Kích thước chuồng: chiều dài 100m, chiều rộng 10m, chiều cao 2m, với tổng diện tích là 1000 m2.
Nền được tráng xi măng, xung quanh tường được xây gạch cao 0,5m, có hệ thống bạc xung quanh, có thể kéo lên xuống bằng hệ thống ròng rọc, lớp độn chuồng được rải trấu dầy 10cm.
Mái chuồng được làm bằng tole, hai mái kép, trên mái chuồng có hệ thống phun nước.
Gà được nuôi bằng hệ thống chuồng kín. Chuồng được lắp 7 quạt hút bố trí ở cuối dãy chuồng, ở đầu dãy chuồng được bố trí 2 dãy giàn lạnh, nằm ở 2 bên hông của chuồng, chuồng được lắp 2 máy đo nhiệt tự động ở đầu và cuối dãy chuồng.
Hình 6: Hình bên trong trại gà Hình 7: Giàn lạnh
3.3.3 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
Tất cả gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng ở cùng điều kiện như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng… nhưng khẩu phần thì khác nhau, gà được nuôi theo quy định của trại. Quy trình cho ăn, chăm sóc giống quy định của trại, từ khâu úm gà con đến lúc xuất chuồng.
Chế độ cho ăn
Gà được cho ăn ngày 2 lần, vào lúc 8 giờ sáng và lúc 8 giờ tối. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn theo giai đoạn cho gà Cobb 500
Thành phần
dinh dưỡng Đơn vị
Giai đoạn, ngày tuổi
Khởi động (0-7) Tăng trưởng (8-21) Vỗ béo (22-35) Xuất chuồng (Trên 36) Đạm thô % 22 20,5 19 18
Năng lượng Kcal/kg 2900 3000 3100 3100
Xơ thô % 4 5 5 5 Canxi % 0,7-1,5 0,7-1,7 0,7-1,5 0,7-1,5 P tổng số % 0,5-1,2 0,5-1,2 0,5-1,2 0,5-1,2 NaCl % 0,2-0,5 0,2-0,5 0,2-0,5 0,2-0,5 Lysine tổng số % 1,28 1,28 1,2 1,1 Methionine+Cystine % 0,92 0,9 0,88 0,78 Monensin mg/kg 100 100 _ _ Clopidol mg/kg 125 125 _ _ Diclazurin mg/kg 1 1 _ _ Colistine mg/kg 20 20 20 _ Bacitracin zine mg/kg 50 50 _ _ Hooc mon mg/kg _ _ _ _ Salynomycin mg/kg _ _ 60 _ Maduramycin mg/kg _ _ 5 _
Chế độ chiếu sáng
Theo chế độ chiếu sáng của trại 14 giờ từ lúc 17h chiều đến 7h sáng. Ánh sáng thường được điều chỉnh thích hợp, vào buổi sáng khi không cho ăn thì ánh sáng thường bị hạn chế, làm cho gà trong tình trạng thiếu ánh sáng, từ đó gà giảm vận động, gà nghĩ ngơi nhiều. Lợi dụng đặc tính gà hay ăn đêm nên trại mở đèn vào ban đêm để cho gà ăn nhiều hơn.
3.3.3.3 Chế độ nước uống
Gà được cho uống nước sạch, tự do. Trong nước uống có bổ sung thêm men tiêu hóa, vitamin, ngoài ra còn bổ sung thêm các loại kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị một số bệnh thường gặp trên gà (Bảng 3.2).
