5. Bố cụ khóa luận
2.2.3.3. Tôn giáo tín ngưỡng
Theo nhận định của Tavernier thì: “Người Đàng Ngoài có ba tông phái. Tông phái thứ nhất do nhà hiền triết xưa kia tên Khổng Tử đề xướng. Ở Trung Quốc và mấy nước láng giềng, ông rất mực được tôn sùng. Ông dạy người ta rằng có 5 yếu tố (ngũ hành): Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; rằng người ta có hai phần: phần tinh (hồn) và phần thô (xác) và khi chết hồn bay lên trời, xác ở lại dưới đất. Những người theo phái này có tục hiến tế, thờ cúng thất tinh, nhưng trong tất cả các thần và ngẫu tượng, họ sùng kính đặc biệt bốn vị và một nữ thần.
Tông phái thứ hai do một người ẩn dật tên là Chacabout (Bụt Thích Ca) được tuyệt đại đa số nhân dân tin theo. Những người theo giáo phái này phải theo đúng mười lời răn của Đức Phật (Thập giới):
1- Không được giết người 2- Không được ăn trộm
3- Không được làm ô uế thân thể 4- Không được nói dối
107
5- Không được lăng nhục người khác 6- Không được nói hai lời
7- Không được theo thị dục 8- Không được đại ngôn 9- Không được quá giận 10- Không ngu muội
Những ai đi tu thì phải thoát tục, từ thiện với người nghèo, diệt dục và tĩnh tâm. Ông lại còn thuyết rằng sau cuộc đời trần tục này, còn có mười nơi nữa là hoan lạc và khổ ải, rằng kẻ nào mặc dù đã đã cố gắng theo đầy đủ thuyết giảng của ông mà còn không thực hiện được điều nào đó, thì kẻ đó sau khi chết tất phải đầu thai làm nhiều kiếp trong 3 nghìn năm sau rồi mới được tới nơi Cực lạc. Những kẻ nào theo được đúng thuyết pháp của ông thì được một phần thưởng đặc biệt là không phải chịu kiếp luân hồi như những kẻ khác. Chính người đó đã phải chịu mười kiếp luân hồi trước khi hưởng vinh quang hiện thời, vì rằng trong những năm đầu của cuộc đời người đó không nhận thức được những điều bí ẩn cao siêu đó. Chính Đức Phật là một rong những nhà truyền giáo lớn nhất ở Châu Á. Ông truyền đạo của mình sang cả vương quốc Xiêm, Nhật Bản và từ đó truyền vào Đàng Ngoài.
Tông phái thứ ba là phái Lanthu (Lão Tử). Người Nhật và người Trung Hoa rất tin những lời dạy bảo của Lão Tử, người Đàng Ngoài lại càng tin hơn. Quê hương của Lão Tử là Trung Quốc. Lão tử là một trong những pháp sư nổi tiếng và thông thái nhất ở phương Đông. Ông có rất nhiều môn đệ. Họ muốn gây uy tín cho ông và để cho đám dân đen tin rằng Lão Tử được sinh ra một cách kỳ lạ, rằng mẹ ông mang thai ông trong 70 năm và sinh ông ra nhưng vẫn còn trinh trắng. Ông đã truyền cho dân chúng một phần học thuyết của Đức Phật. Nhưng điều làm cho dân chúng tin theo ông là ông bao giờ cũng
108
khuyên họ làm điều thiện và cho xây dựng những cơ sở chữa bệnh ở tất cả những thành thị chưa có phòng bệnh…
Người Đàng Ngoài có tục thờ ba vị thần trong nhà: một là Táo quân (Thần bếp), tức là ba ông đầu rau. Hai là ông Tiên sư, tức là ông thần tổ bảo trợ các nghề như nghề kim hoàn, nghề trạm khắc, nghề sơn…Khi họ muốn cho đứa con nào học một trong những nghề đó, trước khi bắt tay vào việc hành nghề, họ lập bàn thờ Tiên sư, cúng lễ thần ấy để ông ta mở mang trí tuệ cho đứa con đó được tinh ý trong học nghề. Vị thần thứ ba là Buabin (ông Địa ?), tức là vị thần họ cúng khi xây nhà, lập bàn thờ và họ thường mời một vị sư đến để cúng thần. Họ làm nhiều thứ thịt, viết bùa chú trên giấy vàng dâng lên; sau đó họ đem đốt đi cùng với thắp hương. Họ bày cúng nhiều thứ thịt, họ làm thế để xin thần đừng giáng tai họa xuống ngôi nhà mà họ đang muốn xây.
