Tổ chức chính quyền, pháp luật, quân đội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa truyền thống việt nam ở đàng ngoài thế kỷ XVII qua nguồn tư liệu phương tây (Trang 61)

5. Bố cụ khóa luận

2.2.2. Tổ chức chính quyền, pháp luật, quân đội

2.2.2.1. Quá trình hình thành Đàng Ngoài và sự phân chia quyền lực vua Lê – chúa Trịnh

Trong cuốn du ký “Miêu tả vương quốc Đàng Ngoài” của mình, Samuel Baron đã có những ghi chép nhân định về tình hình chính trị Đàng Ngoài, sự phân chia quyền lực hay đúng hơn là sự tiếm quyền của Chúa Trịnh đối với vua Lê. Trong chương XI ông đã viết: “… Sau khi chiếm được ngôi báu, họ Mạc xây dựng Batshan (Dương Kinh – quê hương họ Mạc) và một số nơi khác thành khu đồn trú kiên cố nhằm đương đầu với các thế lực chống đối, nhất là họ Hoawing (họ Nguyễn, tức Nguyễn Kim) một ông hoàng có thế

57

lực ở vùng Tingiva, người có công chống lại họ Mạc và khiến họ Mạc khiếp sợ. Nguyễn Kim gả con gái cho Hoatrin (họ Trinh – Trịnh Kiểm) – một người khỏe mạnh và dũng cảm, trước đây từng là tướng cướp nổi tiếng – đồng thời phong cho làm đại tướng thống lĩnh ba quân. Khi Nguyễn Kim chết, quyền lãnh đạo và nuôi dạy con trai duy nhất của ông được giao lại cho Trịnh Kiểm. Kế tục quyền lực từ người cha vợ quá cố, mở nhiều đợt phản công thắng lợi vào quân Mạc và cuối cùng tiêu diệt bè đảng của thế lực tiếm quyền. Trong lúc rối ren, họ Mạc chạy trốn lên trấn giữ vùng Cabury (Cao Bằng) – chốn hoang sơ của những người thiểu số - và thần phục hoàng đế Trung Quốc. Ngay sau khi tiến vào được kinh đô Cocha (Kẻ Chợ) và phá hủy các công sự của họ Mạc, họ Trịnh công bố khắp thiên hạ nếu ai thuộc dòng dõi vua Lê thì ra trình diện để ông tôn lên làm vua, nói rằng cả đời ông xả thân chiến đấu cũng chỉ vì mục đích đó. Quả như lời ông ta nói, khi người ta dẫn đến một thanh niên thuộc dòng tộc nhà Lê, họ Trịnh với tất cả sự chuẩn bị sẵn sàng từ trước – vui mừng đặt anh ta lên ngai vàng và yêu cầu thần dân sùng kính vị vua hợp thức của vương quốc. Họ Trịnh tự xưng làm Chova (chúa) thống lĩnh toàn quân. Điều này hẳn nhiên làm cho chàng trai trẻ họ Nguyễn, em rể của họ Trịnh không thể hài lòng, bởi họ Trịnh đã tước đoạt hết quyền lực của cha mình để xây dựng thế lực hùng mạnh như hiện nay mà không thèm đếm xỉa đến người con trai mồ côi họ Nguyễn. Trong khi đó, họ Trịnh sau nhiều năm đòi hỏi Nguyễn Hoàng cung cấp lương thực cho triều đình đã viết một lá thư đòi hỏi họ Nguyễn thần phục nhà Lê, nếu không sẽ bị kết tội phản loạn chống lại triều đình. Điều này dẫn đến cuộc nội chiến và sự ly tán của Đàng Ngoài. Mặc dù Nguyễn Hoàng không chống lại vua Lê, nhưng ông ta không thể chấp nhận việc họ Trịnh xưng chúa và cho rằng vị trí đó phải thuộc về mình mới phải. Nhưng vì thế lực quá yếu, trong khi xứ Thanh Hóa lại quá gần Kẻ Chợ, Nguyễn Hoàng cho rằng cách an toàn nhất là xin vào nghỉ ngơi ở trong xứ

58

Cochin – china (tức Đàng Trong) – nơi các quan và binh sĩ vui mừng chào đón ông và tôn ông làm Chova (chúa), hay tướng quân của nhà Lê – vị vua hợp thức của họ và kết tội họ Trịnh là một tên phản nghịch va phiến loạn. Vậy là cho đến nay, sau ngót 220 năm, đất nước này bị chia cắt bởi hai vị tướng lĩnh dưới trướng triều đình. Cả hai đều tôn thờ vua Lê – theo quy định của luật pháp – nhưng lại là kẻ thù không độ trời chung của nhau và đã liên tục

dấy binh để chinh phục lẫn nhau.”[13, tr179-180].

