Thiết kế khoan phụt chống thấm nền và vai đập tân giang trên cơ sở tài liệu thí nghiệm ép nớc
4.2.3.4 Thi công phụt vào các lỗ khoan.
Chiều dài đoạn phụt tiêu chuẩn thờng lấy là 5m, trờng hợp chiều sâu lỗ khoan không phải là bội số của 5m, phải bố trí sao cho các đoạn ngắn hơn 5m ở gần miệng hố và dài hơn 5m ở đáy hố. Tuy nhiên chiều dài đoạn phụt có thể thay đổi tuỳ theo kết quả lợng nớc hấp thu đơn vị thu đợc khi xói rửa hố khoan và ép nớc thí nghiệm (mục 4.2.3.2):
- Trờng hợp hố khoan đá nền có lợng nớc hấp thu đơn vị lớn hoặc các đới nứt nẻ mạnh thì chiều dài đoạn phụt giảm xuống từ 1 ữ 3m.
- Trờng hợp đá nền có lợng nớc hấp thu đơn vị q < 0.03 l/ph.m.m (đạt yêu cầu về xử lý thấm) có thể kéo dài đoạn phụt tới 10m.
Tiến hành phân đợt khi phụt dung dịch ở các hố khoan trong một hàng và giữa các hàng khoan phụt với nhau.
Phụt dung dịch vào trong lỗ khoan có thể tiến hành theo các phơng pháp sau
Phơng pháp phun ép một lần:
Tiến hành khoan một lần đến hết cả chiều sâu lỗ khoan và tiến hành phụt vữa toàn bộ chiều sâu hố khoan. Phơng pháp này phù hợp với chiều sâu hố khoan nhỏ, nền đá nứt nẻ ít, lợng nớc hấp thu đơn vị nhỏ. Nhng nhợc điểm là không thể tuỳ theo từng tầng đá nền, từng đoạn nứt nẻ to nhỏ để dùng áp lực thích hợp nên hiệu quả thấp và ít đợc sử dụng trên thực tế.
Phơng pháp khoan phụt từng đoạn từ trên xuống:
Tiến hành khoan một đoạn từ 3 ữ 5m rồi tiến hành ép nớc thí nghiệm và phụt ximăng. Sau khi phụt từ 2 ữ 3giờ, rửa sạch ximăng trong hố. Khi vữa xi măng đoạn trên đã đông cứng đạt cờng độ, khoan và phụt tiếp đoạn sau, những bớc tiến hành ở đoạn sau cũng giống nh đoạn trớc. Phơng pháp khoan phụt này có giá thành cao, tốn nhiều thời gian, nhng lại có hiệu quả tốt nhất trong các phơng pháp khoan phụt. Do vậy trong ngành thuỷ lợi phơng pháp này chủ yếu đợc sử dụng để tiến hành khoan phụt nền đập. Trong những điều kiện địa chất nền thuận lợi, thì cũng phải sử dụng phơng pháp này ở các hố khoan phụt đợt 1 và ở hàng tim màn chống thấm.
Phơng pháp khoan phụt từ dới lên:
Khoan hết độ sâu hố khoan, tiến hành phụt từng đoạn từ dới lên trên với chiều dài đoạn phụt từ 2 ữ 8m (thờng lấy chiều dài chuẩn là 5m). Phơng pháp này thuận tiện cho thi công, giá thành rẻ hơn vì giảm số lần di chuyển máy khoan nhng hiệu quả kém hơn phơng pháp phụt phân đoạn từ trên xuống. Trong ngành thuỷ lợi chỉ áp dụng phơng pháp này cho các hố khoan phụt đợt 2 và các đợt tiếp theo. Trờng hợp có >10% số đoạn phụt có hiện tợng dung dịch rò rỉ qua nút lên trên thì phải tiến hành phụt theo phơng pháp phân đoạn từ trên xuống.
Phơng pháp khoan phụt tổng hợp từ trên xuống hoặc từ dới lên
Tiến hành khoan hết độ sâu hố khoan, sau đó phụt từng đoạn từ trên xuống hoặc phụt từng đoạn từ dới lên. Cách này dùng khi nền đá ở phần trên của khu vực phun ép bị nứt nẻ nhiều và phần dới bị nứt nẻ ít. Phơng pháp này ít đợc sử dụng do hiệu quả khoan phụt thấp.
Phơng pháp phụt một chiều
Phơng pháp phụt một chiều là phơng pháp phụt không tuần hoàn thích ứng với độ sâu từ 10 ữ 12m trong đá nền có các khe nứt tơng đối lớn (lợng tiêu hao dung dịch trên một mét chiều dài phụt >50 lít/m). Nồng độ dung dịch phụt tơng đối đặc, phải
sử dụng áp lực cao để đẩy vữa qua ống phun vào trong lỗ khoan. Cách này hiệu quả thấp, ít đợc sử dụng.
Thời gian phụt: Trong một đoạn phụt, thời gian phụt không nên quá 6giờ và thờng
nhỏ hơn 4giờ.
Điều kiện ngừng phụt: Khi phụt với áp lực thiết kế lớn nhất lợng tiêu hao dung
dịch giảm xuống nhỏ hơn 0.2 l/ph, cần kéo dài thêm 15 phút nữa để đảm bảo lợng hấp thu dung dịch đã rất nhỏ, khi đó đợc coi là đạt đến độ chối và có thể dừng phụt.