Văn hóa dân gian

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa truyền thống việt nam ở đàng ngoài thế kỷ XVII qua nguồn tư liệu phương tây (Trang 87)

5. Bố cụ khóa luận

2.2.3.Văn hóa dân gian

2.2.3.1. Kiến trúc dân gian

Trong các cuốn du ký mà tôi tìm được không có nhiều những ghi chép tìm hiểu cụ thể về kiến trúc của Đàng Ngoài, mà chủ yếu đó là những ghi chép rải rác về những ngôi nhà ở của người dân. Đó là hình ảnh những ngôi nhà mà theo phản ánh của một số nhà du hành thì nó còn rất “tầm thường”. Trước tiên là những ghi chép của William Dampier.

83

“Nhà cửa của người Đàng Ngoài rất tầm thường. Nhà thì nhỏ và thấp, tường chỉ làm bằng bùn chát hoặc một tấm liếp gỗ, bên ngoài trát bùn, mái lợp bằng rơm rất tồi tàn, nhất là ở nông thôn. Nhà thấp quá nên không có gác, tuy vậy họ cũng ngăn ra thành nhiều gian sát mặt đất với những tâm phên đan bằng tre hay cọc được dùng vào nhiều việc khác nhau. Mỗi gian có một cửa sổ để lấy ánh sáng. Những cửa sổ này chẳng là gì hơn những lỗ đục vuông xấu xí, ban đêm thì họ che bịt lại bằng một mảnh ván. Đồ đạc trong gian buồng ấy khá sơ sài: gian buồng có 1 đến 2 chiếc giường ọp ẹp, hoặc nhiều hơn tùy theo số nhân khẩu của gia đình. Những buồng phía đầu ngoài có những chếc ghế đẩu, ghế dài hay ghế tựa. Ngoài ra còn một chiếc bàn và một bàn thờ nhỏ đặt bên cạnh, trên đó có 2 bát hương. Không một nhà nào lại không có bàn thờ. Người ta nhận thấy ở trong một trong hai bát hương ấy có một bó que nhỏ và bao giờ cũng nhận thấy rằng một đầu đã bị đốt cháy. Gian buồng bên ngoài là nơi họ thường dùng làm chỗ ăn uống. Nhưng trong những ngày đẹp trời họ sẽ ngồi ngoài hiên hoặc ngoài sân để không phải chịu đựng

hơi nóng và khói bếp.” [6, tr62-63].

Và S.Baron cũng có những nhận xét khá ít ỏi về kiến trúc Đàng Ngoài. Ông cho rằng: “kiến trúc ở đây rất giản tiện, một số làm bằng gỗ, còn lại được dựng bằng tre nứa và trát đất trông rất tuềnh toàng, lèo tèo một vài ngôi nhà

gạch vốn là thương điếm của người ngoại quốc.” [13, tr141].

Bản thuyết trình của tác giả Henri Bernard với tựa đề “Hà Nội thời người Bồ Đào Nha và Hà Lan” được in trong cuốn “Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây” có một số nhận định về kiến trúc Đàng Ngoài thời kỳ này như sau:

“Những ngôi nhà thường lợp rơm rạ và không có cửa sổ. Trong thành phố, có nhiều ao hồ cho phép dập tắt lửa nhanh chóng mỗi khi cháy bén vào

84

nhà. Đã có những đám cháy thiêu hủy hàng năm, sáu nghìn ngôi nhà, nhưng sau đó đã được làm lại chỉ trong hơn hoặc năm ngày.

Mặc dù vẻ bên ngoài trông khá quê kệch, nhưng không thể coi những nhà này như một đám những túp lều tranh vách đất. Ông P.Gourou đã có một công trình nghiên cứu đặc biệt, và đã viết rằng đó là những kiến trúc phức hợp, được dựng lên cẩn thận và thường khi là với nghệ thuật. Đó là những công trình được xây dựng chắc chắn, bền vững, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không có gì phải ghen tỵ với những nhà ở của những người nông dân ở nhiều nước Châu Âu. Những từ có tính chất miệt thị như túp lều, lều tranh có lẽ không thích hợp để chỉ chúng, mà chỉ có thể gọi đó là những ngôi nhà. Hoàn toàn không phải là những công trình kiến trúc tùy tiện, do những người nghèo xây dựng không có phương pháp, dùng những nguyên liệu có sẵn trong tay. Ngược lại, người ta nhận thấy ở đấy một phong cách, một ý tạo nên một cái gì đó bền vững và hài hòa. “Có thể lời chê bai là do chiếc mái quá thấp, gần như sát mặt đất, làm cho có ít ánh sáng được hòa vào những không gian bên trong, chắc chắn là để cho gió bão ít gây hại đối với những công trình kiến trúc chỉ dựa vào những hàng cột cắm trên mặt đất, mà không bám chắc

vào những móng xây.” [13, tr77-78].