Có thể nói, tuy chỉ là những đánh giá, ghi chép, nhận định mang tính cá nhân của bản thân, song S. Baron cũng đã chúng ta cũng có thể thấy được phần nào lịch sử nước ta thời kỳ đó. Không phải là những sự kiện, ngày tháng chính xác, đôi chỗ còn thiếu thông tin, song những những ghi chép của ông như một câu chuyện kể về quá trình hình thành Đàng Trong – Đàng Ngoài với lời văn giản dị, dễ hiểu, chân thực không hề phóng đại những gì mình thấy.

Không dừng lại ở đó, ông còn có những nhận định, đánh giá cụ thể về tình hình tồn tại song song hai chính quyền vua Lê – chúa Trịnh.

Đặc biệt ông còn đưa ra được lý do, nguyên nhân tại sao lại tồn tại hai chính quyền đó. Tại sao họ Trịnh không lên ngôi trong khi nắm mọi quyền lực? Với sự hiểu biết của mình, S.Baron cũng đã đưa ra những nguyên nhân, nhận định hết sức sắc bén và thuyết phục.

“…Tại sao họ Trịnh không lên kế vị ngai vàng. Không phải chúa không ham quyền lực hay ông ta tôn trọng pháp luật gì đâu, mà bởi ông ta nghĩ nát óc về hai lý do sau để không lên làm vua. Thứ nhất, nếu lên ngôi ông ta sẽ bị coi là tiếm quyền, bị cả nước ghét và thù oán, nhất là sự chống đối của họ Nguyễn – người sẽ có danh nghĩa chính đáng để tiến đánh dòng họ chúa Trịnh. Thứ hai, chúa nhận thức được rằng triều đình Trung Hoa sẽ chống lại ông ta khi biết tin có kẻ không thuộc dòng dõi vua Lê cướp lấy ngai vàng. Như thế chẳng khác gì tự rước họa lớn vào thân và tự hủy diệt bản thân. Bởi

59

vậy con đường an toàn nhất là dựng một hoảng tử thuộc dòng dõi vua Lê lên làm vua chỉ trên danh nghĩa, còn mọi quyền lực trong triều gắn vào tay của chúa. Trong thực tế, mọi quyền hành đều do chúa nắm, từ việc quyết định chiến tranh hay hòa bình, tự ra luật và hủy luật, có quyền lên án và ân xá phạm nhân, phong chức hoặc bãi nhiễm quan tòa, tướng lĩnh quân đội, ông ra lệnh thu thuế, ra lệnh phạt…theo chủ ý của mình. Ngoại trừ có sứ thần Trung Quốc, những người ngoại quốc khác đều tấu trình lên chúa. Có thể nói, quyền hành của chúa không chỉ là quyền hành của Hoàng gia mà còn là vô tận, tuyệt đối. Bởi thế, người châu Âu gọi chúa là vương hay vua và gọi vua bằng một danh xưng nghe thì to nhưng vô vị là Hoàng Đế. Vị vua Lê chỉ buông rèm trong cung cấm và chẳng ai bén mảng đến ngoài mấy đứa mật thám mà phủ chúa phái sang. Vua cũng chẳng được phép ra ngoài cung cấm nhiều hơn một lần trong năm, thường vào dịp lễ tết. toàn bộ công việc còn lại vua chỉ việc “chuẩn y” theo những gì chúa muốn và thực hiện việc đó thông qua những lệnh chỉ cho đúng tính lễ nghi. Đối đầu với chúa, dù là việc nhỏ nhất cũng mang họa vào thân. Vậy nên, dù người dân kính trọng vua nhưng họ rất sợ chúa – người luôn được xu nịnh bởi ông ta có quyền lực tối thượng trong tay.

Phủ chúa lộng lẫy tựa như cung vua. Họ nhà chúa cũng thế tập, con trưởng kế vị cha. Tuy nhiên, tham vọng của những vương tử khác thường gây ra nội loạn nhằm tiêu diệt lẫn nhau để lên kế vị. Người Đàng Ngoài vì thế có câu: nghìn vua băng chẳng hề làm đất nước lâm nguy nhưng một ông chúa

chết mọi người đều hoang mang, lòng dân bất an, triều chính loạn đảo.”[13,

tr181-182].

Không chỉ có S.Baron có những ghi chép về tình hình chính trị của Đàng Ngoài mà nhà du hành trước ông mấy chục năm – Tavernier – người mà ông cho rằng đã có những nhận định không chính xác hoặc phóng đại quá mức về những gì có ở Đàng Ngoài, cũng có những ghi chép về chính trị Đàng

60

Ngoài thời kỳ này. Có thể bói, mỗi nhà du hành có những nhận định và cách phản ánh khác nhau, song đối với chúng ta thì đó thực sự là một nguồn tư liệu vô cùng quý giá. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bức tranh chính trị Đàng Ngoài được ông ghi chép lại trong cuốn du ký của mình hiện lên như thế nào?

