3.2.2.1. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú
Hình 3.6. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân nội trú
Quy trình cấp phát thuốc cho BN nội trú đảm bảo chặt chẽ cho quá trình quản lý cấp phát, thuốc từ kho Dược được Điều dưỡng lĩnh về khoa thông qua các phiếu lĩnh phải được dược sĩ kiểm soát, kiểm duyệt. Các phiếu lĩnh này được lưu trữ làm căn cứ để đối chiếu cấp phát, và các trưởng khoa phòng phải có trách nhiệm với việc lĩnh thuốc của khoa phòng mình. Công tác
Bác sĩ chỉ định thuốc(cho y lệnh) vào bệnh án
Điều dưỡng tổng hợp y lệnh thuốc trên máy
Khoa Dược duyệt thuốc trên máy, in phiếu lĩnh thuốc cho Điều dưỡng
Trưởng khoa Dược ký duyệt phiếu lĩnh cho ĐD
Điều dưỡng lĩnh thuốc
Thủ kho cấp phát thuốc Thuốc bù tủ trực,
thuốc bổ sung Thuốc hàngngày
Không hợp lý
Điều dưỡng chia thuốc và phối hợp với cán bộ Khoa Dược phát thuốc cho BN qua công
khai Điều dưỡng lên
nhận tại khoa dược
46
phát thuốc cho người bệnh bằng công khai thuốc được khoa Dược triển khai thông qua việc kết hợp với Điều dưỡng lĩnh thuốc tại các khoa.
Hình 3.7. Công khai thuốc cho BN Nội trú
3.2.2.2. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú
Hình 3.8. Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú
Bác sĩ kê đơn thuốc, Điều dưỡng in đơn, ký Bác sĩ
Bệnh nhân thanh toán tiền tại kế toán (cùng chi trả)
Kế toán in phiếu lĩnh thuốc
Dược sĩ tại kho thuốc kiểm tra, duyệtđơn
Thủ kho cấp phát thuốc cho bệnh nhân
Không đạt yêu cầu
47
Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú đảm bảo chặt chẽ cho việc quản lý kinh tế tránh được tình trạng thất thoát thuốc và đảm bảo thuốc, đơn thuốc được DS kiểm soát trước khi đến tay bệnh nhân.
3.2.2.3. Quản lý cấp phát thuốc
Hàng ngày cán bộ Thống kê Dược phải làm được chính xác các số liệu báo cáo xuất thuốc cho các khoa phòng, để bộ phận Nghiệp vụ Dược có trách nhiệm đi kiểm tra và quản lý thu hồi vỏ lọ đã sử dụng. Tuy nhiên do trên thực tế, bệnh viện đang tổ chức trực cấp cứu chung, quản lý số vỏ thuốc sử dụng tại trực cấp cứu không khả thi dẫn đến sai số trong số lượng vỏ thuốc tại các khoa, bộ phận nghiệp vụ Dược không đủ nhân lực nên đã dừng công tác quản lý vỏ thuốc.
Hình 3.9. Sổ theo dõi nhầm lẫn tại các kho
Kho chưa có hệ thống lưu trữ phiếu xuất kho tới số lô và hạn sử dụng của các thuốc cấp phát để làm cơ sở cho việc cấp phát theo nguyên tắc FIFO và FEFO. Do đó, chưa thực hiện được theo nguyên tắc FEFO và FIFO. Tuy nhiên kho tồn trữ ít thuốc và có cơ chế lưu chuyển nên việc quản lý hạn sử dụng của thuốc trong kho cũng dễ dàng hơn.
48
Công tác đánh giá sai sót trong quá trình cấp phát thuốc cho các khoa tại kho thuốc, và cấp phát thuốc cho người bệnh tại khoa lâm sàng được gồi cứu qua sổ theo dõi nhầm lẫn và sổ kiểm tra Nghiệp vụ Dược. Đối với việc cấp thuốc cho các khoa lâm sàng tại kho Dược và cấp phát cho BN ngoại trú, thủ kho có trách nhiệm tự ghi chép sổ theo dõi nhầm lẫn. Kết quả hồi cứu cho thấy 100% các kho đều tự ghi không có nhầm lẫn. Đây là kết quả có phần không khách quan và BV cần có phương pháp theo dõi đánh giá khác. Đối với BN nội trú, thuốc được Điều dưỡng và cán bộ khoa Dược phát qua phiếu công khai. BN sẽ tự đối chiếu được thuốc mình được lĩnh so với thực tế. Vì thế kết quả hồi cứu Sổ kiểm tra Nghiệp vụ Dược về sai sót khi phát thuốc tại các Khoa hàng tháng không thấy có sai sót nào.
49
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1.VỀ HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN THUỐC TẠI BV ĐA KHOA HUYỆN NGA SƠN.
* Quy trình lựa chọn thuốc
Xây dựng DMTBV là nền tảng cho việc cung ứng và sử dụng thuốc hợp lý. Việc lựa chọn thuốc để xây dựng DMTBV là khâu đầu tiên và quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện. Một DMT hợp lý sẽ giúp tăng hiệu quảđiều trị, tiết kiệm được chi phí từđó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Hoạt động lựa chọn thuốc tại BV đa khoa huyện Nga Sơn đã được xây dựng thành quy trình làm việc do Hội đồng thuốc và điều trị trực tiếp chỉ đạo, việc lựa chọn thuốc chính là xây dựng DMTBV và số lượng dự kiến gửi lên Sở y tế Thanh Hoá làm đấu thầu. Trong xây dựng danh mục những năm sau, BV chưa dùng phân tích ABC/VEN màchủ yếu dùng phương pháp phân tích thuốc sử dụng trong năm trước, nhu cầu đề nghị từ các khoa phòng và DMT chủ yếu của Bộ Y tế được quỹ BHYT chi trả.