Bảng 3.4: Thành phần các chất bổ sung cho gà trong nước uống
Tuần tuổi Các loại thuốc bổ sung
3 Vitamin C + men Nutrilaczym + Florphenicol+ Doxycycline 4 Vitamin C + men Nutrilaczym +Vitamino+Phosretic
5 Vitamin C + men Nutrilaczym + DuFacoc+ Florphenicol+ Doxycycline 6 Vitamin C + men Nutrilaczym + Florphenicol+ Doxycycline+Vitamino
3.3.4 Quy trình tiêm phòng trên gà
Gà được tiêm phòng theo quy trình tiêm phòng của công ty Emivest được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.5: Quy trình tiêm phòng trên gà cho 1000 con gà
Thời gian
sử dụng,
ngày tuổi
Loại thuốc Liều
lượng Cách sử dụng
1 Vaccine IB+ND (B1) 1 lọ Pha 1 lọ vaccin với 1 lọ nước nhỏ mắt, mỗi con 1 giọt 7 Vaccine IB+ND (lasota) 1 lọ Tiêm dưới da cổ 0,3ml/con
Vaccine H5N1
10 Vaccine IBD (Bursin plus)
1 lọ Pha 20L nước với 1lọ vaccin sau đó khấy đều cho gà uống
14 Vaccin IBD (228E) 1lọ Pha 20L nước với 1 lọ vaccin sau đó khấy đều cho gà uống
20 Florphenicol Doxycycline
20g Trộn chung với 50L nước
ngày uống 3 lần trong 5 ngày 20g
21 Vaccine IB+ND (lasota) 1 lọ Trộn chung với 40L nước cho gà uống
30 DuFaCoc_200 50g Pha với 50L nước cho uống 33 Florphenicol 20g Trộn chung với 50L nước
ngày uống 3 lần trong 5 ngày
Doxycycline 20g
35 Vitamino solution 50ml Pha với 50L nước cho uống uống 1lần/1 ngày trong 4 ngày
36 AD3EC + B-Complex 60ml Pha với 50L nước cho uống
3.3.5 Phương pháp thu thập mẫu
Mầu máu được lấy ngẫu nhiên theo từng nghiệm thức trên gà có trạng thái sinh lý bình thường, máu được lấy sáng sớm trước khi cho ăn và vận động.
Vị trí lấy máu: tĩnh mạch trong cánh. Cách lấy máu:
Lắp kim vào bơm tiêm.
Ngón trỏ tay trái tìm điểm chính xác trên tĩnh mạch, sát khuẩn vị trí lấy máu.
Cầm bơm tiêm trong bàn tay phải, ngón trỏ bàn tay phải tì vào đốc kim, đặt kim đúng vào hướng tĩnh mạch, đầu vát kim hướng lên trên tạo một góc khoảng 20° so với mặt da.
Tì chắc ngón trỏ vào đốc kim và đâm kim vào giữa tĩnh mạch sâu khoảng từ 1- 1,5 cm bằng động tác nhanh không ngập ngừng, hơi hạ thấp kim so với mặt da, bằng tay trái kéo nhẹ nhàng pittông của bơm tiêm, máu sẽ vào trong bơm tiêm, ta lấy khoảng 2ml máu.
Đặt miếng bông tẩm cồn lên chỗ đâm kim, rút kim từ từ dưới miếng bông bằng động tác nhanh, tháo kim tiêm ra và bơm nhẹ máu vào ống nghiệm vô trùng.
Đối với mẫu máu dùng để phân tích các chỉ tiêu sinh lý: sử dụng ống nghiệm có chứa chất chống đông EDTA.
3.3.6 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý
Phương pháp đếm số lượng hồng cầu
Nguyên tắc: hồng cầu dược đếm trực tiếp trên kính hiển vi với một khối lượng máu đã được pha loãng chính xác và được đặt trong buồng đếm đã biết trước kích thước. Ghi kết quả số lượng hông cầu đếm được trên mm3 máu.
Cách tiến hành
Hút máu bằng ống hút pha loãng hồng cầu tới vạch 0,5.
Hút tiếp dung dịch pha loãng tới vạch 101, chú ý không để bọt khí. Máu được pha loãng với tỷ lệ 1/200.
Lắc nhẹ ống hút trong 3 phút.
Đậy lamelle lên buồng đếm, lắc một lần nữa, bỏ đi mấy giọt đầu trong ống mao dẫn không có máu, chỉ lấy những giọt trong bầu trộn bằng cách chạm nhẹ đầu dưới ống hút vào cạnh buồng đếm, nhỏ một giọt vừa phải vào nhờ mao dẫn giọt đó sẽ tràn đều vào buồng đếm.
Để buồng đếm vào kính hiển vi, để yên 3 phút cho hồng cầu lắng xuống rồi đếm.