“Nhà Lê làm vua được 80 năm (sự thực là 100 năm) thì bị một viên tướng họ Mạc cướp ngôi để trả thù một vụ sỉ nhục mà vua đã bắt ông ta phải chịu trong triều. Ông ta được một nhóm trong số đông những kẻ bất mãn mà bất kỳ nước nào dù có điều kiện tốt mấy cũng đầy rẫy và được những người Trung Quốc lúc nào cũng lăm le kéo vào vương quốc, giúp sức để đuổi vua đó. Sau một trận huyết chiến, ông ta làm chủ được đất nước, người ta chẳng biết số phận của vua trước ra sao. Nhưng vị vua mới này chẳng hưởng thụ được bao lâu, hai năm sau bị một vị quan họ Trịnh lấy một người con gái vị đại quan khác tuyên chiến với ý định là tiêu diệt họ Mạc.

Rủi thay, ông ấy sớm qua đời nên không thực hiện được ý muốn đó và để hai con trai tiếp tục ý nguyện của ông. Người con cả tính rụt rè, sợ phải lao vào cuộc chiến tranh quá nguy hiểm, hàng vua, vua ban chức cho và cháu gái cho. Người con thứ hai thì cũng cảm nắm được toàn bộ quân đội của cha, vua hứa cho nhiều bổng lộc nhưng người ấy không nghe, định thực hiện đến cùng ý muốn của cha đã làm. Trong trận đánh thứ hai với việc vua đích thân ra đối chiến ông ta bắt được vua cùng với anh của ông ta. Vài ngày sau, ông ta giết cả hai người trước quân đội của mình, một người vì đã cướp ngôi vua, một người vì đã bỏ quên quân đội của cha và không theo ý muốn của cha.

Mặc dù thắng trận có thể lên ngôi và lấy hiệu là vua, ông ta chỉ muốn giữ danh hiệu là tướng quân. Ông muốn củng cố uy quyền của ông và được nhân dân yêu mến. Ông ta đi báo các địa phương và cả Trung Quốc nữa, rằng ai dòng dõi nhà Lê thì người ấy có thể lên trình điện và ông sẽ đưa lên làm vua. Chỉ còn có một người thôi, người này bị họ Mạc truy lùng rất gắt gao nên

61

phải lánh ra miền biên thùy, làm một người lính, chẳng ai biết đến. Vị tướng quân rất vui mừng thấy còn một vị hoàng thân nhà Lê để lập lên làm vua.

Sau khi đã xác minh rằng người đó quả thực dòng dõi nhà Lê, vị tướng quân phái một đoàn tùy tùng đến rước như một vị vua thực sự và ra lệnh cho tất cả các địa phương mà vị hoàng thân đi qua phải đón tiếp người đó như đã làm vua chính thức rồi. Tất cả quân đội túc trực hai ngày rồi rước người đó về Kẻ Chợ, kinh đô của vương quốc. Tại đây người đó được tôn lên làm người đứng đầu vương quốc Đàng Ngoài với nghi thức rất trọng thể.

Những vị tướng họ Trịnh ít chú ý đến danh hiệu của nhà vua mà chú ý hơn đến vương quyền thực sự, nên để cho vua Lê tất cả các hình thức bên ngoài, còn họ thì chuyên giữ quyền chỉ huy quân đội và tự mình lắm hoàn toàn quyền sử dụng một phần lớn thu nhập của vương quốc. Từ đó đến nay có thể nói rằng có hai vị vua ở Đàng Ngoài, vua thực sự không làm gì, còn chúa nắm hết quyền hành, giải quyết hết mọi việc. Nhà vua ở trong hoàng cung như một nô lệ, chỉ ra ngoài ít ngày thôi. Những ngày đó người ta rước vua qua các phố như rước một pho tượng, nghi trượng rất lộng lẫy… Hầu như ngày nào nhà vua cũng có buổi chầu công khai, nhưng vua không ra một sắc lệnh nào hay quyết định nào có hiệu lực, nếu sắc lệnh hay quyết định đó chúa không cùng ký.

Không phải bao giờ con cả cũng nối ngôi vua. Những chúa hay nguyên soái cùng với tất cả các cố vấn, thông thường những người này là tay chân của chúa, khi thấy nhà vua có nhiều con trai, thường chọn người nào mà chúa ưng thuận để lên nối ngôi. Sau khi người đó đã được chọn làm thái tử, chúa cùng tất cả các tướng lĩnh chủ chốt trong quân đội, những cố vấn của Nhà nước và bọn hoạn quan đến chúc mừng thái tử và thề sẽ đưa người đó lên làm vua khi nào đức vua băng hà. Còn những anh em khác của vua, họ ở trong

62

cung như một ngôi nhà tù, không được giao bất cứ việc gì. Họ chỉ được ra khỏi cung mỗi năm bốn lần và mỗi lần chỉ được ở ngoài 6 ngày.