Việc phân tích DMT sử dụng của năm trước được giao cho Trưởng khoa Dược chuẩn bị. Thực hiện và giúp việc cho trưởng khoa là cán bộ tổ Thông tin thuốc - Nghiệp vụ dược - DLS của khoa Dược. Bệnh viện cũng chưa có đánh giá cụ thể hiệu quả điều trị của thuốc để bổ sung, hoặc loại bỏ khỏi DMT những thuốc không thực sự cần thiết, thuốc hỗ trợ chiếm kinh phí cao trong bệnh viện, điều này cũng là tình trạng chung của các bệnh viện hiện nay, theo nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2012 với số liệu nghiên cứu 7 bệnh viện tuyến trung ương, 14 bệnh viện tuyến tỉnh và 17 bệnh viện tuyến huyện thì mới có 01 bệnh viện tuyến tỉnh sử dụng phương pháp ABC/VEN để phân tích và xây dựng DMTBV, đó là Bệnh viện Nhân Dân,
50
đây cũng là việc cần thiết mà các bệnh viện cần quan tâm trong công tác xây dựng và loại bỏ thuốc khỏi danh mục[27],[35].
* Kết quả hoạt động lựa chọn thuốc
Trong năm 2014, HĐT&ĐT đã có một sốđiều chỉnh để DMTBV đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc tại bệnh viện trong năm. DMTBV phong phú với 169 HC thuộc 22 nhóm tác dụng dược lý. So với năm 2013, số lượng HC thuốc tăng 22 HC trong đó có 5 HC tim mạch, 3 HC điều trị tai-mũi-họng, phù hợp việc phát triển chuyên môn của bệnh viện.Hoạt chất điều trị nhiễm khuẩn và ký sinh vật chiếm tỉ lệ cao với 15,4%, trong khi các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật trong điều trị nội trú chỉ chiếm 2,8%.Điều này được giải thích rằng, ngoài việc có một số lượng lớn các bệnh nhiễm khuẩn được điều trị ngoại trú, còn có một số nhóm bệnh khác cũng cần dùng kháng sinh trong phác đồ điều trị như: Tiêu hóa, Chấn thương, Chửa đẻ và sau đẻ và đây cũng chính là 3 nhóm bệnh chiếm tỉ lệ rất cao trong mô hình bệnh tật nội trú của BV.Nhóm chống nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ cao cũng trùng với nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Hiền tại Bệnh viện Hữu Nghị và Tống thị Quỳnh Giao ở Bệnh viện Nhi Thái Bình, đây cũng là vấn đề mà các nhà khoa học cần phải quan tâm trong công tác phòng, chống nhiễm khuẩn tại VN [22], [25].
Trong DMTBV dự kiến, có 13 HC không trúng thầu, chỉ chiếm 7,7%, tại BV Nhi Thanh Hóa năm 2012 tỉ lệ này cũng chỉ là 6,9%. Bệnh viện có 20 HC không sử dụng trong DMTBV dự kiến (14,8%), trong đó có 12 HC do không trúng thầu, BV cũng không có kế hoạch mua thuốc thay thế (Có 1 HC không trúng thầu là Suxamethionium do yêu cầu phẫu thuật nên HĐT&ĐT mua ngoài bằng nguồn viện phí), ti lệ này tại BV Nhi Thanh Hóa năm 2012 là 23,9%.Như vậy nhìn chung HĐT&ĐT đã có xem xét kỹ lưỡng nhu cầu điều trị và các tiêu chí lựa chọn thuốc vào DMTBV[1], [26].
51
Tỉ lệ HC gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất hướng tâm thần chiếm 5,3%. Tỉ lệ này tại bệnh viện huyện Nam Sách – Hải Dương trong năm 2013 là 5,86% [21]. Các HC này chủ yếu dùng trong các trường hợp cấp cứu, phẫu thuật.
Tỉ lệ các thuốc nằm trong DMTCY là100%, điều này phù hợp với chủ trương: Ưu tiên thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu của Bộ Y tế và Nhà nước, góp phần tốt hơn trong công tác quản lý DMT và thanh quyết toán với quỹ Bảo hiểm Y tế, tránh được tình trạng lạm dụng thuốc và tổn thất kinh tế[12], [13].
Danh mục thuốc bệnh viện xây dựng dùng làm căn cứ để đề nghị SYT tổ chức đấu thầu, sau khi có danh mục thuốc trúng thầu Hội đồng thuốc và điều trị in, phát cho các thành viên Hội đồng lựa chọn thuốc và làm thành DMT chi tiết khi phát cho các khoa sử dụng được cụ thể tên hoạt chất, tên thương mại, biệt dược trúng thầu, giá, nhà sản xuất, theo như DMT trúng thầu của Sở Y tế ban hành.Tuy nhiên bệnh viện cần xây dựng cẩm nang hướng dẫn sử dụng DMTBV để các BS có sẵn tài liệu ngắn gọn trong quá trình sử dụng thuốc cho BN, một số bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương đã làm được việc này [27].