Đó là những ghi chép, nhận xét ít ỏi mà tôi thu thập được từ những cuốn du ký của những nhà du hành. Tuy không nhiều, nhưng cũng cho chúng ta thấy được phần nào không gian sinh sống của người dân nước ta thời kỳ đó.

2.2.3.2. Con người, phong tục, tập quán

Khi tìm hiểu về một đất nước, có lẽ điều đầu tiên mà mọi người hay chú ý và quan tâm tới nhiều nhất đó là phong tục, tập quán, con người nơi đó, bởi lẽ, những điều đó tạo nên một phần trong nét văn hóa của quốc gia đó. Chính vì vậy, không thể thiếu trong những cuốn du ký của mình khi viết về Đàng Ngoài đó là những ghi chép, nhận xét đánh giá về phong tục tập quán con người nơi đây. Mà đầu tiên có thể nói đến là nhà du hành Tavernier.

85

Về phong tục, tập quán của dân chúng vương quốc Đàng Ngoài

“Bản tính của người xứ Đàng Ngoài hòa dịu, rất biết phục tùng và rất ghét sự nổi giận. Họ thích những điều khác lạ của các xứ khác hơn là của chính nước họ và họ cũng hết sức khát khao được thấy những nơi xa lạ khác ngoài quê hương. Nhưng chính họ cũng nói rằng họ không muốn rời quê hương vì phải phụng thờ tổ tiên. Tiếng họ nói nghe êm tai nhẹ nhàng một cách tự nhiên. Người Đàng Ngoài có trí nhớ tốt, tiếng nói thì văn hoa, họ hay dùng cách ví von thích hợp khi nói chuyện. Trong nhân dân có nhà thơ hay những người trau rồi khoa học, về mặt này họ chẳng thua kém gì người Trung Hoa, láng giềng của họ.

Người Đàng Ngoài, nam cũng như nữ, phần đông thân thể đẹp đẽ, nước da ngăm đen. Họ rất thích và khen ngợi nước da trắng của người Âu. Khuôn mặt họ không dẹt quá như người Trung Hoa. Nói chung họ đẹp đẽ hơn, tóc họ rất đen, cứ để cho tóc mọc dài tự nhiên và chú ý chải tóc rất cẩn thận. Dân thường thì tết tóc lại, búi tóc thành một búi to trên đỉnh đầu, còn những người quý phái, những quan tòa và binh lính lại quấn những bím tóc tết đó ở quanh cổ cho chúng khỏi đập vào mặt. Họ không tin rằng con người ta có hàm răng đẹp cho đến khi răng được nhuộm đen như hạt huyền. Họ để móng tay dài, càng dài càng đẹp.

Trang phục của họ trang trọng và đơn giản. Đó là một cái áo dài đến gót chân, gần giống như áo dài của Nhật Bản, đàn ông, đàn bà ăn mặc giống nhau không phân biệt.

Cái áo dài họ mặc được thắt ở khoảng giữa thân mình bằng một cái thắt lưng lụa hay có đeo đồ vàng, bạc đánh rất đẹp. Binh lính thì áo dài đến đầu gối và quàn thì chỉ đến ngang bắp chân. Họ không đi bít tất và cũng chẳng có giày.

86

Thường dân phải đi làm lao dịch một thời gian trong năm, vì chỉ trừ những nhà trưởng giả ở kinh thành là nơi mà nhà vua thường thiết triều, còn những người làm bất cứ việc gì như thợ mộc, thợ làm nhà, thợ khóa, thợ nề và những thợ khác thì bắt buộc mỗi năm ba tháng phải làm cho quan lại, vua chúa, thời gian còn lại trong năm thuộc về họ. Họ đi làm để lấy công và để nuôi gia đình. Họ gọi việc lao dịch đó là Viecquan (việc quan). Tức là thân phận người nô tỳ. Nhưng họ phải làm những việc bị trói buộc còn thảm hại hơn cả đi lao dịch, tức là đi chặt cành cây cho voi ăn.

Tôi đã nói ở trên người Đàng Ngoài rất thích sống ở trên sông, nhưng sông ngòi ở xứ này không có cá xấu và những con vật nguy hiểm khác, như đã có nhiều ở sông Nil và sông Hằng. Về điểm này, chú ý rằng những con sông đó năm nào sau mùa mưa cũng tràn nước độ 15 ngày hay ba tuần lễ, nhưng nước tràn rất dữ, nhiều khi cuốn cả làng mạc đi. Lúc đó một phần vương quốc trông như mặt biển, tựa như cảnh ở vùng hạ Ai Cập khi nước

sông Nil dâng lụt mà người ta thường vẽ.” [11, tr42-44].

