Tinh dầu húng quế có chứa chất chống oxy hóa mạnh có thể làm chậm quá trình lão hóa. Tinh dầu này còn có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các yếu tố độc hại từ môi trường, thư giãn tinh thần, chống stress, trầm cảm và là một liệu pháp dưỡng da, dưỡng ẩm cho tóc (Hồ Đình Hải, 2012).
Theo một nghiên cứu được công bố trong năm 2010 trên Tạp chí Sản khoa và Phụ Khoa của Đài Loan thì húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, một số hợp chất trong húng quế có thể có thể có tác dụng bảo vệ gan trên người, theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Mansoura, Ai Cập.
Một nghiên cứu khác được tiến hành tại Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Kanpur, Ấn Độ cho thấy các chất được chiết xuất từ lá húng quế sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Trong nghiên cứu, được công bố trong năm 1996 trên một tạp chí y dược, người ta thấy, những người tham gia tiêu thụ lá húng quế sẽ giảm 17% tình trạng giảm đường huyết lúc đói và giảm 7% lượng đường trong máu ngay lập tức sau bữa ăn, nồng độ đường trong nước tiểu cũng được cải thiện đáng kể. Có nghiên cứu trên cho thấy húng quế có thể có một vị trí quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường trên người từ nhẹ đến vừa.
Đặc tính chống vi khuẩn của rau húng quế nói chung là hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm (Nghiên cứu tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử, Ramna, Dhaka, Bangladesh). Trong một nghiên cứu về sinh dược phẩm, được công bố trong năm 2010 thì hơn 50 hợp chất được phân lập từ lá và thân cây húng quế, các hợp chất này có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Staphylococcus aureus, Escherichia coli, S. dysenteriae và Salmonella typhi…Sau quá trình quan sát, các nhà nghiên cứu kết luận rằng húng quế có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh nói trên, do đó nó có thể được sử dụng như một tác nhân chống vi khuẩn trong các ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
Ngoài ra rau húng quế còn chữa trị một số bệnh thường gặp trên người như táo bón, viêm họng, đầy bụng, đau răng…
2.6.4 Một số bài thuốc từ cây húng quế
Rau húng quế được dùng trong các bữa ăn hàng ngày ngoài việc giúp cho các món ăn thêm thơm ngon nó còn có công dụng chữa một số bệnh trên người. Một số bệnh thường gặp được điều trị bằng rau húng quế.
Trị mỡ trong máu hay glucose huyết cao: lấy 10g (2 - 3 muỗng cà phê vun) hột húng quế hay hột é đem hãm với nước sôi cùng ít đường hay mật ong rồi uống mỗi 2 bữa ăn trong ngày. Dùng liên tục nhiều ngày và theo dõi cholesterol và đường huyết.
Trị táo bón: hột húng quế hay hột é 5 - 10g, rau mồng tơi 50g rồi đem cả hai nấu canh để ăn.
Trị viêm họng: húng quế 20g, củ rẻ quạt 6g, gừng tươi 5 lát. Đem tất cả nấu lấy nước, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày, uống 5 - 7 ngày liền.
Trị đầy bụng: húng quế 20 - 30g, gừng tươi 5 lát, đem sắc lấy nước dùng trong ngày.
Trị thiếu sữa: sắc một nắm lá húng quế trong 1 lít nước, dùng uống mỗi ngày 2 ly.
Trị mẩn ngứa, dị ứng: lá, hoa, trái, hạt húng quế 1 nắm, giã nhỏ, lấy nước uống và lấy bã xát lên chổđau.
Trị đau răng: lấy vài nhánh húng quế nhai sống. Có thể giã nát húng quế trước rồi bôi vào chổđau. Trong các bài thuốc trên, nếu cộng thêm một nắm rau é tía (Hương nhu tía) càng tốt.
Trị mệt mỏi đồng thời kích thích sự thèm ăn:đem một nhúm lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút, bỏ thêm mật ong vào để tạo vị, uống nước này sẽ giúp thèm ăn và xua tan mệt mỏi (Hồ Đình Hải, 2012).
2.6.5 Một số nghiên cứu sử dụng rau húng quế trong chăn nuôi
Các nhà nghiên cứu gia cầm và các nhà dinh dưỡng học hiện nay đang tìm kiếm các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi để thay thế các loại kháng sinh và chất kích thích tăng trọng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thịt của gia cầm. Trong các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi gia cầm hiện có các loại thảo mộc thiên nhiên và các loài thực vật đã được nghiên cứu rộng rãi do tính hiệu quả của chúng, một số loài thảo mộc được thử nghiệm nhiều hiện nay là tỏi, gừng, nghệ, hành tây…. Rau húng quế là một trong những loại thảo mộc mới được sử dụng gần đây. Một số nghiên cứu về rau húng quế đã chứng minh là nó có một số tác dụng có lợi về sinh lý, tăng trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, kích thích hệ miễn dịch và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu đối với gà thịt và cá rô phi.
