Kiến trúc trong cung đình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa truyền thống việt nam ở đàng ngoài thế kỷ XVII qua nguồn tư liệu phương tây (Trang 59)

5. Bố cụ khóa luận

2.2.1.5. Kiến trúc trong cung đình

Trong bài thuyết trình của tác giả Henri Bernard, trình bày ngày 17 – 12 – 1938 tại Hội Địa Dư, ông đã tổng hợp lại một số ý kiến nhận xét của các nhà du hành đến Đàng Ngoài thế Kỷ XVII, cũng như đưa ra những nhận xét của mìn về kiến trúc cung đình của Đàng Ngoài. Ông viết:

“Về cung điện của các chúa Trịnh, nhìn chung là chúng ta ít được biết, đường vạch ra cho bức tường bao của nó sau này được thay thế bằng tòa thành cũng có thể chỉ mang tính giả tưởng. những bức thư của những nhà giáo sĩ đầu tiên đã xác nhận những cảm tưởng của Baron. Kẻ Chợ (Checio), theo họ nói là một “khu chợ” (P. Fonter). Và cha cố D’Amral, trong một bức thư gửi đi từ Kẻ Chợ năm 1638, không hề nói đến tên thành phố: “nó giống như

55

một doanh trại của một nhà vua trong thời chiến tranh. Khi có giặc, người ta thiêu hủy nó đi và khi hòa bình lập lại, người ta lại tái thiết nó. “Chúng ta đừng có nghĩ đến những công trình xây dựng vĩnh cửu bằng đá. Nhiều nhất người ta cũng chỉ xây dựng những dinh thự quan trọng nhất bằng ghạch, nhưng phổ biến nhất vẫn bằng gỗ. Đối với những công trình quan trọng nhất, những bản thống kê ghi vẽ của Charles Batter về ngôi đình Đình Bảng, được ông P. Gourou trích lại một phần, có thể đem lại cho chúng ta một ý niệm gần gũi nhất, nhưng đó đã là một công trình xây dựng đồ sộ có lợp một mái ngói khổng lồ. Chắc chắn đa số ngôi nhà đó thuộc về loại người “trung bình khá giả”; vì đã là một điều xa xỉ khi lợp mái ngói và nhất là xây nhà ghạch. Chính là trong một “cung điện” vào loại này mà Cha De Rhodes đã được ông chủ “Mậu Tài” đón tiếp vào ngày 2 – 7 – 1627, và Cha cũng đón tiếp những người đầu tiên đến thăm, trong số đó có một nhà sư ở gần “một cây cầu hoàng gia trong thành phố” cách khoảng chừng 2 dặm.

Cha Baldinotli viết ngày 12 – 11 – 1626:

“Kinh thành không có tường thành cũng không có pháo đài, nhà cửa, trừ hoàng cung được lợp ngói và xây bằng những tảng đá lớn, thì đều được làm bằng những cây sậy trong xứ, to như những cây lấy gỗ, mà người ta gọi là

tre”.[13, tr76-77].

Trong cuốn du ký “Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688”, Wiliam Dampier có viết: “Các vị quốc vương Đàng Ngoài, những người đã kế tiếp nhau chọn thành phố này làm chốn đế đô, có ở đây 2 hay 3 lâu đài. Có 2 lâu đài rất tầm thường được xây dựng bằng gỗ. Tuy nhiên, họ có nhiều súng thần công đặt trong các nhà xung quanh, các tàu voi và ngựa của nhà vua và ở các thao trường hình vuông nơi binh lính xếp hàng rất trật tự trước sự hiện diện của nhà vua. Người ta gọi lâu đài thứ 3 là cung điện của nhà vua. Nó được xây dựng nguy nga hơn hai lâu đài kia nhiều, tuy cũng chỉ làm bằng gỗ và để trống trải giống như người ta kể về cái phòng khách bên xứ Thổ Nhĩ

56

Kỳ. Các bức tường thành vây xung quanh trông rất đặt biệt, chu vi đo được – như người ta nói – là 3 lý (14km). Tường thành cao khoảng 15 hay 16 bộ (4,5-4,8m), hai mặt xây ốp gạch, có nhiều cổng nhỏ để ra vào nhưng cổng chính quay về phía thành phố. Người ta nói rằng nó chỉ được mở ra khi nào Boua tức hoàng đế muốn ra vào. Hai bên sườn cổng chính có hai cổng nhỏ hơn, mỗi bên có một cái, được mở ra cho tất cả những ai có công việc ra vào nhưng người nước ngoài không được tự do như vậy. Tuy nhiên họ được phép trèo lên tường thành bằng những bậc thang ở chân cổng và đi dạo khắp xung quanh, có một vài chỗ của bức tường thành này đã xụp đổ. Trong khu vực tường thành có những hồ rộng thả cá, nơi hoàng đế thường dong thuyền câu

giải trí…”[6, tr66-67].

Theo một nhận định chủ quan của mình, thông qua những gì mà những nhà du hành ghi chép được, có thể thấy, dưới sự quan sát của những nhà du hành - những người đã quen với những lâu đài nguy nga tráng lệ của phương Tây thì những công trình kiến trúc nước ta thời kỳ này có phần nhỏ bé so với họ, song nó phản ánh cách sống, cách sinh hoạt, văn hóa của tầng lớp vua - chúa Đàng Ngoài.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa truyền thống việt nam ở đàng ngoài thế kỷ XVII qua nguồn tư liệu phương tây (Trang 59)