5. Bố cụ khóa luận
2.2.1. Văn hóa cung đình
2.2.1.1. Lễ lên ngôi của nhà vua
Trong “Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài”, Tavernier viết: “Năm 1645, con trưởng của nhà vua được phong làm thái tử để nối ngôi, ngày sinh nhật của thái tử, nhà vua đã tổ chức tất cả các loại trò chơi trong triều. Vì nhà vua rất yêu quý thái tử nên đã cho một số tiền lớn hơn tất cả các khoản chi tiêu, gồm một nghìn đĩnh vàng và năm nghìn thỏi bạc. Trong ngày hôm đó, nhà vua và thái tử ban ân điển rộng rãi, nhất là cho những người góa bụa nghèo túng và tù nhân.
Khi vua băng hà, do có nhiều con trai, người ta đưa người con nào khi ông còn sống đã được chọn và được tấn phong để nối ngôi lên làm vua. Ngày thứ ba sau khi vua mất, chúa cùng với các quan, các tướng lĩnh, các đại thần trong triều và tất cả các quan trấn thủ tới phòng của thái tử. Đưa cho thái tử một cái áo bào, sau đó mời thái tử lên mình voi, để rước về một cái sân rộng
36
và mát ở trong cung. Trong sân căng những gấm vàng, gấm bạc, giống như một cái trại. Vị tân quân ngồi trên một cái ngai rất lộng lẫy đặt gần đó, tất cả các quan cúi rạp xuống đất, quỳ lạy một lúc rồi mới đứng dậy, chắp hai tay giơ lên, mặt ngẩng lên trời, thề với vị tân quân là họ sẽ trung thành với nhà vua cho đến khi chết.
Lễ đó làm xong, vua ban cho mỗi quan 4 đĩnh vàng và 6 thỏi bạc để tỏ ra mình rộng rãi trong lễ đăng quang đó. Muốn tỏ ra biệt đãi chúa hơn các vị khác; đức vua ban cho chúa 20 đĩnh vàng và 20 thỏi bạc, còn quan tể tướng được ban 10 đĩnh vàng và 20 thỏi bạc. Vua ban thưởng xong thì những khẩu đại bác xung quanh hoàng cung bắn ba loạt, Sau đó các súng tay bố trí trên cánh cổng đống gần đó, số lượng độ 3 vạn người, cả kỵ binh lẫn bộ binh, cũng bắn ba loạt. Bắn xong, nhà vua ngồi trên một cái kiệu lộng lẫy, chúa và tể tướng cưỡi ngựa đi trước. Mười sáu vị quan đại thần trong triều đình khênh kiệu vua, 8 vị là quan võ, 8 vị là văn quan, đi đến nơi vua cha chết, rồi mọi người lui ra ngoài trong hai tiếng đồng hồ, trừ những hoạn quan. Lúc đó, các công chúa, mệnh phụ và phu nhân của các đại thần tới chúc mừng vua mới.
Sau các nghi lễ trên, các vương hầu trở lại dự tiệc trọng thể với những món ăn được chế biến theo kiểu xứ này. Thịt không ngon và pha chế không được khéo như chúng ta. Đúng như tôi đã nói, họ có yến sào đem nấu với thịt, cho gia vị vào để có những mùi thơm khác nhau. Trong tất cả những loại thịt họ ăn, họ thích nhất là thịt ngựa non, thịt chó. Thịt chó không hợp khẩu vị của ta. Sau bữa tiệc, pháo hoa đốt suốt đêm. Ngày hôm sau, ba vạn người đã bắn súng ngày hôm trước ở cánh đồng gần hoàng cung, vẫn hàng ngũ chỉnh tề tại đó, tất cả các hạng binh sĩ từ thấp đến cao trước đây ở biên thùy nay cũng về nơi đó. Vua ở hoàng cung đi ra, ngồi trên kiệu có 16 vệ binh cao cấp khiêng, chúa và chủ mã quan cưỡi ngựa đi trước, theo sau vua là nhiều vị tướng lĩnh khác đi bộ và rất nhiều hề nhảy múa trước kiệu, tiếng các nhạc cụ rất du
37
dương. Trống kèn và những thứ quân nhạc khác nổi lên vang lừng, ở xa cũng nghe thấy rõ.