Có những người Đàng Ngoài thờ trời, người khác thờ mặt trăng, những người khác nữa thờ Tinh tú. Lại có những người thờ ngũ phương, phương thứ năm đặt ở giữa bốn phương kia mà chúng ta đã biết, họ cũng biết những mơ hồ. Khi cúng ngũ phương, họ dùng những màu khác nhau cho từng phương một. Thờ phương Bắc thì họ mặc áo đen, bàn và thịt cũng màu đen. Thờ phương Nam thì màu đỏ, phương Đông màu xanh, phương Tây màu trắng còn chính phương ở giữa dùng màu vàng.
Họ dâng lên những đồ mã cúng voi ngựa, bò và hầu hết các con vật khác và cúng cả cây nữa.
Chúng ta lấy làm ngạc nhiên là ngày rằm và ngày mộng một hàng tháng, được nghe những chuông lớn gióng giả và đó là ngày hội của các thần cho nên giới sư sãi hôm đó lại cúng thần một cách kính cẩn hơn ngày thường bằng cách đọc kinh nhiều hơn. Trong những ngày đó họ vừa đọc kinh sáu lần, vừa lần tràng hạt. Nhiều người mang rượu thịt ra cúng. Sư sãi cũng đều ra đó, sau khi tụng kinh xong, họ ăn những đĩa thịt đem cúng, còn lại thì bố thí cho
109
người nghèo. Chỉ có sư sãi những người vốn sống khấc khổ mới ăn uống như vậy, còn nhà vua và các quan không coi việc đó là trọng. Về đồ tế lễ, chỉ có đám dân đen mới cho là quý mà thôi.
Ở vương quốc Đàng Ngoài, ngoài những thành thị là nơi có nhiều chùa chiền, còn hầu như làng nào cũng có chùa của làng ấy, mỗi chùa ít ra có hai vị sư và hai thầy sãi. Nhưng có chùa có tới 40 vị sư sống với nhau, dưới quyền của vị sư tổ. Họ tin vào đức Phật Thích Ca và họ thờ một con dê. Họ đeo ở cổ một chuỗi tràng hạt có 100 hạt to bằng gỗ, tay thì chống gậy, ở đầu gậy có một con chim bằng gỗ bóng loáng. Họ đi xin bố thí để sống. Sư các nước đi cầu thực một cách nghiêm nghị, còn ở đây trái lại sư sãi đi khất thực một cách rất khiêm nhường, chỉ xin đủ dùng thôi; nếu còn thừa thì sau khi ăn xong, họ đem cho những đàn bà góa không thể làm lụng để kiếm ăn được và cho những trẻ mồ côi. Luật lệ cho phép họ lấy vợ, miễn là họ ra khỏi nơi tu hành. Thường thường họ dự vào những đám tang của đại gia, đọc kinh, gõ mõ, hay
thổi kèn, đồng thời đánh chuông lớn trong chùa.” [11, tr92-96].
Cũng cùng chung nhận định với Tavernier, về tôn giáo tín ngưỡng, S.Baron cho rằng:
“Ở Đàng Ngoài có nhiều giáo phái khác nhau, nhưng tựu chung lại có hai giáo phái chính thu hút nhiều người tin theo. Giáo phái thứ nhất gọi là Congfutu (Khổng Phu Tử) theo tiếng Trung Quốc người Đàng Ngoài gọi ông là Ong – congtu (ông Khổng Tử) và người châu Âu chúng ta gọi là Confucius – triết gia cổ xưa nhất của người Trung Quốc. Khổng Tử được tôn vinh như vị thánh nhân, nổi tiếng là tài trí không chỉ trong cộng đồng người Hán, người Việt mà ngay cả với người Nhật – như một dạng hình tượng vua Solomon (nhà vua, nhà tiên tri vĩ đại của người Do Thái) của mọi nhân sinh. Nếu không học kỹ về Khổng Tử thì ít ai có thể mong ước kiếm được một địa vị nào trong chính quyền, cũng không thể được giao những trọng trách. Mặc dù
110
vậy, trong thực tế thì tinh hoa của nghiệp Khổng học cũng chẳng có gì hơn cái mà chúng ta vẫn gọi là triết học về đạo đức, bao gồm những nội dung đại loại như: “mỗi người nên tự hiểu biết và hoàn thiện bản thân, dùng sự đúng mực của bản thân mình để làm cho người khác cùng trở nên tốt và cả hai cùng đạt đến bậc tối thượng của tính thiện mỹ. Bởi lẽ đó người ta cần học triết học, bởi không thông hiểu triết học người ta không thể am tường nội tình của vạn vật, không nhận biết được đâu là điều thiện mà theo, đâu là điều ác mà tránh, không điều chỉnh được dục vọng của mình sao cho hợp với hoàn cảnh…”. Bên cạnh đó là những lời châm ngôn chứa đựng học thuyết và sự minh triết của người Trung Hoa.
