* Chỉ tiêu dư nợ quá hạn
- Là tổng số nợ quá hạn ở từng thời kỳ tại NHCSXH huyện Lạng Giang. Đôi khi trong quá trình nghiên cứu chỉ tiêu này có thể được tổng hợp theo chương trình cho vay hoặc theo địa bàn một số xã, thị trấn để có cơ sở so sánh, đánh giá.
- Công thức tính: Dq = Σ Kq, trong đó: + Dq: Tổng dư nợ quá hạn.
+ Kq: Dư nợ của các khế ước nợ quá hạn. - Đơn vị tính: Đồng, nghìn đồng.
* Chỉ tiêu Tỷ lệ nợ quá hạn
- Là tỷ lệ phần trăm của dư nợ quá hạn trên tổng số dư nợ của đơn vị trong cùng một thời kỳ. Cũng như chỉ tiêu dư nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn cũng được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 phân tích theo chương trình hoặc thời điểm hoặc địa bàn xã, thị trấn để đánh giá. Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu chính phản ánh chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng nói chung trong từng thời kỳ. Để so sánh giữa các đơn vị với nhau, hoặc cùng một đơn vị ở các thời gian khác nhau, người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn nhiều hơn là chỉ tiêu số dư nợ quá hạn.
- Công thức tính:
s = (Dq/D) x 100%, trong đó: + s: Tỷ lệ nợ quá hạn (%). + D: Tổng dư nợ.
* Chỉ tiêu Lãi tồn đọng
- Chỉ tiêu thu lãi là chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng nói chung và của NHCSXH nói riêng. Nghiên cứu chỉ tiêu lãi tồn đọng để nhận biết được khả năng đôn đốc, thu hồi lãi của các tổ TK&VV, các đơn vị nhận ủy thác. Chỉ tiêu lãi tồn đọng cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng tài chính và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
- Chỉ tiêu lãi tồn đọng thường có tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ quá hạn bởi thường thì những khách hàng để tồn đọng lãi lâu ngày sẽ có nguy cơ lớn quá hạn khi món nợ đến hạn và ngược lại những món nợ gốc quá hạn thì thường hộ vay cũng không trả lãi theo định kỳ.
- Công thức tính: Lt = ΣLk; trong đó:
+ Lt: Lãi tồn đọng tại đơn vị tính đến thời điểm t.
+ Lk: Lãi tồn đọng của từng khế ước tính đến thời điểm t.
* Chỉ tiêu dư nợ tồn đọng lãi
- Tổng hợp chỉ tiêu dư nợ tồn đọng lãi để đánh giá độ lớn của các món lãi tồn. Nếu lãi tồn đọng lớn mà dư nợ lãi tồn đọng nhỏ thì có nghĩa là có một số món dư nợ tồn đọng lãi rất cao và ngược lại. Đánh giá mức độ tồn đọng lãi của các khế ước để có biện pháp xử lý thích hợp hơn trong từng điều kiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 - Công thức tính:
Dd = Σ Kdi; trong đó:
+ Dd: Tổng dư nợ tồn đọng lãi tại thời điểm thống kê.
+ Kdi: Khế ước thứ i có lãi tồn đọng, tại thời điểm thống kê.
* Chỉ tiêu dư nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng
- Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền bị xâm tiêu, chiếm dụng của đơn vị ở từng thời kỳ khác nhau.
- Công thức tính: Dx = Σ Kxi, trong đó:
+ Dx: Tổng dư nợ bị xâm tiêu chiếm dụng tại thời điểm tính.
+ Kxi: Dư nợ của khế ước bị xâm tiêu, chiếm dụng cùng thời điểm được hạch toán vào tài khoản "Nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng".
* Hệ thống chỉ tiêu phản ảnh kết quả xử lý nợ tồn đọng
Bao gồm: Kết quả thu hồi nợ tồn đọng (số hộ, số tiền), kết quả hoạt động phân kỳ trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ (số hộ, số tiền)
* Hệ thống chỉ tiêu phản ảnh các yếu tố ảnh hưởng đến nợ tồn đọng và xử lý nợ tồn đọng
Bao gồm: Đánh giá của cán bộ và người dân về các yếu tố ảnh hưởng, công tác kiểm tra, giám sát, hoạt động của các tổ TK&VV, NHCSXH, Ban Thu hồi nợ tồn đọng các cấp, UBND các xã,…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44