Nhà vua ra nơi đóng quân với nghi thức trang trọng như vậy, đến nơi vua xuống kiệu, cưỡi lên một con voi chiến. Đây là một trong những con voi không sợ súng, cũng không sợ pháo hoa; vì rằng khi vua đến và đi, toàn thể quân đội bắn ba loạt súng, và ném những giáo có lửa nếu không khéo thì vua có thể nguy hiển đến tính mạng. Vua cưỡi con voi đã được huấn luyện quen với đạn lửa và tiếng động, đi vào giữa các đám quân đội, tất cả các đám tướng lĩnh đều thề trung thành với vua, sau đó vua ban cho mỗi vị thái úy hai đĩnh vàng và bón thỏi bạc, cho mỗi thiếu úy một nửa số cho thái úy. Và lính thì mỗi người được hai tháng lương. Chỉ trong nháy mắt đã ban thưởng xong.
Nhận được tặng phẩm rồi, toàn quân bắn ba loạt súng, rồi mỗi cơ lính lui về một ngôi nhà lớn dựng trên cánh đồng đó, ăn uống suốt ngày đêm. Cùng trên cánh đồng đó, có một tòa hành cung đẹp, tuy chỉ bằng gỗ, nhưng sơn son thiếp vàng lỗng lẫy. Nhà vua nghỉ đêm tại đó, đoàn tùy tùng dự yến tiệc rồi xem tuồng chèo, dự đốt pháo bông và xem hề nhảy múa.
Ngày hôm sau, nhà vua cưỡi voi rời khỏi cung điện này, còn binh lính thì trước khi lui quân đã cho đốt hết lều trại trở về cung điện nhà vua. Khi về tới cung, với nghĩ lễ rất trọng thể như khi ra khỏi cung, vua ngồi lên ngai, ban thưởng cho những người làm cây bông pháo hoa, cho bọn diến tuồng chéo và bọn hề, và cho tất cả những ai đã góp phần vào cuộc vui trong dịp đại lễ đó. Sau đó dân chúng được phép vào chầu, hai đại biểu một cho giới thương nhân, một cho thợ thủ công đọc lời chúc tụng vua. Nội dung là những chức sắc và dân chúng kinh thành Kẻ Chợ tôn vinh vua là vị chúa tể chính thức, và
họ thề sẽ trung thành trọn đời với đức vua…” [11, tr77-tr80].
Đó là những gì chúng ta biết được về nghi lễ lên ngôi của vua qua những ghi chép của Tavernier, tuy nhiên, những ghi chép này của ông đã
38
ngay lập tức gặp phải sự phê phán của những nhà du hành đến Đàng Ngoài đương thời trong đó có S. Baron.
Ông viết: “Cuốn sách của ông Tavernier chất chứa vô số sai lầm và chương thứ XIII có thể coi là sai từ đầu đến cuối. Tôi đã bỏ công sức và thời gian tìm hiểu qua rất nhiều người có địa vị và học thức ở Đàng Ngoài nhưng không nghe ai nói đến chuyện nghi lễ trang nghiêm và long trọng trong dịp vua lên ngôi mà Tavernier cho rằng được trang hoàng hết sức lộng lẫy. Tôi e là ngay cả bản thân người Đàng Ngoài cũng chưa từng bao giờ chứng kiến một lễ đăng quang nào trong số các đức vua của họ.
Người dân bản sứ cho tôi biết rằng họ không có thói quen tô vẽ bề ngoài sang trọng cũng như sự phô trương thái quá. Khi vua hoặc chúa qua đời, dân chúng trong toàn vương quốc không được trưng ra những gì thể hiện sự mừng vui hay xa hoa, tỉ như đeo vàng bạc hay trưng diện quần áo xa xỉ. Mặt khác, những người dùng nó sẽ phải chịu rất nhiều điều tai tiếng. Quan lại cũng vậy, trong lúc quốc tang không được mặc trang phục xa xỉ, không được cưỡi ngựa không được cưỡi voi, đi kiệu, nằm võng cáng… Trang phục càng thô ráp, bần tiện càng được đánh giá là đúng mực, đặc biệt là đối với những người có phẩm chất cao và những người có cùng huyết thống. Cùng với đó là nhiều quy định khác nữa.
Lễ nghi duy nhất mà quan lại thực hiện trong dịp này là quỳ lạy trước vị tân vương – người sẽ mời quan lại vài món ăn nhưng không xa hoa như những dịp lễ mừng công khác bởi lúc này ông đang phải để tang người cha quá cố. Ai đó sẽ hỏi không biết người ta có tổ chức đăng quang cho vua một cách trọng thể hay không? Chắc chắn họ sẽ tổ chức đến một mức độ nào đó, tương tự như tổ chức cho chúa khi ông lên nắm quyền. Dù là tiếm quyền vua Lê, chúa vẫn chi phối mọi việc và nhìn chung ông vẫn được kính trọng và sùng bái nhất.