Tuy nhiên, trên cơ sở của những triết lý của Khổng Tử, những môn đồ của ông sau này trích lược và đúc kết lại thành vô số châm ngôn mà chẳng bao lâu đã trở thành nền tảng của sự mê tín và như một thứ tôn giáo. Họ công nhận một vị thần linh tối cao, và mọi thứ trên trái đất này đều chịu sự cai quản, trị vì, dung dưỡng của vị thần đó. Họ tin rằng thế giới này là vĩnh hằng, không có sự bất đầu cũng như không có tạo hóa. Họ chối bỏ việc thờ cúng tượng nhưng lại sùng bái và tôn thờ quỷ thần. Họ mong chờ sự ban thưởng cho những điều thiện và sự trừng phạt cho những điều ác. Họ tin vào sự bất tử của linh hồn và cầu cúng cho người quá cố. Họ tin rằng linh hồn của những người thiện sẽ tồn tại sau khi đã lìa khỏi thân xác, còn linh hồn kẻ ác thì bị tan giữa ngay sau khi chết. Họ dạy rằng trong không gian đầy rẫy những hồn ma tàn ác trú ngụ, rằng các hồn ma đó liên tục tranh chấp và xích mích với những người còn sống. Họ dạy học trò nên thờ phụng cha mẹ và bằng hữu quá cố, cử hành các nghi lễ chu đáo… Tôi cho rằng, xét trên nhiều phương diện, những giáo lý của họ chẳng thua kém gì những giá trị đạo đức mà chúng ta có từ thời Hy Lạp và La Mã. Chớ vội nhìn vào việc họ cúng cơm cho người chết mà kết luận rằng kể cả những người thông thái và có học thức ở xứ Đàng Ngoài cũng
111
thuộc loại đầu óc thiển cận và mê tín. Họ thông thái hơn chúng ta nhiều. Họ giải thích cho tôi rằng mục đích của việc làm đó chẳng phải là gì khác ngoài sự thể hiện tình yêu thương của họ dành cho các đấng sinh thành cho dù cha mẹ không còn nữa, rằng thông quua việc làm đó để giáo dục con em họ về việc tiến hành nghi lễ đó một khi chính bản thân họ cũng phải rời bỏ cõi đời này.
Tuy nhiên, đám tiện dân và những người chỉ nhìn và đánh giá sự việc bằng mắt thường một cách thiếu suy xét thì cho rằng những việc đó – cũng như nhiều nghi lễ khác – là thứ mê tín dị đoan. Nói tóm lại, thứ tôn giáo này không có chùa chiền hay địa điểm cụ thể để lễ bái Ngọc Hoàng thượng đế, không có linh mục hay thầy giảng để giao giảng những giáo lý như đã nói trên và cũng không có ai giám sát việc cử hành hay tuân thủ nguyên tắc, mà để cho mỗi cá nhân tự điều chỉnh thái độ và hành vi của mình. Dù vậy vẫn không có tai tiếng gì, ngược lại tôn giáo này vẫn thu hút được người của nhiều tầng lớp đi theo, như các vua, chúa, hoàng gia, đại thần, quan lại và những người có học trong vương quốc.
Trước đây chỉ có nhà vua mới được phép cử hành lễ tế Trời (Tế Giao). Tuy nhiên, từ khi chúa tiếm hết quyền hành từ tay nhà vua, ông ta cũng giành luôn cái đặc quyền này của hoàng gia, tự tổ chức tế lễ ngay trong phủ chúa nếu như vương quốc gặp phải cảnh khó khăn như thiếu mưa, mất mùa và đói kém, bệnh dịch… Kẻ nào tự ý làm việc này đều bị vướng vào tội chết.