Vấn đề hôn nhân của người Đàng Ngoài và sự nghiêm khắc của họ đối với tội ngoại tình

“Người Đàng Ngoài không thể lấy vợ lấy chồng được nếu cha mẹ không đồng ý, và nếu cha mẹ chết thì phải có những người thân cận nhất trong gia tộc thừa nhận mới được phép kết hôn. Họ cũng cần phải chấp thuận của quan cai trị hay quan tư pháp của địa phương mới được phép cưới. Và nếu được quan đồng ý thì phải có quà biếu ông ta. Vì những người đó thường đòi dân nghèo quá mức họ có thể nên nhiều đám cưới không thực hiện được, gây thiệt hại lớn cho phúc lợi công cộng.

Nhà vua đang trị vì năm 1639, khi được biết có sự tham nhũng lộng hành đó bèn ra một sắc lệnh để quy định việc đó và hạn chế quyền của các quan cai trị. Vua quy định rằng người con trai nào muốn lấy vợ thì phải trả

87

một món tiền tương xứng với tài sản của người ấy, tức là vào khoảng 2,25%; còn người nào không có hơn một trăm ecsu thì không phải trả gì cả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đàn ông cũng như đàn bà rất chăm chỉ lao động cho nên con gái làm được bao nhiêu thì giữ lấy làm của riêng để khi đi lấy chồng có thể may hai ba áo dài đẹp, sắm một chuỗi hạt san hô hay hổ phách vàng và nhiều hạt cài vào tóc. Họ để những hạt đó phủ xuống lưng, càng dài bao nhiêu thì họ cho là càng đẹp bấy nhiêu. Chẳng có đám cưới nào lại không ăn uống đến ba ngày, nhiều khi ăn uống đến chín ngày. Từ sau ngày cưới, chồng gọi vợ là em, vợ gọi chồng là anh. Luật lệ của vương quốc cho phép người đàn ông có thể bỏ vợ lúc nào cũng được, nhiều khi với những lý do rất nhỏ nhặt, nhưng người đàn bà lại không có đặc quyền đó, hay ít ra họ cũng phải gặp nhiều vấn đề khó khăn khi muốn chia tay. Luật lệ đó của người Đàng Ngoài được làm ra để buộc người đàn bà phải giữ phận sự của người vợ và bắt buộc họ bao giờ cũng phải hết sức tôn kính chồng họ. Khi người chồng muốn ly dị họ đã làm theo cách sau đây:

Nếu chồng muốn bỏ vợ thì người ấy lấy một chiếc đũa của mình và một chiếc trong đôi đũa của vợ, bẻ đôi hai chiếc đó ra, mỗi người cầm lấy một nửa đôi đũa gãy đó, bỏ vào trong cái túi bằng lụa để giữ lại về sau. Người chồng bắt buộc phải trả lại những của cải mà người vợ đã mang về và phải có trách nhiệm giữ lại những con cái chung để nuôi nấng. Nhưng như tôi đã nói, những cuộc ly dị đó ngày càng hiếm xảy ra hơn trước.

Vả lại luật lệ của vương quốc rất nghiêm ngặt đối với tội ngoại tình. Nếu có thể chứng tỏ được rằng một người đàn bà phạm tội đó và được người đó thừa nhận thì người ta đem ném người đàn bà đó đó cho voi giày. Con voi được huấn luyện làm nhiệm vụ tàn ác đó bắt đầu lấy vòi tung người đó lên rồi khi người đó rơi xuống đất, nó lấy chân giày nát cho đến khi người ấy chết.”

88

Thăm hỏi, yến tiệc và vui chơi, giải trí của người dân Đàng Ngoài

“Điều đáng chú ý là, ở Đàng Ngoài người ta lúc nào cũng nhai trầu giống như nhiều dân tộc châu Á khác. Có người nhai đến hơn một trăm miếng trầu một ngày, vì rằng dù họ ở trong nhà, hay ngoài phố, hay ở đồng ruộng, lúc nào họ cũng có một miếng trầu ở trong miệng. Khi họ tới thăm một người bạn, lúc ra về mà không đưa ra một hộp trầu để họ mặc sức chọn ăn thì họ xem đó là một sự khinh bỉ ghê ghớm lắm. Hộp trầu đó càng đẹp bao nhiêu thì người nhận miếng trầu càng cảm thấy vinh dự bấy nhiêu.