39
Khi tôi từ Xiêm về đến Đàng Ngoài vào năm 1682, chúa vừa mới qua đời. Vị thế tử lên ngôi một cách lặng lẽ, không khua chiêng đánh trống gì cả, lẵng lẽ đến nỗi phía ngoài phủ chúa chẳng ai hay biết là bên trong có sự thay đổi về quyền lực. Vị chúa mới không chấp nhận quan lại đến chúc tụng, cũng không cho phép người lạ vào chầu dù là để chia buồn với việc cha ông qua đời hay chúc tụng ông lên ngôi. Chỉ có lễ vật gửi đến là được nhận. Vậy là chẳng cần lễ nghi long trọng gì, vị chúa mới đã lên kế vị. chẳng nghi ngờ gì nữa, chúa sẽ chẳng bao giờ hạ cố để cho vua vượt quá bản thân mình trong việc tổ chức lễ lên ngôi, không chỉ vì ông sẽ phải chi phí tốn kém cho việc đó, mà còn xuất phát từ nỗi lo sợ rằng việc đó sẽ vô tình làm tăng thêm uy danh của nhà vua đối với dân chúng.
Không hiểu ông Tavernier lấy ở đâu ra để kể về những điều hoàn toàn xa lạ với phong tục của xứ này…Ông Tavernier thật hoang đường khi nói rằng trong dịp lễ linh đình này tất cả súng thần công trên tường thành của hoàng cung đều khai hỏa, trong khi chẳng có, cũng chưa từng có trước đây, mấy khẩu thần công ra hồn; rằng toàn bộ quân sĩ ở tiền tuyến được triệu về, vậy thì có khác gì mở cửa ra để mời quân Đàng Trong tràn vào chiếm lấy hai tỉnh phía nam…rằng quân đội thề nguyền trung thành với đức vua và triều đình, sẽ chiến đấu hết mình để tiêu diệt quân xâm lược Trung Quốc, trong khi
Đàng Ngoài vẫn phải triều cống thiên triều phương Bắc.” [13, tr199-201].
Ông cũng cho rằng không có việc, trong ngày lễ lên ngôi của mình vua tiêu tốn một lượng vàng nhiều đến thế “khoảng 150 triệu crown bạc” số tiền “có vét cả vương quốc Đàng Ngoài cũng không thể đạt được”. Ông cũng phủ định việc vua ban thưởng cho quan lại, cho những người chưa từng gặp, ban thưởng cho chúa – người luôn cấp tiền cho vua…
S.Baron cũng nghĩ: “Người kế vị vua, chính bản thân nhà vua cũng không biết được người con nào sẽ kế vị mình nếu như nhà vua có nhiều con
40
trai. Thậm chí nếu nhà vua có một con trai, chưa chắc người con đó sẽ được kế vị bởi chúa là người quyết định chọn người nào ông ưa, miễn là thuộc dòng dõi hoàng tộc. Tuy nhiên, chúa hiếm khi gạt bỏ thái tử khỏi ngai vàng,
trừ khi vì lý do trọng đại hoặc do những động cơ cấp bách về chính trị.” [13,
tr202].
Với ý nghĩa chính thức mở đầu một triều đại, mở đầu một giai đoạn mới, lễ đăng quang (vua lên ngôi) được coi là một đại lễ quan trọng hàng đầu. Nghi lễ này không chỉ liên quan tới đời sống cung đình mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ cuộc sống người dân trong vương quốc. Tuy nhiên, như tôi đã nói, với cục diện chính trị hai chính quyền song song tồn tại, sự tiếm quyền của chúa Trịnh, sự thất thế của vua Lê. Khi mà, chúa Trịnh ngày càng hạn chế quyền lực cũng như sự ảnh hưởng của vua Lê lên đời sống xã hội Đàng Ngoài thì lễ đăng quang của vua Lê phải chăng sẽ được diễn ra long trọng, xa hoa như những gì Tavernier phản ánh? Điều này rất khó xảy ra.
Có thể nói, mỗi nhà du hành có cái nhìn khác nhau, cách phản ánh khác nhau về nghi lễ lên ngôi của nhà vua Đàng Ngoài. Bên cạnh những thông tin còn được cho là chưa chính xác, song những gì mà những nhà du hành ghi chép được về lễ đăng quang đã cho ta cái nhìn phong phú hơn về bức tranh lịch sử Đàng Ngoài thời kỳ này.
2.2.1.2. Lễ tang của nhà vua
Khi viết về những lễ nghi trong triều đình, các nhà du hành không thể bỏ qua những nghi lễ trọng thể, nghi lễ lớn của Đàng Ngoài. Nó thể hiện văn hóa, phong tục của đất nước và một trong những nghi lễ đó là những nghi lễ trong việc tổ chức tang lễ của nhà vua.
