của KBNN 15.823 17.051 16.369 11.109 7.340 1.228 7,76 (682) (4,00) (3.769) (33,93)
Tổng VHĐ 247.194 304.323 408.545 314.270 404.988 57.129 23,11 104.222 34,25 90.718 28,87
4.2.1.1 Tiền gửi của dân cư
Vốn huy động từ tiền gửi của dân cư là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động và đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng nguồn vốn để phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Từ bảng số liệu ta có thể thấy tiền gửi dân cư của ngân hàng tăng qua các năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của năm 2011 là cao nhất, tăng 32,16% so với năm 2010. Tiếp tục với đà tăng trưởng đó sang năm 2012 tiền gửi dân cư của ngân hàng vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định và có xu hướng tiếp tục tăng trong năm 2013, cụ thể là sáu tháng đầu năm 2013 nguồn tiền gửi này đã tăng 28,32% so với sáu tháng đầu năm 2012.
Sự tăng trưởng của vốn huy động từ tiền gửi dân cư là do từ năm 2010 đến nay đời sống của người dân trên địa bàn Trà Cú có nhiều chuyển biến tích cực, thu nhập tăng cao từ việc nuôi cá lóc và mùa màng bội thu. Ngoài ra, do thị trường bất động sản đang có nhiều chuyển biến phức tạp nên đây không còn được xem là kênh ưu chuộng để đầu tư lâu dài đối với một số người. Vì vậy mà có khá nhiều người dân bán đất để gửi tiền vào ngân hàng với sự tin tưởng về tính an toàn cao của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, thu nhập của người dân tăng cao không phải là yếu tố duy nhất quyết định cho lượng vốn huy động của ngân hàng mà phải kể đến một yếu tố quan trọng khác đó là người dân ngày càng có trình độ, ý thức được vai trò quan trọng của ngân hàng từ đó có thói quen gửi tiền tạm thời nhàn rỗi của mình vào ngân hàng để sinh lời và giúp ngân hàng thực hiện chức năng phân phối số tiền nhàn rỗi đó dến với những người đang tạm thời thiếu hụt, góp phần phát triển kinh tế huyện nhà.
Cuối cùng, phải kể đến đó chính là chính sách chăm sóc đối với khách hàng cá nhân của Agribank huyện Trà Cú thông qua việc phân loại đối tượng khách hàng như: khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng phổ thông, từ đó có những chính sách cụ thể với mỗi nhóm khách hàng khi thực hiện tiếp thị, ưu đãi về lãi suất đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch, tạo sự hài lòng cao nhất cho khách hàng khi đến với ngân hàng. Tất cả những yếu tố trên, dù ít hay nhiều cũng đã góp phần tạo nên sức cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh.
4.2.1.2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Đây là tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội trong đó chủ yếu là tiền gửi của doanh nghiệp. Tiền gửi từ nhóm khách hàng này chủ yếu là phục vụ nhu cầu thanh toán cho việc kinh doanh của họ. Tuy nhiên, cũng có lúc họ gửi tiền
vào Ngân hàng với mục đích sinh lời ở dạng tiền gửi có kỳ hạn. Tỷ trọng của khoản mục này đứng thứ hai trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng và là nguồn vốn có chi phí thấp nên tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng thấp nhất vào năm 2011, đạt 27.503 triệu đồng, giảm 21,41% so với năm 2010 do trong năm nay tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều bất ổn, nền kinh tế trong nước với tình trạng lạm phát cao, lãi suất biến động phức tạp, chính sách thắt chặt tiền tệ,… đã góp phần tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn nên vốn huy động từ đối tượng này của ngân hàng cũng giảm một phần.
Sang năm 2012, lượng tiền gửi này tăng lên rất cao, tăng 79,95 % so với năm 2011. Sự gia tăng trong năm nay một phần là do ngân hàng tiến hành hiện đại hóa, cải thiện công nghệ thanh toán trong Ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền điện tử,… tạo cho sự thoải mái, nhanh chóng, chính xác khi giao dịch với khách hàng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trên địa bàn huyện làm ăn ngày càng hiệu quả, cần mở tài khoản thanh toán trong quá trình kinh doanh. Chi nhánh cũng có mối quan hệ tốt với các công ty, doanh nghiệp, tạo được uy tín và cung cấp các dịch vụ tiện ích nên thu hút được lượng tiền gửi khá lớn từ các đơn vị này. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2013 lượng tiền gửi này lại có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Trong khi tiền gửi từ dân cư là nguồn vốn mang lại sự ổn định, bền vững cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì tiền gửi từ các tổ chức kinh tế là khoản mục có biến động mạnh và khó lường trước được vì nó phụ vào kết quả HĐKD của doanh nghiệp, vào tình hình kinh tế ở địa phương. Xét về cơ cấu trong tổng vốn huy động của ngân hàng thì đây là khoản mục chiếm vị trí thứ hai, góp phần đáng kể cho việc tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng. Vì vây, ngân hàng cần có các biện pháp để duy trì ổn định nguồn tiền gửi này.
4.2.1.3 Tiền gửi của TCTD
Bảng 3.2 cho thấy tiền gửi của các TCTD vẫn luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh. Đây là nguồn tiền gửi của các NHTM khác trên địa bàn gửi tại ngân hàng nhằm phục vụ cho các nhu cầu thanh toán cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ và có giao dịch với ngân hàng. Theo bảng số liệu thì lượng vốn này tăng đều qua các năm. Đáng chú ý là năm 2012 tiền gửi của các TCTD tăng 1.632 triệu đồng so với năm 2011. Trong sáu tháng 2013, lượng tiền gửi này tiếp tục tăng 2.120 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Tuy đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng
thấp trong tổng vốn huy động nhưng tăng ổn định qua các năm đã góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng với chi phí thấp vì đây chủ yếu là các khoản tiền gửi không kỳ hạn.