Cách đếm số lượng hồng cầu: Dùng vật kính XI0 quan sát toàn thể buồng đếm Neubauer gồm có 9 ô vuông lớn, trong đó có ô vuông lớn ở trung tâm được chia làm 25 ô vuông trung bình. Mỗi ô vuông trung bình được chia ra làm 16 ô vuông nhỏ. Hồng cầu được đếm ở 5 ô vuông trung bình ở 4 góc và 1 ô vuông trung bình ở chính giữa (tất cả 80 ô vuông nhỏ). Mồi ô nhỏ ở 4 cạnh thì chỉ đếm hồng cầu ở 2 cạnh đó là cạnh trên và cạnh bên trái, ô vuông nhỏ nào cũng đếm như vậy. Đếm ở vật kính X40.
Cách tính:
Gọi A là số hồng cầu có trong 1 mm3 máu nguyên. M là số hồng cầu đếm được trong 5 ô vuông . Ta có:
3.3.6.2 Phương pháp đếm số lượng bạch cầu
Nguyên tắc: Dựa vào nguyên tắc thống kê giữa số lượng bạch cầu và sổ lượng hồng cầu trên vi trường của tiêu bản máu.
Cách tiến hành:
Làm tiêu bản máu: Các huyết cầu sẽ được dàn mỏng trên lame kính và sau khi nhuộm có thể phân biệt được dễ dàng.
Lấy một giọt máu (đường kính 3mm) để lên lame kính khoảng 1/4 miếng lame. Dùng 1 miếng lamelle để ngay trước giọt máu.
Lùi dần miếng lamelle đến khi chạm giọt máu để máu tràn ra hết chiều ngang của cạnh miếng lamelle.
Nghiên lamelle và đẩy lamelle về phía trướcđể dàn đều máu.
Cầm lame lắc mạnh tới khi khô hoàn toàn hoặc để khô tự nhiên sau đó cố đinh 3-5 phút bằng Methanol nhỏ dàn đều lên trên lớp máu dàn mỏng để khô tự nhiên rồi nhuộm.
Nhuộm mẫu: để lame nơi bằng phẳng, nhỏ dung dịch Giemsa lên tiêu bản cố định. Không để thuốc nhuộm tràn ra hai bên rìa lame, để yên 20 phút cho huyết cầu bắt màu thuốc nhuộm. Rửa sạch tiêu bản dưới vòi nước chảy trong 30 giây, sau đó để lame khô tự nhiên.
Cách tính:
Gọi a: Tổng số hồng cầu đếm được trường 10 vi trường. b: Tổng Số bạch cầu đếm được trong 10 vi trường. A: Số lượng hồng cầu/ mm3 máu gà.
B: Số lượng bạch cầu/mm3 máu gà.
Phương pháp định hàm lượng Hemoglobin bằng huyết sắc kế Sahli
Nguyên tắc: huyết sắc tố (Hemoglobin) là một sắc tố màu đỏ của máu. Khi cho máu vào dung dịch acid đựng trong ống chia độ thì Hemoglobin sẽ kết hợp với acid thành acid Hematin có màu nâu, sau đó máu được pha loãng dần với dung dịch acid cho tới khi có màu tương đương với màu của ống đối chứng, đọc kết quả của hàm lượng huyết sắc tố ghi trên ống chia độ theo tỷ lệ % và lượng huyết sắc tố tính bằng gr/100ml máu.
Cách tiến hành:
Dùng Ống nhỏ giọt nhỏ dung dịch acid chlohydric 0,1N vào ống chia độ đến vạch 20.
Dùng pipet Sahli hút máu đến vạch 20mm3 lau phía ngoài pipet bằng giấy thấm và đồng thời điểu chỉnh cho đúng vạch.
Thổi máu vào trong dung dịch acid trong ống chia độ rửa pipet bằng cách thổi và hút lên xuống 3 lần dung dịch acid. Hỗn hợp và acid sẽ có màu nâu
So màu với ống chứng, thường là màu của máu pha loãng đậm hơn màu ống chứng.
Tiếp tục nhỏ từng giọt một acid chlohydric 0,1N vào. Trộn bằng que cấy sau mỗi giọt thêm vào và so sánh màu ở hai ống. Ngừng lại khi màu ở hai ống tương đương nhau.
