Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 54)

4.1.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng CSXH huyện Lạng Giang.

Lạng Giang là huyện miền núi phía bắc của tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 241,25 Km2, gồm 23 xã, thị trấn: có 21 xã và 2 thị trấn với 284 thôn bản; trong đó có 1 xã thuộc vùng khó khăn (xã Hương Sơn). Tổng số hộ gia đình có: 53.362 hộ, số hộ nghèo theo điều tra năm 2012 là 2.916 hộ chiếm tỷ lệ 5,46%. Trong những năm qua Huyện ủy, HĐND, UBND đã tạo mọi điều kiện và quan tâm đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn.

Với chủ trương về xoá đói giảm nghèo: “phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo...”

Ngày 04/10/2002 Chính phủ đã ban hành quyết định số 131/2002/QĐ- TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội. NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo.

NHCSXH huyện Lạng Giang được thành lập theo quyết định số 202/QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 5 năm 2003 của chủ tịch hội đồng quản trị NHCSXH thành lập phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạng Giang và khai trương đi vào hoạt động từ ngày 14 tháng 7 năm 2003.

Quá trình hoạt động của NHCSXH huyện Lạng Giang luôn bám sát sự chỉ đạo của NHCSXH tỉnh, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương. Trong những năm qua NHCSXH huyện đã thực hiện có hiệu quả chủ trương xóa đói giảm nghèo và đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của những người có hoàn cảnh khó khăn, có công ăn việc làm, được học hành trên con đường vươn tới ấm no hạnh phúc.

Tính đến hết năm 2013, NHCSXH huyện Lạng Giang đã xây dựng và tổ chức 23/23 điểm giao dịch tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân trong vùng có quan hệ tín dụng với NHCSXH. Ký hợp đồng uỷ thác (phụ lục hợp đồng) với 4 tổ chức Hội đoàn thể từ cấp huyện tới cấp xã, thị trấn với 337 tổ tiết kiệm và vay vốn ở tất cả các thôn, bản. Đã triển khai công tác huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ. Có 337/337 tổ tham gia huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV với số tiền 4.889 triệu đồng.

4.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của NHCSXH huyện Lạng Giang a) Chức năng

- Tham mưu giúp việc Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp huyện triển khai các hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn.

- Kiểm tra giám sát các đối tượng khách hàng, các tổ chức làm ủy thác cho vay trong việc chấp hành chủ trương chính sách, quy chế nghiệp vụ tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Thực hiện một số nghiệp vụ khi có điều kiện, được Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh giao.

b) Nhiệm vụ

- Ký hợp đồng cụ thể về ủy thác cho vay, hợp đồng nhận ủy thác vốn trên địa bàn huyện.

- Tổ chức nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm dân cư. - Tổ chức thu chi nghiệp vụ.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng, giám sát các hoạt động của “Tổ tiết kiệm và vay vốn”;phối hợp với các ngành chức năng lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với chương trình vay vốn trên địa bàn.

- Tổ chức và thực hiện báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội cấp trên và các tổ chức có vốn ủy thác.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Hội đồng quản trị cho phép.

c) Quyền hạn

- Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội theo ủy quyền trong quan hệ với các cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật trên địa bàn về các việc có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Tổ chức tuyên truyền tiếp thị; tiếp nhận giải đáp những ý kiến kiến nghị của khách hàng, các tổ chức nhận ủy thác cho vay về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ngân hàng Chính sách xã hội cấp trên và Ban đại diện Hội đồng quản trị giao.

4.1.1.3 Cơ cấu tổ chức NHCSXH huyện Lạng Giang

Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Lạng Giang bao gồm Ban đại diện HĐQT huyện, PGD NHCSXH huyện, Ban giảm nghèo xã, thị trấn, và các tổ TK&VV.Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Lạng Giang được thể hiện qua sơ đồ 4.1 như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Lạng Giang

Nguồn: NHCSXH huyện Lạng Giang

1) Ban đại diện HĐQT huyện Lạng Giang:

Quy chế hoạt động của BĐD NHCSXH huyện được quy định tại quyết định số 62/QĐ-HĐQT ngày 17 tháng 2 năm 2003 của HĐQT NH CSXH về ban hành quy chế hoạt động của BĐD HĐQT NH CSXH các cấp.