4.2.1.4. Tiền gửi của KBNN
Qua quá trình hình thành và phát triển thì kho bạc là khách hàng lâu năm và quen thuộc của chi nhánh. Do đó, ngoài các nguồn tiền huy động trên thì nguồn tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước cũng được chi nhánh rất quan tâm vì khoản mục này cũng góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Từ bảng số liệu ta có thể thấy loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng thứ ba trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng và có xu hướng giảm trong những năm qua. Cụ thể, tiền gửi kho bạc năm 2010 là 15.823 triệu đồng, năm 2011 lượng tiền gửi này tăng nhẹ so với năm 2010, tương ứng tăng 7,76%. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến sáu tháng đầu năm 2013 thì khoản mục này giảm lại so với những năm trước. Nguyên nhân của sự tăng giảm bất thường này là do kho bạc cần tiền để chi trả lương cho các đơn vị hành chính,chi tiền cho các công trình xây dựng,... Do đó, ngân hàng cần cố gắng trong việc duy trì tiền gủi từ Kho Bạc Nhà Nước để đảm bảo tăng cường thêm ngày càng nhiều vốn cho chi nhánh để mở rộng thêm quy mô hoạt động.
4.2.3 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn
Ngày nay, các ngân hàng thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức sau để có thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi, và là cơ sở để ngân hàng xây dựng chiến lược dự trữ phù hợp.
4.2.3.1 Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào, không cần thông báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải có nghĩa vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Loại tiền gửi này chủ yếu là của các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh và của những cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên và một phần nhỏ là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
Ta thấy, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng giảm qua các năm và lượng tiền gửi này cũng có sự tăng giảm không đồng đều. Cụ thể như sau, năm 2010 nguồn tiền gửi này là 64.006 triệu đồng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các năm, chiếm 25,89% trên tổng vốn huy động, đến năm 2011 tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng giảm nhẹ so với năm trước đó, tỷ trọng cũng giảm còn 20,55%. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do trong năm 2011, đối mặt với
Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trà Cú từ 2010 đến 6/2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán NHNo&PTNT huyện Trà Cú, 2010-6/2013
Chỉ tiêu
Năm Sáu tháng đầu
năm So sánh So sánh 6 tháng đầu năm 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2010 2011 2012 2012 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) TG KKH 64.006 62.537 69.700 47.360 39.139 (1.469) (2,30) 7.163 11,45 (8.221) (17,36) TG CKH 183.188 241.786 338.845 266.910 365.849 58.598 31,99 97.059 40,14 98.939 37,07 Dưới 12 tháng 160.799 239.039 265.515 258.671 202.309 78.240 48,66 26.476 11,08 (56.362) (21,79) Trên 12 tháng 22.389 2.747 73.330 8.239 163.540 (19.642) (87,73) 70.583 2569,46 155.301 1884,90 Tổng VHĐ 247.194 304.323 408.545 314.270 404.988 57.129 23,11 104.222 34,25 90.718 28,87
nhiều khó khăn cả về vốn và thị trường, doanh nghiệp phải tận dụng triệt để tất cả các nguồn lực sẵn có của mình. Khi có đối tác chuyển tiền vào tài khoản họ lập tức chuyển về để sử dụng, không thể duy trì được các khoản tiền gửi không kì hạn trong tài khoản với số dư và thời gian dài như trước nên làm giảm tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng.
Sang năm 2012, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trở lại, cùng với xu thế phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Trà Cú, nhiều doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế được hình thành làm cho nhu cầu thanh toán qua ngân hàng ngày càng lớn do đó nhóm tiền gửi không kì hạn của các doanh nghiệp cũng tăng mạnh so với năm 2011.
Tuy nhiên, sang sáu tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền gửi này có sự sụt giảm trở lại so với cùng kỳ năm trước vì trong sáu tháng đầu năm này lãi suất không kỳ hạn giảm mạnh so với những năm trước đó, chỉ còn 1.2%/năm. Do đó, một số khách hàng cá nhân, thậm chí là doanh nghiệp đã chuyển một phần tiền gửi không kỳ hạn dưới dạng thanh toán sang tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để mong hưởng mức sinh lời cao hơn. Do đó, ngân hàng cần có các biện pháp để vận động khách hàng duy trì ổn định hơn số dư tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng vì đây là nguồn tiền gửi có chi phí thấp nhất và cũng góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.
4.2.3.2 Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là tiền gửi của tổ chức và cá nhân mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi. Đây là nhóm tiền gửi có ý nghĩa quan trọng cho ngân hàng giúp ngân hàng chủ động đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động tín dụng.
Theo bảng số liệu thì nguồn vốn huy động bằng hình thức tiền gửi có kỳ hạn luôn tăng qua các năm. Đáng chú ý nhất là năm 2012, tiền gửi này tăng cao so với năm 2011. Những tháng đầu năm 2013, nguồn tiền gửi này tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là tăng 37,07%. Như ta đã biết, lãi suất áp dụng cho loại tiền gửi này tăng lên theo kỳ hạn, tức là kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao, với số tiền nhàn rỗi chưa dùng đến thì đây là hình thức được nhiều khách hàng lựa chọn vì mức sinh lời cao, đối với ngân hàng thì đây là nguồn vốn ổn định mà ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc sử dụng để kinh doanh như đầu tư, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng luôn đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường thu hút nguồn vốn này.
Trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn thì nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng rất lớn, cụ thể là luôn chiếm trên 78% và có sự tăng trưởng qua