Ghi thông tin trong đơn thuốc ngoại trú

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa hậu lộc (Trang 54)

47

Bảng 3.21. Ghi thông tin bệnh nhân trong đơn thuốc nhoại trú

STT Ghi thông tin

bệnh nhân

SL đơn thuốc Tỷ lệ %

1 Ghi đầy đủ 400 100

2 Ghi không đầy đủ 0 0

Tổng số 400 100

Nhờ có ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện nên đơn thuốc tại BVĐK Hậu Lộc đã loại bỏ đƣợc rất nhiều lỗi nhƣ các thông tin trong đơn thuốc khó đọc, không ghi ngày, tháng kê đơn,…Các đơn thuốc ngoại trú chúng tôi khảo sát đều đƣợc in trên khổ giấy to A4 chữ rõ ràng, dễ đọc, có ghi rõ tên bệnh nhân, chẩn đoán điều trị, địa chỉ ngƣời bệnh và có đầy đủ 4 chữ ký.

Tuy nhiên theo quy chế kê đơn ngoại trú số 04/2008/QĐ-BYT, các chỉ tiêu đề ra đều đạt 100%, chứng tỏ phần mềm quản lý bệnh viện đã có ứng dụng rất hiệu quả.

3.2.2. Số lượng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú

Bảng 3.22. Số thuốc trung bình/đơn

Nội dung Số thuốc trong một đơn

Số lƣợng thuốc thấp nhất 1

Số lƣợng thuốc nhiều nhất 7

Số lƣợng thuốc trung bình /đơn (TB± SD)

3,7±2,2

Số lƣợng đơn 400

Số lƣợng thuốc trung bình/đơn là 3,7 ( thuốc). Số lƣợng thuốc đƣợc kê trong đơn nhiều nhất là 7 thuốc, thấp nhất là 1 thuốc.

SL thuốc trong đơn Số lƣợng đơn Tỷ lệ (%) 1 4 1,0 2 39 9,8 3 130 32,4 4 161 40,3 5 49 12,3 6 13 3,2 7 4 1,0 Tổng số 400 100

Số đơn kê 4 loại thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (40,3%). Số đơn kê 3 loại thuốc chiếm tỷ lệ 32,5%.

Có 4 đơn kê 1 loại thuốc đó là các bệnh nhân đi khám thai nên chủ yếu trong đơn chỉ có Vitamin. 4 đơn kê 7 loại thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất 1% đó là bệnh nhân viêm dạ dày,( thuốc gồm: 02 kháng sinh, 01 thuốc giảm co thắt, 01 thuốc giảm tiế, 01 thuốc Antacid, 01 thuốc vitamin, 01 thuốc bổ gan) và bệnh nhân đái tháo đƣờng.

Hình 3.2. Tỷ lệ số lƣợng thuốc trong đơn thuốc ngoại trú Số lượng đơn Thuốc 1 Thuốc 2 Thuốc 3 Thuốc 4 Thuốc 5 Thuốc 6 Thuốc 7

3.2.3. Ghi tên thuốc trong đơn ngoại trú

Khoa Dƣợc chịu trách nhiệm nhập tên thuốc, nồng độ, hàm lƣợng, đơn vị tính, giá thuốc nên 100% thuốc đƣợc khảo sát đều viết tên thuốc theo tên chung quốc tế hoặc nếu ghi tên biệt dƣợc có ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn và ghi đúng, đầy đủ nòng độ, hàm lƣợng, số lƣợng mỗi thuốc trong đơntheo quy định của Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT.

9,8 1,0 1,0 32.4 40,3 9,8 12,3 3,2

3.2.4. Số đơn thuốc có kê Vitamin, kháng sinh, thuốc tiêm, corticoid, thuốc tương tác thuốc tương tác

Bảng 3.24. Số đơn có kê Vitamin, kháng sinh, thuốc tiêm, corticoid, thuốc tƣơng tác

Nội dung Số lƣợng (n) Tỷ lệ (%)=n/400 Vitamin 172 43 Kháng sinh 260 65 Thuốc tiêm 0 0 Corticoid 0 0 Thuốc tƣơng tác 0 0

Tỷ lệ thuốc kê đơn có vitamin chiếm tỷ lệ lớn (43%), có 57% đơn không kê vitamin . Điều này cho thấy các bác sỹ đang lạm dụng vitamin, chƣa có sự cân nhắc lựa chọn, sử dụng nhiều vitamin làm tăng chi phí điều trị của bệnh nhân.

Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh là 65% và 100% là kháng sinh đƣờng uống. Tỷ lệ đơn thuốc không kê kháng sinh là 35%. Điều này cho thấy các bác sỹ đang có xu hƣớng lạm dụng kháng sinh cho bệnh nhân mặc dù số lƣợng bệnh nhân nhiễm khuẩn không cao.

Số đơn thuốc không kê thuốc tiêm chiếm 100%, không có kháng sinh tiêm cho bệnh nhân điều trị ngoại trú đƣợc khảo sát.

Đặc biệt, thuốc Corticoid rất đƣợc hạn chế sử dụng, tỷ lệ đơn ngoại trú có Corticoid là 0%, phần lớn các bác sỹ chỉ sử dụng trong những trƣờng hợp cần thiết và chỉ sử dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú mà hầu nhƣ không sử dụng cho bệnh nhân điều trị ngoại trú.

Thuốc tƣơng tác trong đơn ngoại trú là 0%, không có đơn nào có thuốc tƣơng tác trong đơn. Điều này cho thấy các bác sỹ đã có cân nhắc rất kỹ khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

3.2.5. Bình quân tiền thuốc điều trị trong một đơn thuốc ngoại trú

Bảng 3.25. Trung bình tiền thuốc trong một đơn thuốc

( Đơn vị : Đồng)

Nội dung Giá trị (VNĐ)

Giá tiền trung bình/đơn 83.159

Giá trị tiền thuốc thấp nhất 44.000

Giá trị tiền thuốc cao nhất 320.800

Đơn có tổng tiền thuốc thấp nhất là 44.000 (đồng), đơn có tổng tiền thuốc cao nhất là 320.800 (đồng). Trung bình tiền thuốc là 83.159 (đồng). Những đơn thuốc có tổng tiền thuốc cao thƣờng là những đơn thuốc cho bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính nhƣ cao huyết áp, đái tháo đƣờng, các thuốc đƣợc kê trong đon dùng trong thời gian 1 tháng/đợt điều trị.

3.2.6. Số đơn thuốc ghi tên gốc và tên biệt dược

Bảng 3.26. Số đơn thuốc ghi tên gốc và tên biệt dƣợc

Đơn thuốc Số lƣợng ( n) Tỷ lệ (%)=n/400

Đơn thuốc ghi tên gốc 400 100

Đơn thuốc ghi tên biệt dƣợc 0 0

Tổng số 400 100

Theo quy chế kê đơn tên thuốc phải đƣợc viết theo tên chung quốc tế hoặc nếu ghi tên biệt Dƣợc phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn ( trừ trƣờng hợp thuốc có nhiều hoạt chất).

Tỷ lệ thuốc đƣợc kê bằng tên gốc tại bệnh viện là 100%, điều này cho thấy danh mục thuốc của BVĐK Hậu Lộc chủ yếu là tên thuốc theo tên gốc, bệnh viện đã ƣu tiên cho việc lựa chọn thuốc mang tên gốc để đƣa vào danh mục; giúp cho bác sỹ tuân thủ đúng quy chế kê đơn tên thuốc.

3.2.7. Số đơn thuốc kê thuốc nội, thuốc ngoại

Bảng 3.27. Số đơn thuốc kê thuốc nội, thuốc ngoại

STT Nguồn gốc SK Tần

suất GTTT ( VNĐ)

Tỷ lệ (%)

1 Thuốc sản xuất trong nƣớc 206 362 85.635.900 93,8

2 Thuốc nhập khẩu 3 38 5.686.500 6,2

Tổng số 209 400 91.322.400 100

Thuốc nhập khẩu chỉ chiếm 6,2% điều này cho thấy chủ yếu thuốc nhập khẩu đƣợc sử dụng nhiều trong điều trị nội trú. Đối với điều trị ngoại trú chủ yếu sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc ( chếm 93,8%).