Thứ tôn giáo thứ hai mà nhiều người Đàng Ngoài tin theo được gọi là Boot (Bụt – Phật), thờ tự nhiều ngẫu tượng hay ảnh tượng. Tín đồ của thứ tôn giáo này chủ yếu là những người nghèo, ít học, đám tiện dân và đặc biệt là đám phụ nữ và hoạn quan – những tín đồ thành tâm nhất. Giáo lý của họ là sự thờ phụng một cách thành kính và tin vào kiếp luân hồi. Họ cầu khẩn quỷ thần để quỷ thần không làm hại họ. Họ tin vào một vị thần cụ thể, vốn là hợp thân
112
của ba vị thần. Họ sống một cuộc sống khổ hạnh trong nhà tăng ở chùa, với niềm tin rằng những việc họ làm thật sự có giá trị còn những kẻ xấu xa thì chịu đựng sự tra tấn, khổ hình… và hàng loạt những tình tiết mê tín khác khỏi cần phải nhắc lại. Tuy nhiên, cũng như thứ đạo Khổng Tử, đạo Bụt của người Đàng Ngoài không có cha cố để tiến hành nghi lễ, mà chỉ có Sayes hay là nhà sư. Họ cũng có những bà vãi đôi khi sống gần hoặc ở trong chùa – những người thường được mời đến tham dự các đám tang với các loại nhạc cụ như trống, kèn… Nhà chùa sống nhờ vào sự bố thí và lòng từ thiện của dân chúng. Nói tóm lại, thứ tôn giáo này đã tỏa rộng tính hình thức và sự hoang đường đến sống sượng của nó ra rất xa cùng với những biệt phái và những nhóm mạo danh của nó cũng được lan truyền tới nhiều vương quốc ở vùng phương Đông như Đàng Ngoài, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Cao Miên, Xiêm…
Ở Đàng Ngoài còn có một giáo phái khác nữa, ví dụ như phái Lanzo (Lão Gia?Lão Tử?) nhưng có rất ít người theo cho dù những thầy pháp hay bà đồng goi hồn – gồm các Thay-Boo (thày bói), Thay-Boo-Twe (thày phù thủy), Thay-de-lie (thày địa lý) – là những người mới gia nhập đạo và tín đồ của giáo phái này, rất được các ông hoàng bà chúa và được đám dân nghèo ngưỡng vọng, cả hai lực lượng này đều tham khảo ý kiến họ trong những tình huống quan trọng. Đám người mù quáng này nghe theo những lời sằng bậy của lũ “thày” này cứ nghe những lời sấm truyền, và coi bọn “thày” lừa đảo này là sứ giả truyền tin của thánh thần – những kẻ tiên đoán trước được những
sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai…” [13, tr219-224].
Tôn giáo tín ngưỡng là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân đặc biệt là trong đời sống cư dân Đàng Ngoài. Đó là niềm tin là chỗ dựa tinh thần vững chắc của đời sống tinh thần người dân trong xã hội có nhiều bất công, khổ cực. Có thể thấy, các nhà du hành – dưới sự quan sát, tìm
113
hiểu kỹ lưỡng, họ đã có nhiều phản ánh rất xác thực, tuy ngôn từ còn chưa chuẩn xác về tôn giáo Đàng Ngoài thời kỳ này.
Tiểu kết chương II
Những nhà du hành cùng với những cuốn du ký của mình đã cho chúng ta một nguồn tư liệu vô cùng quý giá về một giai đoạn lịch sử của đất nước. Với cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về nhiều vấn đề, các nhà du hành đã cho ta thấy được hình ảnh của Đàng Ngoài thế kỷ XVII. Những điều ghi chép được từ những nghi lễ trong cung đình của tầng lớp vua, chúa, quan lại, những nét khác biệt trong thể chế chính quyền đến những phong tục tập quán sinh hoạt thể hiện văn hóa nơi đây đều được ghi lại trong những tác phẩm, những cuốn hồi ký của những nhà du hành.
Có thể, đến với Đàng Ngoài, mục đích kinh tế chủ yếu, song với tính cách ưa mạo hiểm, luôn muốn tìm hiểu về những điều mới lạ của những thương nhân, điều tất nhiên họ sẽ không bao giờ bỏ qua những điều thú vị nơi đây – những điều khác xa với quê hương của họ. Tất cả những điều mới lạ đó đã thu hút và hấp dẫn họ. Và nhờ đó, giờ đây chúng ta đã có thêm một nguồn tư liệu lịch sử quan trọng, phục vụ cho công việc nghiên cứu lịch sử của nước nhà.
114
KẾT LUẬN
Hai thế kỷ XVI và XVII là một thời kỳ sôi động của những mối giao lưu kinh tế - văn hóa Tây – Đông, với những tuyến buôn bán đường biên và truyền giáo quốc tế từ châu Âu sang vùng Đông Nam Á và Đông Á. Ở Việt Nam và Đàng Ngoài nói riêng, thế kỷ XVII là đỉnh cao của những mối quan hệ nhiều mặt với phương Tây. Và cũng chính vì vậy, tình hình xã hội Đại Việt nói chung và Đàng Ngoài nói riêng đã có những tác động mạnh mẽ không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà văn hóa truyền thống thời kỳ này cũng có nhiều biến