Đọc kết quả hàm lượng huyết sắc tố trên ống chia độ bàng cách nhìn vào mức đáy cong của hỗn hợp tương ứng với vạch chia độ ghi vạch chia đạt được. Vạch đó chỉ lượng huyết sắc tố của máu xét nghiệm.
Phương pháp đo tỷ lệ huyết cầu
Nguyên tắc:
Hematocrit cho biết tỷ lệ phần trăm của hồng cầu có trong máu.
Hồng cầu là tế bào có tỷ trọng cao nhất sẽ được tách ra sau khi li tâm với tốc độ lớn khỏi các thành phần khác trong máu để xuất hiện theo thứ tự từ đỉnh đến đáy của ống li tâm như sau:
Huyết tương: là lớp trên lỏng màu vàng nhạt bị đẩy ra khỏi những lớp dưới đặc bao gồm tất cả các huyết cầu.
Lóp đệm: màu xám cho tới lớp đỏ xám bao gồm: Tiểu cầu: là lớp màu kem ở trên hết.
Bạch cầu: lớp đỏ xám.
Những hồng cầu có nhân là thành một lớp màu đỏ lợt trong lớp đệm. Hồng cầu: lớp đỏ dầy.
Cách tiến hành:
Dùng những ống vi ti mao dẫn cho vào lọ đựng máu đã được chống đông và làm đầy máu chừng 1 cm đến đáy ống.
Dùng đất sét đặc biệt bít kín chỗ trống ở đáy ống.
Tháo then cài trung tâm trên đầu máy li tâm và lấy đĩa phủ ra ngoài.
Đặt những ống vi ti mao dẫn vào trong những khe nhỏ với đoạn hở hướng về trung tâm và đoạn cuối đáy ống được bịt kín bằng đất sét hướng ra ngoài bờ vòng bánh xe quay để ngăn cản những ống rơi bể trong lúc li tâm.
Đặt lại đĩa phủ vào máy li tâm bằng cách ấn then cài cho chắc chắn và điều chỉnh li tâm trong 5 phút với tốc độ 10000 vòng/phút hoặc li tâm trong 2 phút với tốc độ 16000 vòng/phút.
Sau khi li tâm xong, lấy ống ra và đọc kết quả % của Hematocrit trực tiếp trên bảng đo.
3.4Các chỉ tiêu theo dõi
Theo dõi các chỉ tiêu sinh lý máu của giống gà Cobb 500 khi bổ sung bột Yucca, BHQ vào khẩu phần ăn và đánh giá ảnh hưởng của bột Yucca, BHQ và giới tính đến các chỉ tiêu khảo sát.
+ Số lượng hồng cầu + Số lượng bạch cầu + Hàm lượng Hemoglobin
+ Tỷ lệ huyết cầu. (Hematocrit)
3.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu thu thập được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab Version 16 theo mô hình thống kê mô tả. Giá trị trung bình giữa các nghiệm thức nếu có sai khác được so sánh bằng phương pháp Tukey với khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ TIÊU SINH LÝ MÁU CỦA GÀ COBB 500 COBB 500
4.1.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung bột Yucca đến các chỉ tiêu sinh lý máu của
gà Cobb 500
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của bột Yucca đến các chỉ tiêu sinh sinh lý máu cả gà Cobb 500
Chỉ Tiêu Sinh Lý NT Trung
Bình Độ Lệch Chuẩn Thấp Nhất Cao Nhất Hemoglobin ĐC 12,13 0,096 12,00 12,20 50Y 12,38 0,206 12,20 12,60 125Y 12,05 1,191 11,80 12,20 250Y 12,30 0,200 12,00 12,40 Hematocrit ĐC 29,00 2,94 25,00 32,00 50Y 29,25 2,50 26,00 32,00 125Y 30,25 4,57 27,00 37,00 250Y 29,75 3,50 26,00 34,00 HồngCầu (106/mm3) ĐC 2,87 0,28 2,47 3,09 50Y 2,54 0,47 2,11 3,04 125Y 2,87 0,60 2,18 3,64 250Y 3,05 0,20 2,84 3,32 Bạch cầu (103/mm3) ĐC 17,50 3,23 15,60 22,30 50Y 17,77 2,45 15,30 20,30 125Y 18,73 3,23 15,60 21,80 250Y 16,67 3,14 12,30 19,70
ĐC: Gà ăn khẩu phần cơ sở (KPCS).