PGD NHCSXH huyện Lạng Giang Ban đại diện

HĐQT huyện BGĐ Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng Tổ Kế toán - Ngân quỹ UBND xã,

Ban giảm nghèo xã, thị trấn

Tổ TK&VV

Người vay - - - Người vay

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo

Quan hệ phối hợp

Điểm giao dịch cố định

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Theo đó, BĐD HĐQT huyện Lạng Giang có nhiệm vụ như sau:

- Triển khai và tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và Ban đại diện hội đồng cấp trên.

- Hàng năm đã duyệt kế hoạch huy động vốn và cho vay trên địa bàn, tổ chức chỉ đạo theo dõi thực hiện hoàn thành kế hoạch được giao.

- Tổ chức chỉ đạo kiểm tra giám sát bên nhận ủy thác cho vay thực hiện đúng chính sách, đúng đối tượng và các chế độ nghiệp vụ theo đúng quy định, như thành lập tổ và chỉ đạo các tổ TK&VV hoạt động có hiệu quả.

- Tổ chức và duy trì các phiên họp BĐD HĐQT đúng kỳ, hàng quý họp 1 lần, 6 tháng có sơ kết, hàng năm có tổng kết, kết luận và nghị quyết những vấn đề để chỉ đạo hoạt động NH CSXH ở địa phương.

- Tổ chức kiểm tra đôn đốc hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH và kiểm tra giám sát hoạt động của Ban giảm nghèo các xã, thị trấn.

Trước tháng 3/2013, số lượng thành viên của BĐD HĐQT huyện Lạng Giang có 10 thành viên. Từ tháng 3/2013 đến nay, thực hiện thí điểm việc bổ sung chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp xã tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Ngày 28/3/2013, UBND huyện Lạng Giang đã ban hành Quyết định số 498/QĐ-UBND kiện toàn Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH huyện, bổ sung chủ tịch UBND 23/23 xã, thị trấn làm thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện. Như vậy chủ tịch UBND cấp xã vừa làm thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện vừa đồng thời là trưởng ban chỉ đạo giảm nghèo cấp xã.

Số lượng thành viên BĐD HĐQT tính tại thời điểm hiện nay là 33 thành viên, trong đó có 23/23 chủ tịch UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạng Giang làm thành viên của BĐD.

2) Cơ cấu tổ chức của PGD NHCSXH huyện Lạng Giang gồm

Cơ cấu tổ chức của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạng Giang bao gồm: Ban giám đốc, Tổ Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng, Tổ Kế toán – Ngân quỹ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 Số lượng cán bộ của PGD NHCSXH được thể hiện qua bảng số liệu 4.1 như sau:

Bảng 4.1 Số lượng cán bộ tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lạng Giang

TT Nội dung Năm 2013

Số lượng (người) Cơ cấu (%)

Tổng số cán bộ 11 100,00

1 Phân theo phòng ban

- BGĐ 2 18,18

- Tổ KH-NVTD 6 54,55

- Tổ KT-NQ 3 27,27

2 Phân theo trình độ đào tạo

- Đại học 7 63,64

- Cao đẳng 3 27,27

- Trung cấp 1 9,09

Nguồn: NHCSXH huyện Lạng Giang

Đến nay, PGD NHCSXH huyện đã đặt 23 điểm giao dịch cố định tại 23 xã, thị trấn (trên tổng số 23 xã, thị trấn trong huyện) với chu kỳ giao dịch một tháng một lần.