Abbas (2010) đã tiến hành thí nghiệm trên gà thịt là bổ sung 3g/kg thức ăn bột húng quế vào khẩu phần của gà. Kết quả nghiên cứu cho thấy gà bổ sung bột
húng quế gà có khối lượng cơ thể nặng, hàm lượng cholesterol trong máu thấp
hơn so với đối chứng và đồng thời cải thiện được hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Al-Kelabi and Al-Kassie (2012) đã tiến hành thí nghiệm trong 6 tuần tuổi với việc bổ sung 0,3%, 0,4% và 0,5% bột húng quế vào khẩu phần của gà thịt sẽ cải thiện được kết quả tăng trọng của gà, giảm lượng thức ăn ăn vào từ đó giúp cho hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn so với đối chứng. Ngoài ra, việc bổ sung bột húng quế còn làm tăng khả năng chuyển hóa thức ăn, giúp gà hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Bổ sung bột húng quế vào khẩu phần của cá rô phi giúp cho chúng ăn nhiều hơn so với việc không bổ sung, giảm được lượng thức ăn dư thừa từ 33,48% (không bổ sung) xuống còn 8,43% (bổ sung 2% bột húng quế), cải thiện khả năng tiêu hóa protein và năng lượng, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế khi bổ sung 2% bột húng quế là cao (El-Dakar và cộng sự, 2007).
CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 NỘI DUNG
Xác định các chỉ tiêu sinh lý máu của giống gà Cobb 500 sau khi bổ sung bột Yucca và BHQ vào khẩu phần ăn cơ sở:
Số lượng hồng cầu. Số lượng bạch cầu. Hàm lượng Hemoglobin. Chỉ số Hematocrit.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bột Yucca, BHQ và giới tính đến các chỉ tiêu sinh lý máu trên giống gà Cobb 500.
3.2 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.2.1 Thời gian, địađiểm và đối tượng thí nghiệm
- Thời gian thực hiện: bắt đầu từ tháng 09/2013đến tháng 10/2013.
- Địa điểm lấy mẫu: Thí nghiệm được thực hiện tại trại nuôi gà thịt gia công của cô Lê Thị Kim Oanh, ấp Mỹ Thuận, xã Thanh Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Hình 4: Tổng quan của trại
- Địa điểm phân tích mẩu: phòng thí nghiệm E010- Bộ môn Thú Y – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng trường Đại học Cần Thơ.
- Đối tượng nghiên cứu: là giống gà chuyên thịt Cobb 500 do công ty Emivest cung cấp. Giai đoạn khảo sát từ 35 - 40 ngày tuổi.
Hình 5: Gà nuôi thí nghiệm
3.2.2 Thiết bị, dụng cụ và hóa chất
- Thiết bị:
+ Huyết sắc kế Sahli Hellige.
+ Máy ly tâm Microhematocrit centrifuge. + Kính hiển vi.
+ Cân điện tử.
-Dụng cụ:
Pipet pha loãng hồng cầu. + Buồng đếm Neubauer.
+ Lame va lamelle đậy buồng đếm
+ Lọ nhựa đựng máu có chứa chất chống đông. + Ống tiêm.
-Hóa chất:
+ Dung dịch pha loãng máu Marcano (Sulfat natri 5g, formol 40% 1 giọt, nước cất 200ml). + Dung dich HC1 0,1N. + Cồn 90°. + Methanol. + Aceton. + Phẩm nhuộm Giemsa + Nước cất.
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Để đánh giá ảnh hưởng của bột Yucca, BHQ đến các chỉ tiêu sinh lý máu giống gà Cobb 500 thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức mỗi loại tương ứng với 4 khẩu phần thức ăn có bổ sung bột Yucca và BHQ:
Bảng 3.1 Thí nghiệm 1: Bổ sung bột Yucca vào khẩu phần ăn của gà Cobb 500.
STT NT Số lượng con Khẩu phần ăn
1 ĐC 4 KPCS 2 50Y 4 50 mg bột Yucca + KPCS 3 125Y 4 125 mg bột Yucca + KPCS 4 250Y 4 250 mg bột Yucca + KPCS NT: nghiệm thức. ĐC: đối chứng. KPCS: khẩu phần cơ sở. 50Y: 50 mg bột Yucca. 125Y: 125mg bột Yucca. 250 mg: 250mg bột Yucca.
Bảng 3.2 Thí nghiệm 2: Bổ sung BHQ vào khẩu phần ăn của gà Cobb 500.