50Y: Gà ăn KPCS + 50 mg bột Yucca / kg thức ăn. 125Y: Gà ăn KPCS + 125mg bột Yucca / kg thức ăn. 250Y: Gà ăn KPCS + 250mg bột Yucca/ kg thức ăn.
Số lượng mẫu/ nghiệm thức: 4
Qua bảng 4.1 cho thấy hàm lượng Hemoglobin trung bình nằm trong khoảng (12,05 – 12,38) trong đó nghiệm thức cao nhất là 50Y (12,38) và thấp nhất là nghiệm thức 125Y (12,05).
Chỉ số Hematocrit trung bình nằm trong khoảng (29,00 -30,25), nghiệm thức đối chứng có hàm lượng thấp hơn so cới các nghiệm thức còn lại.
Số lượng hồng cầu trung bình của các nghiệm thức là 2,87; 2,54; 2,87 và 3,05 tương ứng với các nghiệm thức đối chứng, 50Y, 125Y và 250Y.
Tương tự số lượng bạch cầu trung bình của các nghiệm thức lần lược là 17,50; 17,77; 18,73 và 16,67 tương ứng với các nghiệm thức đối chứng, 50Y, 125Y và 250Y.
So sánh ảnh hưởng của các nghiệm thức đến các chỉ tiêu sinh lý máu, kết quả ở bảng 4.1 cho thấy nghiệm thức có bổ sung bột Yucca trong khẩu phần thì có các chỉ số sinh lý máu cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Theo Lee et al.(2004) và Al-Kassie.(2010) thì khi bổ sung các thảo dược vào khẩu phần ăn sẽ kích thích các hoạt động kháng khuẩn ở hệ tiêu hóa của vật nuôi, chính vì vậy mà nó sẽ tăng các dưỡng chất cung cấp cho sự tăng trưởng cũng như sự vận chuyển các dưỡng chất trong máu (Ghazalah và Ali, 2008). Nghiên cứu của Abdulkarim et al (2013), cũng cho thấy các chỉ tiêu số hồng cầu, số lượng bạch cầu, hàm lượng hemoglobin ở nghiệm thức đối chứng thấp hơn so với nghiệm thức có bổ sung thảo dược.
Ở nghiệm thức bổ sung 125mg bột Yucca (125Y) cho thấy các chỉ tiêu Hematocrit, số lượng Bạch cầu chiếm tỉ lệ cao nhất nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường. Mặt khác, kết quả nghiên cứu gần đây của Nguyễn Huỳnh Như Thảo, 2013 chỉ ra rằng việc bổ sung bột Yucca (125Y) vào khẩu phần của gà Cobb 500 làm tăng khối lượng thân thịt so với nghiệm thức đối chứng. Qua đó cho thấy khi bổ sung bột Yucca (125Y) không những ảnh hưởng tốt đến khối lượng thân thịt mà còn tác dụng rất tích cực đến chỉ tiêu sinh lý máu. Các chỉ số sinh lý này có tác động quan trọng trong quá trình phát triển bình thường cũng như tăng sức đề kháng của gà đối với các tác nhân gây bệnh (Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Hằng, 2012).
4.1.2 Ảnh hưởng bột Yucca và giới tính đến các chỉ tiêu sinh lý máu của gà Cobb 500 Cobb 500
Bảng 4.2: Ảnh hưởng bột Yucca và giới tính đến các chỉ tiêu sinh lý máu của gà Cobb 500
Chỉ tiêu sinh lý Giới
tính Trung Bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất Hemoglobin M 12,15 0,266 11,80 12,50 T 12,33 0,163 12,20 12,60 Hematocrit M 30,00 3,95 26,00 37,00 T 29,50 2,88 26,00 34,00 Hồng cầu (106/mm3) M 2,91 0,491 2,11 3,64 T 2,73 0,463 2,18 3,32 Bạch cầu (103/mm3) M 18,10 3,67 12,30 21,80 T 17,35 1,913 15,30 19,70