Chƣơng 4 BÀN LUẬN

4.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện Hậu Lộc năm 2014 Hậu Lộc năm 2014

Bệnh viện đa khoa Hậu Lộc là một bệnh viện tuyến 3, với quy mô 180 giƣờng bệnh theo kế hoạch, nhƣng thực kê là 360 giƣờng bệnh ( gấp đôi so với giƣờng kế hoạch). Trong năm 2014 Bệnh viện Hậu Lộc đã khám cho 51681 Lƣợt bệnh nhân, tiếp nhận 23.102 lƣợt bệnh nhân điều trị nội trú theo các chuyên khoa; Mô hình bệnh tật tại bệnh viện khá đa dạng, gồm 20 chƣơng bệnh, trong đó chƣơng bệnh Bệnh hệ hô hấp mắc cao nhất, chiếm 24,5%.Các chƣơng bệnh mắc cao tiếp theo là các chƣơng bệnh bệnh hệ thần kinh, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh hệ tiêu hóa và bệnh hệ sinh dục, tiết niệu. Năm chƣơng bệnh đứng đầu về tỷ lệ mắc cao này đã chiếm 60,5% tổng số bệnh nhân trong bệnh viện.

Để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị, Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Hậu Lộc đã xây dựng danh mục thuốc bệnh viện năm 2014, dựa trên cơ sở: Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V, ban hành theo quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01 tháng 7 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ y tế, Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ban hành theo thông tƣ số 31/2011/TT-BYT; Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, ban hành theo thông tƣ số 21/2013/TT-BYT; Mô hình bệnh tật, nhu cầu của các khoa phòng và điều kiện kinh phí của bệnh viện. Đồng thời dựa trên kết quả trúng thầu thuốc của Sở y tế Thanh Hóa năm 2014. Danh mục thuốc bệnh viện với 270 thuốc tƣơng ứng với 146 hoạt chất, đƣợc sắp xếp thành 21 nhóm tác dụng dƣợc lý. Danh mục thuốc bệnh viện năm 2014 đã có đầy đủ các nhóm thuốc đáp ứng nhu cầu điều trị. Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện đa khoa Hậu Lộc đã xây dựng danh mục thuốc bệnh viện về cơ bản phù hợp với mô hình bệnh

tật nhƣng trong năm 2014 có 35 thuốc không đƣợc sử dụng, chiếm 24%. Tất cả các thuốc không đƣợc sử dụng đều thuộc danh mục thuốc chủ yếu tân dƣợc theo thông tƣ 31/2011/TT-BYT. Bệnh viện cần xem xét, cân nhắc lựa chọn khi xây dụng danh mục thuốc bệnh viện trong kỳ tiếp theo, đặc biệt là những thuốc trùng lặp hoạt chất, dạng bào chế, đƣờng dùng.

Nhóm thuốc có số lƣợng, chủng loại thuốc sử dụng lớn nhất là nhóm chống nhiễm khuẩn, KST chiếm 18,2% số khoản thuốc, tổng tiền thuốc sử dụng là 2.050.224.032 nghìn đồng, chiếm 39,0% tổng giá trị tiêu thụ. Kết quả cho thấy, số lƣợng, chủng loại thuốc nhiều, thuận lợi cho việc lựa chọn thuốc của bác sĩ điều trị cho bệnh nhân nhƣng lại gây khó khăn cho công tác quản lý sử dụng thuốc và đảm bảo cung ứng thuốc của khoa Dƣợc vì phải mua nhiều loại thuốc. Trong nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng có thuốc kháng sinh chiếm số lƣợng lớn về hoạt chất (18/18) và số khoản thuốc (38/38), đồng thời giá trị tiêu thụ của thuốc kháng sinh chiếm 100% tổng tiền thuốc sử dụng của nhóm (2.050.224.032 VNĐ), chiếm 39,0% tổng giá trị tiêu thụ thuốc toàn viện. Các bệnh nhiễm khuẩn là một trong mƣời nhóm bệnh mắc cao nhất ở Việt Nam. Tại bệnh viện đa khoa Hậu Lộc tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng cũng rất cao. Điều này phù hợp với mô hình bệnh tật ở Việt Nam và ở các nƣớc đang phát triển.