Những võ quan tùy tùng cho họ do chúa cử đến, như tôi đã nói là vị nguyên soái chỉ huy tất cả quân đội. Trong 6 ngày tự do đó, ngày đầu họ đi thăn hết tất cả đền chùa và sư tăng, hai ngày sau họ đi săn để tiêu khiển và ba ngày cuối cùng họ đi chơi trên sông trên những chiếc thuyền được trang

hoang lộng lẫy.”[11, tr67-70].

Có thể nói, Tavernier và S.Baron cũng đã “gặp nhau” ở một số điểm chung khi cùng nhìn nhận, đánh giá về chính trị Đàng Ngoài. Sự tiếm quyền của chúa Trịnh, sự thất thế của vua Lê được hai nhà du hành ghi lại hết sức chi tiết và cụ thể.

Đó là những nhận định của J.Tavernier, S.Baron về bức tranh chính trị Đàng Ngoài, còn dưới con mắt của nhà du hành được coi là vĩ đại nhất của thời đại – William Dampier, bức tranh chính trị Đàng Ngoài sẽ hiện lên như thế nào?

Ông viết: “Vương quốc này theo chế độ quân chủ chuyên chế nhưng loại quân chủ này chúng ta sẽ không bắt gặp ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Ở đó có hai vương quốc và mỗi người nắm một nền cai trị riêng. Một người được gọi là Boua (vua) và người kia gọi là Chova (chúa); tôi được biết là Chova có nghĩa là ông chúa hay ông chủ. Vua và tổ tiên của ngài là những người nắm nhiều quyền lực nhất của vương quốc Đàng Ngoài nhưng tôi không biết đó là vương triều độc lập hay là chư hầu của Trung Quốc vì họ từng bị coi là vùng biên viễn, nếu không muốn nói là thuộc tỉnh của Trung Quốc, bởi có một sự liên hệ rõ ràng giữa hai quốc gia về mặt ngôn ngữ, tôn giáo và phong tục. Hai vị quốc vương này cùng song song tồn tại, nhưng không phải do họ có liên hệ với nhau về dòng dõi và huyết thống. Tôi cũng

63

không biết vương triều hiện tại đã tồn tại được bao lâu nhưng rõ ràng đã có một số lần kế vị; những dịp này đều đã được thông tin nhưng ít lần được mô tả.

Vua đã từng là chủ nhân của cả vùng Đàng Trong, cai quản vùng đất phương nam này bằng quân đội Đàng Ngoài do một viên tướng hoặc một phó tướng nắm giữ. Lúc Đàng Trong thoát khỏi sự cai quản của Đàng Ngoài, nhà vua vẫn có hai viên Đại tướng cai quản: một ở Đàng Trong và một ở ngay Đàng Ngoài. Hai vị tướng này bất đồng nên vị tướng phương Nam nổi dậy chống lại đối thủ miền Bắc và nhờ có lực lượng quân đội ông ta thống lĩnh miền đất trong đó mà xưng Vua của sứ Đàng Trong. Từ đó, hai vương quốc này luôn trong tình trạng chiến tranh nhưng Đàng Trong tỏ ra xu thế phòng ngự hơn là tấn công. Nhưng khi vị tướng quân Đàng Trong đã thành công trong việc nổi dậy tách ra từ Vua thì vị tướng Đàng Ngoài cũng dũng cảm làm theo. Cũng nhờ có lợi thế quân đội trong tay nên ông ta loại nhà vua ra khỏi quyền lực đế vương và duy trì mọi nguồn lợi trong tay mình, chỉ để lại cái danh “Vua” hão huyền cho vị hoàng đế - có lẽ vì dân chúng còn quá tôn kính hoàng gia. Vì thế quyền lực Đàng Ngoài hoàn toàn rơi vào tay của vị tướng quân kia và các đời thừa kế của ông – những người xưng là Choua (chúa) trong khi Bova (vua) bây giờ chỉ còn lại ánh hào quang của quyền lực một thời. Nhà Vua sống đời sống của một nguyên thủ bị cầm tù trong cung điện cũ xưa cùng với vợ con của ông. Hàng ngày ông chèo thuyền câu cá trên những ao tù trong kinh thành nhưng chẳng bao giờ có thể vượt ra khỏi bên ngoài bức tường thành đó. Ngài sống giữa lòng thành kính của nhân dân và có thể của cả vị chúa – người chưa bao giờ áp dụng vũ lực với Ngài cả mà chỉ đối đãi với

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn hóa truyền thống việt nam ở đàng ngoài thế kỷ XVII qua nguồn tư liệu phương tây (Trang 61)