Người Đàng Ngoài cho rằng để đầu trọc là một hành động xúc phạm đến danh dự, chỉ có những kẻ phạm tội hình sự thì khi bị bắt mới bị cạo trọc đầu. Cho nên, kẻ phạm hình thật sự khó mà thoát khỏi tay những nhà luật pháp, vì kẻ đó đi đâu chăng nữa, khi người ta thấy không có tóc thì người ta bắt lại ngay và dẫn đến cho quan địa phương.

Người Đàng Ngoài không cầu kỳ trong bữa cơm. Giới thường dân chỉ ăn cơm thường với cá khô hay trứng muối, vì họ chỉ ăn thịt trong những bữa cỗ, tiệc mà thôi. Đối với những vị đại vương, người ta bao giờ cũng dọn thịt và cá, nhưng đầu bếp của họ không biết nấu canh tôm cá. Vả lại ở trong phòng và trong bếp họ sạch sẽ hơn chúng ta nhiều, mặc dù họ không dùng khăn trải bàn hay khăn ăn. Tất cả những món ăn được dọn ra cho họ được để vào những đĩa nhỏ không quá to như đĩa chúng ta. Những đĩa nhỏ này làm bằng gỗ sơn thếp và có vẽ đủ các loại hoa như hộp của Nhật Bản bán sang nước ta. Tất cả những đĩa nhỏ đó được bày trong một cái mâm to cũng sơn thếp như những đĩa nhỏ để mang đi. Trong mâm thường có chín đĩa và tất cả những thứ gì bày trong đĩa đều được cắt nhỏ như những quả hạt dẻ. Khi ăn họ không dùng dao dĩa, mà chỉ dùng đũa. Họ sử dụng đũa rất khéo cũng như ta dùng dĩa vậy. Không bao giờ họ mó tay vào thức ăn.

89

Khi có nhiều người cùng ăn, dù trong bữa ăn thường hay trong bữa cỗ tiệc, họ rất im lặng. Khi nào họ muốn nói gì thì họ thường nhường người cao tuổi nói trước, như vậy tỏ rất kính trọng người già, chứ không bao giờ người trẻ nhất trong đám lại nói trước. Họ chỉ rửa tay, rửa miệng, rửa mặt trước khi ăn, còn sau khi ăn thì không rửa. Khi họ muốn biết người nào đó có ăn được hay không thì họ hỏi người ấy có ăn hết phần cơm của mình hay không. Họ cũng có tục lạ là không hỏi nhau có mạnh khỏe hay không mà chỉ hỏi nhau ăn được bao nhiêu bát cơm và ăn có ngon miệng hay không… Trong những trò giải trí ở Đàng Ngoài, không có trò nào mà họ thích thú bằng chèo tuồng. Chèo tuồng thường diễn ra vào ban đêm, những vở nào diễn ngày đầu có trăng là những vở hay nhất. Chèo tuồng diễn ra từ chập tối đến lúc mặt trời mọc, trong khi diễn có nhiều trang trí và có mấy cảnh làm người xem vui mắt…

Những trò giải trí khác cũng được người ta ưa thích, nhất là với giới quan lại và quý phái, là đi câu và đi săn. Họ thích đi câu hơn, vì tất cả sông ngòi đều đầy cá. Nhưng như tôi đã nói họ chỉ đi câu vào những ngày rỗi rãi. Họ khôn khéo hơn chúng ta nhiều, không bao giờ dùng thời gian làm việc để giải trí. Trong số chúng ta khi bắt đầu tìm hiểu về những dân tộc mà có người đã viết rằng họ có phong tục, tập quán man rợ thì đều là những người thiếu

hiểu biết.” [11, tr49-53].

Tang lễ người Đàng Ngoài

Tang lễ của người Đàng Ngoài tùy theo địa vị của người quá cố mà cử hành long trọng hay không.

“Về đám tang của người Đàng Ngoài, họ cũng dùng rất nhiều pháo bông. Đây là thứ mà họ dùng trong mọi trường hợp, về việc hiếu cũng như việc hỷ. Những cây pháo bông đó được hồi trong những cái ống dài, để nằm trên xe do người kéo, tất cả đều làm bằng giấy màu sặc sỡ. Họ đặt trên mộ rất nhiều thịt và mứt với ý niệm tin tưởng rằng người quá cố sẽ hưởng được

90

những thứ đó, vì các thầy cúng làm cho họ lầm tưởng như vậy, và khéo đến

nỗi là sáng ra chẳng còn gì ở trên mộ cả…” [11, tr87].

Đó là những gì chúng ta biết được về phong tục, tập quán, con người Đàng Ngoài qua những nhận định của Tavernier, còn trong cuốn du ký “Miêu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa truyền thống việt nam ở đàng ngoài thế kỷ XVII qua nguồn tư liệu phương tây (Trang 87)