Tiếp theo là nhóm thuốc Dung dịch điều chỉnh nƣớc, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác có số khoản thuốc là 36/12 hoạt chất, chiếm 17,2%; tổng tiền thuốc sử dụng là 597.508.217 nghìn đồng, chiếm 11,4% giá trị tiêu thụ. Nhóm thuốc Dung dịch điều chỉnh nƣớc, điện giải, cân bằng acid – base và các dung dịch tiêm truyền khác có số lƣợng thuốc nhiều cho thấy các bệnh nhân cần bù khối lƣợng tuần hoàn đang tăng cao.

thuốc. Điều này chứng tỏ mô hình bệnh tật của bệnh viện có nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về đƣờng tiêu hóa.

Tiếp đến hai nhóm thuốc Tim mạch, huyết áp và nhóm thuốc Giảm đau hạ sốt, chống viêm, thuốc điều trị gút, bệnh cơ xƣơng khớp chiếm chiếm 7,7% về chủng loại với tổng tiền sử dụng là 166.418.080 nghìn đồng và 160.028.557 nghìn đồng, chiếm 3,2% và 3,0% giá trị tiêu thụ. Điều này cho thấy các bệnh tim mạch, huyết áp, cơ xƣơng khớp đang có xu hƣớng tăng lên, bệnh nhân không chỉ mắc một bệnh mà có nhiều bệnh mắc kèm làm cho chi phí điều trị ngày càng tăng cao.

Nhóm thuốc Vitamin và khoáng chất có số khoản thuốc là 12/10 hoạt chất, chiếm 5,7% về chủng loại thuốc với tổng tiền sử dụng là 789.988.318 nghìn đồng, chiếm 15,0% về giá trị tiêu thụ; đa phần đây là những thuốc không thiết yếu, sử dụng với mục đích bổ trợ trong điều trị. Nhóm thuốc này có số khoản thuốc đứng thứ 7 nhƣng giá trị tiêu thụ lại đứng thứ 2 sau nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, do một hoạt chất sử dụng với số lƣợng hàng tháng rất lớn. Điều này cho thấy Bệnh viện đang lạm dụng nhóm thuốc Vitamin và khoáng chất này. Kết quả này cho thấy BVĐK Hậu Lộc chƣa có biện pháp giám sát kê đơn thuốc bổ trợ , vitamin, đặc biệt là đơn thuốc ngoại trú, làm tăng số lƣợng thuốc bệnh nhân phải dùng trong một đợt điều trị và tiết kiệm chi phí, gây khó khăn trong việc kiểm soát đƣợc quỹ BHYT trong bệnh viện.

Tỷ lệ thuốc gây tê - mê, số lƣợng thuốc nhóm này cao 6,2% ( 13 khoản thuốc/8 hoạt chất) nhƣng tổng giá trị tiêu thụ lại rất thấp 67.995.107 nghìn đồng ( 1,3%). Đây phần lớn là thuốc dùng trong phẫu thuật thủ thuật nên rất đa dạng chủng loại nhƣng dùng không nhiều nên giá trị tiêu thụ thấp.

Thuốc điều trị bệnh da liễu là thuốc có tỷ lệ sử dụng là thấp nhất 0,5% (1 khoản thuốc/1 hoạt chất) và giá trị tiêu thụ cũng thấp nhất, gần nhƣ là

không có. Bởi vì bệnh viện chƣa triển khai khám các bệnh về da liễu, phần lớn các bệnh nhân da liễu bệnh viện chuyển hết lên bệnh viện Da liễu Tỉnh.

100% các thuốc sử dụng tại BVĐK Hậu Lộc nằm trong danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế. Tỷ lệ này cao hơn so với nột số bệnh viện khác, tại Bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010, tỷ lệ này là 88,0%[33], năm 2011 tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ thuốc chủ yếu là 86,9%[34]. Điều này cho thấy Hội đồng thuốc và điều trị đã lựa chọn các thuốc dựa trên danh mục thuốc chủ yếu của Bộ y tế ban hành năm 2011 phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện và đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của bệnh viện, thuận lợi bệnh nhân có bảo hiểm y tế đến khám và điều trị của bệnh viện đều đƣợc quỹ bảo hiểm thanh toán tiền thuốc theo quy định của Bộ y tế.