Trong “Tập du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài” Tavernier đã môt tả rất chi tiết về những lễ nghi này như sau:
41
“Khi một nhà vua Đàng Ngoài mất, lập tức người ta tiến hành ướp xác và đặt thi thể lên trên một cái sập trong 65 ngày. Trong thời gian đó, dân chúng có đi đến phúng viếng. Cũng trong suốt thời gian đó, người ta phục vụ nhà vua như khi ông còn đang sống. Khi hạ đồ lễ trước thi hài xuống, một nửa đem biếu sư, một nửa bố thí cho người nghèo. Khi vua băng hà, chúa sẽ báo tin buồn này cho các quan trấn thủ và ra lệnh phải để tang trong bao nhiêu ngày.
Tất cả các pháp quan thường để tang ba năm, hoàng gia thì chín tháng, giới quý tộc sáu tháng. Trong ba năm đó, đình chỉ mọi trò vui chơi, từ khi làm lễ đăng quang cho nhà vua mới. Thịt cúng vua được đặt trên những mâm xôi đen. Vua mới cắt tóc, đầu đội mũ rơm. Các hoàng tử và 40 vị cố vấn của triều đình đều đội mũ như thế cho đến lúc đưa thi hài vua xuống thuyền để đi đến nơi an táng. Ba quả chuông đặt trên tháp chuông trong cung được đánh lên liên tục từ khi vua tạ thế cho đến khi đưa thi hài vua xuống thuyền. Ngày thứ ba sau khi vua qua đời, tất cả các quan triều đình để tỏ lòng thương tiếc người quá cố, và mười hôm sau dân chúng mới được phép đến phúng viếng thi hài đặt trên sập, cho tới khi mạng đi an táng.
Trong 65 ngày, xác vua được giữ như thế, chúa phải sửa sang tang lễ vì tang lễ càng trang trọng bao nhiêu thì chúa càng được đánh giá cao bấy nhiêu. Từ hoàng cung đến nơi thuyền đậu để chở thi hài, dài độ hai ngày đường. Suốt chặng đường được trải một tấm vải thô nhuộm tía, tức là màu biểu tượng của nhà vua. Nhưng vì vua mới và toàn thể triều đình đi bộ trên đường đó hai lượt nên phải mất 16 ngày. Cứ chừng độ ¼ lieue (1 lieue = 4.8 km) trên đường đó và cũng như trên tất cả con đường mà vua qua có những đình quán để uống nước và hút thuốc. Khi tang lễ xong, nhà vua trở về rồi thì tấm vải trải đường đó được cuốn và đem biếu nhà sư.
42
Đi đầu là hai cận vệ canh cửa cung vua, họ vừa đi vừa kêu lên tên nhà vua vừa tạ thế, mỗi người mang một vật giống như cái chùy, có quả tròn đựng pháo bông. Mười hai người đi sau là mười hai người trong số võ quan cao cấp của các thuyền chèo kéo lính xa, trên đó có viết tên nhà vua tạ thế. Rồi đến viên đại giám mã quan cưỡi ngựa, có hai người đi theo sau. Tiếp đó, 12 con ngựa được dắt tay cứ hai con một, trong đó có 6 con có dây cương thiếp vàng, bộ yên bằng gấm thêu, sáu con khác cũng có dây cương thiếp vàng, bộ yên bằng vải thêu trùm lưng,có viền vàng hay bạc chung quanh, mỗi con có hai người dắt. Sau đó là 12 con voi, trong đó 4 con có người cầm cờ, 4 con trên lưng có đặt một cái bành, 4 con cuối cùng mõi con mang một cái cũi…đó là những thớt voi mà nhà vua vẫn cưỡi khi ra trận. Tiếp đến là tám con ngựa, mỗi con do một đội trưởng cận vệ dắt, chúng kéo chiếc linh xa trên đó đặt thi hài nhà vua. Vị vua mới và các hoàng thân, nếu có hai hay ba hoàng tử trong hoàng tộc đi theo xe tang mặc áo thụng bằng hình trắng. Sau đó là bốn công chúa mang đồ ăn uống cho người quá cố. Cuối cùng là hai cái xe, mỗi cái do tám người kéo, chở những nén vàng và thoi bạc, các tấm gấm kim tuyến và
tấm lụa và quần áo cùng chèn theo nhà vua quá cố.”[11, tr85-tr87].
Không chỉ có Tavernier, Samuel Baron cũng có những ghi chép hết sức cụ thể, tỉ mỉ về cách thức tổ chức tang lễ của vua, chúa Đàng Ngoài, không những vậy, ông còn tỏ ra phê phán những nhận xét của Tavernier khi cùng