STT NT Số lượng con Khẩu phần ăn
1 ĐC 4 KPCS 2 NT1 4 1 g bột húng quế + KPCS 3 NT2 4 2 g bột húng quế + KPCS 4 NT3 3 3 g bột húng quế + KPCS NT: nghiệm thức. ĐC: đối chứng. KPCS: khẩu phần cơ sở. NT1: 1g bột húng quế. NT2: 2g bột húng quế. NT3: 3g bột húng quế.
3.3.2Chuồng trại thí nghiệm
Kích thước chuồng: chiều dài 100m, chiều rộng 10m, chiều cao 2m, với tổng diện tích là 1000 m2.
Nền được tráng xi măng, xung quanh tường được xây gạch cao 0,5m, có hệ thống bạc xung quanh, có thể kéo lên xuống bằng hệ thống ròng rọc, lớp độn chuồng được rải trấu dầy 10cm.
Mái chuồng được làm bằng tole, hai mái kép, trên mái chuồng có hệ thống phun nước.
Gà được nuôi bằng hệ thống chuồng kín. Chuồng được lắp 7 quạt hút bố trí ở cuối dãy chuồng, ở đầu dãy chuồng được bố trí 2 dãy giàn lạnh, nằm ở 2 bên hông của chuồng, chuồng được lắp 2 máy đo nhiệt tự động ở đầu và cuối dãy chuồng.
Hình 6: Hình bên trong trại gà Hình 7: Giàn lạnh
3.3.3 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng
Tất cả gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng ở cùng điều kiện như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng… nhưng khẩu phần thì khác nhau, gà được nuôi theo quy định của trại. Quy trình cho ăn, chăm sóc giống quy định của trại, từ khâu úm gà con đến lúc xuất chuồng.
Chế độ cho ăn
Gà được cho ăn ngày 2 lần, vào lúc 8 giờ sáng và lúc 8 giờ tối. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng thức ăn theo giai đoạn cho gà Cobb 500
Thành phần
dinh dưỡng Đơn vị
Giai đoạn, ngày tuổi
Khởi động (0-7) Tăng trưởng (8-21) Vỗ béo (22-35) Xuất chuồng (Trên 36) Đạm thô % 22 20,5 19 18
Năng lượng Kcal/kg 2900 3000 3100 3100
Xơ thô % 4 5 5 5 Canxi % 0,7-1,5 0,7-1,7 0,7-1,5 0,7-1,5 P tổng số % 0,5-1,2 0,5-1,2 0,5-1,2 0,5-1,2 NaCl % 0,2-0,5 0,2-0,5 0,2-0,5 0,2-0,5 Lysine tổng số % 1,28 1,28 1,2 1,1 Methionine+Cystine % 0,92 0,9 0,88 0,78 Monensin mg/kg 100 100 _ _ Clopidol mg/kg 125 125 _ _ Diclazurin mg/kg 1 1 _ _ Colistine mg/kg 20 20 20 _ Bacitracin zine mg/kg 50 50 _ _ Hooc mon mg/kg _ _ _ _ Salynomycin mg/kg _ _ 60 _ Maduramycin mg/kg _ _ 5 _
Chế độ chiếu sáng
Theo chế độ chiếu sáng của trại 14 giờ từ lúc 17h chiều đến 7h sáng. Ánh sáng thường được điều chỉnh thích hợp, vào buổi sáng khi không cho ăn thì ánh sáng thường bị hạn chế, làm cho gà trong tình trạng thiếu ánh sáng, từ đó gà giảm vận động, gà nghĩ ngơi nhiều. Lợi dụng đặc tính gà hay ăn đêm nên trại mở đèn vào ban đêm để cho gà ăn nhiều hơn.
3.3.3.3 Chế độ nước uống
Gà được cho uống nước sạch, tự do. Trong nước uống có bổ sung thêm men tiêu hóa, vitamin, ngoài ra còn bổ sung thêm các loại kháng sinh để ngăn ngừa và điều trị một số bệnh thường gặp trên gà (Bảng 3.2).