Một trong các tiêu chí đƣợc Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo khi lựa chọn thuốc là nên chọn thuốc đƣợc bào chế ở dạng đơn chất [21],[35]. Thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Hậu Lộc năm 2014 chủ yếu là các thuốc đơn thành phần, chiếm 87,4% tổng hoạt chất; 90,9% tổng số khoản thuốc tiêu thụ và 76,6% tổng giá trị tiêu thụ. Đây là một tỷ lệ cao so với một số bệnh viện khác, tại bệnh viện Trung ƣơng Quân đội 108, năm 2012, tỷ lệ thuốc đơn thành phần chiếm 86,9% số khoản thuốc và giá trị tiêu thụ 89,6% [36]; Tại bệnh viện A tỉnh Thái Nguyên, năm 2013, tỷ lệ thuốc đơn thành phần chiếm 85,1% tổng số khoản thuốc tiêu thụ và 82,7% tổng giá trị tiêu thụ [19]. Đa số các thuốc đa thành phần là thuốc kháng sinh, thuốc đƣờng tiêu hóa, vitamin và khoáng chất, dung dịch điều chỉnh nƣớc, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác… đặc biệt, kháng sinh, vitamin và khoáng chất cũng là nhóm thuốc hay đƣợc các nhà sản xuất bào chế dƣới dạng thuốc phối hợp. Theo Tổ chức y tế Thế giới, thuốc phối hợp chỉ đƣợc lựa chọn sử dụng khi chúng có lợi thế vƣợt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so

này. Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện đa khoa Hậu Lộc cần cân nhắc thêm, lựa chọn các thuốc để giảm chi phí, tăng hiệu quả điều trị và thuận tiện trong sử dụng, vì các thuốc đa thành phần, đặc biệt là các chế phẩm phối hợp vitamin và khoáng chất thƣờng giá thành cao hơn dạng đơn chất.

Thuốc mang tên gốc đƣợc bệnh viện ƣu tiên sử dụng, 97,1% tổng số khoản thuốc, 97,8% tổng giá trị tiêu thụ. Thuốc mang tên thƣơng mại chiếm 2,9% tổng số khoản thuốc chủ yếu là kháng sinh và các thuốc nhóm tim mạch, huyết áp; chiếm 2,2% tổng giá trị tiêu thụ. Thuốc sản xuất trong nƣớc trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa Hậu Lộc chiếm 78,4% tổng số khoản thuốc và 87,9% tổng giá trị tiêu thụ. Thuốc nhập khẩu chiếm 21,5% tổng số khoản thuốc và 12,1% tổng giá trị tiêu thụ. Nhƣ vậy là thuốc sản xuất trong nƣớc gấp 3,6 lần thuốc nhập khẩu về khoản thuốc và gấp 7,3 lần thuốc nhập khẩu về tổng giá trị tiêu thụ. Việc sử dụng thuốc mang tên gốc, thuốc sản xuất trong nƣớc sẽ tiết kiệm đƣợc kinh phí mua thuốc cho bệnh viện, tiết kiện chi phí điều trị cho bệnh nhân đồng thời khuyến khích ngành công nghiệp Dƣợc Việt Nam phát triển. Theo thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC hƣớng dẫn dấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế nên chính sách thuốc generic, thuốc biệt dƣợc gốc, thuốc tƣơng đƣơng sinh học bắt đầu đƣợc thực hiện [37]. Thuốc thành phẩm của các nƣớc Đức, Pháp, Ba Lan, Bỉ... chủ yếu là thuốc chuyên khoa ( thuốc tai mĩu họng, gây mê,...); các doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc chƣa đáp ứng nhu cầu điều trị hoặc các thuốc có chứa hoạt chất thông thƣờng nhƣng dạng bào chế hiện đại ( tác dụng kéo dài, viên đạn, khí dung...) thuốc thành phẩm xuất xứ từ các quốc gia còn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa hậu lộc (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)