Bảng 3.4: Thành phần các chất bổ sung cho gà trong nước uống
Tuần tuổi Các loại thuốc bổ sung
3 Vitamin C + men Nutrilaczym + Florphenicol+ Doxycycline 4 Vitamin C + men Nutrilaczym +Vitamino+Phosretic
5 Vitamin C + men Nutrilaczym + DuFacoc+ Florphenicol+ Doxycycline 6 Vitamin C + men Nutrilaczym + Florphenicol+ Doxycycline+Vitamino
3.3.4 Quy trình tiêm phòng trên gà
Gà được tiêm phòng theo quy trình tiêm phòng của công ty Emivest được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.5: Quy trình tiêm phòng trên gà cho 1000 con gà
Thời gian
sử dụng,
ngày tuổi
Loại thuốc Liều
lượng Cách sử dụng
1 Vaccine IB+ND (B1) 1 lọ Pha 1 lọ vaccin với 1 lọ nước nhỏ mắt, mỗi con 1 giọt 7 Vaccine IB+ND (lasota) 1 lọ Tiêm dưới da cổ 0,3ml/con
Vaccine H5N1
10 Vaccine IBD (Bursin plus)
1 lọ Pha 20L nước với 1lọ vaccin sau đó khấy đều cho gà uống
14 Vaccin IBD (228E) 1lọ Pha 20L nước với 1 lọ vaccin sau đó khấy đều cho gà uống
20 Florphenicol Doxycycline
20g Trộn chung với 50L nước
ngày uống 3 lần trong 5 ngày 20g
21 Vaccine IB+ND (lasota) 1 lọ Trộn chung với 40L nước cho gà uống
30 DuFaCoc_200 50g Pha với 50L nước cho uống 33 Florphenicol 20g Trộn chung với 50L nước
ngày uống 3 lần trong 5 ngày
Doxycycline 20g
35 Vitamino solution 50ml Pha với 50L nước cho uống uống 1lần/1 ngày trong 4 ngày
36 AD3EC + B-Complex 60ml Pha với 50L nước cho uống
3.3.5 Phương pháp thu thập mẫu
Mầu máu được lấy ngẫu nhiên theo từng nghiệm thức trên gà có trạng thái sinh lý bình thường, máu được lấy sáng sớm trước khi cho ăn và vận động.
Vị trí lấy máu: tĩnh mạch trong cánh. Cách lấy máu:
Lắp kim vào bơm tiêm.
Ngón trỏ tay trái tìm điểm chính xác trên tĩnh mạch, sát khuẩn vị trí lấy máu.
Cầm bơm tiêm trong bàn tay phải, ngón trỏ bàn tay phải tì vào đốc kim, đặt kim đúng vào hướng tĩnh mạch, đầu vát kim hướng lên trên tạo một góc khoảng 20° so với mặt da.
Tì chắc ngón trỏ vào đốc kim và đâm kim vào giữa tĩnh mạch sâu khoảng từ 1- 1,5 cm bằng động tác nhanh không ngập ngừng, hơi hạ thấp kim so với mặt da, bằng tay trái kéo nhẹ nhàng pittông của bơm tiêm, máu sẽ vào trong bơm tiêm, ta lấy khoảng 2ml máu.
Đặt miếng bông tẩm cồn lên chỗ đâm kim, rút kim từ từ dưới miếng bông bằng động tác nhanh, tháo kim tiêm ra và bơm nhẹ máu vào ống nghiệm vô trùng.
Đối với mẫu máu dùng để phân tích các chỉ tiêu sinh lý: sử dụng ống nghiệm có chứa chất chống đông EDTA.
3.3.6 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý
Phương pháp đếm số lượng hồng cầu
Nguyên tắc: hồng cầu dược đếm trực tiếp trên kính hiển vi với một khối lượng máu đã được pha loãng chính xác và được đặt trong buồng đếm đã biết trước kích thước. Ghi kết quả số lượng hông cầu đếm được trên mm3 máu.
Cách tiến hành
Hút máu bằng ống hút pha loãng hồng cầu tới vạch 0,5.
Hút tiếp dung dịch pha loãng tới vạch 101, chú ý không để bọt khí. Máu được pha loãng với tỷ lệ 1/200.
Lắc nhẹ ống hút trong 3 phút.
Đậy lamelle lên buồng đếm, lắc một lần nữa, bỏ đi mấy giọt đầu trong ống mao dẫn không có máu, chỉ lấy những giọt trong bầu trộn bằng cách chạm nhẹ đầu dưới ống hút vào cạnh buồng đếm, nhỏ một giọt vừa phải vào nhờ mao dẫn giọt đó sẽ tràn đều vào buồng đếm.
Để buồng đếm vào kính hiển vi, để yên 3 phút cho hồng cầu lắng xuống rồi đếm.
Cách đếm số lượng hồng cầu: Dùng vật kính XI0 quan sát toàn thể buồng đếm Neubauer gồm có 9 ô vuông lớn, trong đó có ô vuông lớn ở trung tâm được chia làm 25 ô vuông trung bình. Mỗi ô vuông trung bình được chia ra làm 16 ô vuông nhỏ. Hồng cầu được đếm ở 5 ô vuông trung bình ở 4 góc và 1 ô vuông trung bình ở chính giữa (tất cả 80 ô vuông nhỏ). Mồi ô nhỏ ở 4 cạnh thì chỉ đếm hồng cầu ở 2 cạnh đó là cạnh trên và cạnh bên trái, ô vuông nhỏ nào cũng đếm như vậy. Đếm ở vật kính X40.
Cách tính:
Gọi A là số hồng cầu có trong 1 mm3 máu nguyên. M là số hồng cầu đếm được trong 5 ô vuông . Ta có:
3.3.6.2 Phương pháp đếm số lượng bạch cầu