PGD NHCSXH huyện thực hiện quy trình giao dịch xã theo đúng chỉ đạo của NHCSXH cấp trên, thường xuyên giao ban định kỳ hàng tháng với các tổ chức chính trị từ huyện tới xã để thông báo, phổ biến kịp thời về những thông tin chính sách tín dụng mới của NHCSXH, chính quyền các cấp... và cùng nhau tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, tồn tại phát sinh trong quá trình tác nghiệp. 23 điểm giao dịch trực thuộc được giao dịch cố định cách 1 ngày đi 1 ngày 2 xã từ ngày 04 đến ngày 26 hàng tháng gồm: Thị trấn Vôi, Thị Trấn Kép, xã Yên Mỹ, xã Tân Hưng, xã Tân Thanh, xã Tiên Lục, xã Phi Mô, xã Tân Dĩnh, xã Hương Lạc, xã Hương Sơn, xã Tân Thịnh, xã Quang Thịnh, xã An Hà, xã Nghĩa Hòa, xã Nghĩa Hưng, xã Đào Mỹ, xã Dương Đức, xã Mỹ Hà, xã Mỹ Thái, xã

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 Xuân Hương, xã Thái Đào, xã Đại Lâm, xã Xương Lâm.

3) Hoạt động của Ban giảm nghèo

Hàng năm Ban giảm nghèo của 23 xã, thị trấn đã thực hiện tốt các nghị quyết của BĐD HĐQT, theo dõi chỉ đạo các tổ chức CT-XH nhận ủy thác thực hiện đúng chính sách cho vay trong hợp đồng ủy thác đã ký. Phê duyệt các hộ vay vốn theo đúng quy định của Ngân hàng CSXH Việt Nam.

Thông qua việc quản lý vốn vay của Ban giảm nghèo và cấp ủy chính quyền địa phương các xã, thị trấn, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đã được truyền tải kịp thời đúng đối tượng, bên cạnh đó công tác xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ tồn đọng lâu ngày như xã ..., công tác kiểm tra cũng được quan tâm chỉ đạo đã góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

4) Các Tổ Tiết kiệm và vay vốn

Bảng 4.2 Số lượng các Tổ tiết kiệm và vay vốn qua các năm

TT Tổ chức CT-XH 2011 (Tổ) 2012 (Tổ) 2013 (Tổ) So sánh 12/11 13/12 BQ 1 Hội nông dân 123 128 109 104,07 85,16 94,61 2 Hôi phụ nữ 196 213 194 108,67 91,08 99,88 3 Hội CCB 22 25 18 113,64 72,00 92,82

4 Đoàn thanh niên 18 18 16 100,00 88,89 94,44

Tổng 359 384 337 106,96 87,76 96,89

Nguồn: NHCSXH huyện Lạng Giang

Thực hiện văn bản số 1114A/NHCS-TD ngày 22/4/2007 của NH CSXH Việt Nam về việc hướng dẫn nội dung ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và đối tượng chính sách khác giữa NH CSXH với các tổ chức CT- XH, ký văn bản thỏa thuận với các tổ chức CT-XH tại địa phương (như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên CS HCM) nhằm chuyền tải vốn tín dụng ưu đãi đến các đối tượng thụ hưởng chính sách được nhanh chóng thuận lợi. Thông qua việc bình xét dân chủ, công khai từ cơ sở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 giúp cho vốn ưu đãi đến tay người thụ hưởng được nhanh hơn, thuận lợi hơn, đây là mô hình quản lý sáng tạo đạt hiệu quả cao.

Số lượng các tổ TK&VV của NHCSXH huyện Lạng Giang được thể hiện qua bảng số liệu 4.2. Có sự biến động lớn về số lượng các tổ TK&VV tại các tổ chức là Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong giai đoạn 2012-2013. Nguyên nhân là do trong năm 2013, Thực hiện Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 05/3/2013 của Chủ tịch HĐQT về việc Ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV NHCSXH đã phối hợp cùng các cấp chính quyền cấp xã, Tổ chức chính trị nhận ủy thác thực hiện rà soát 100% Tổ TK&VV, tiến hành họp tổ để kiện toàn lại Ban quản lý tổ đánh giá, phân loại Tổ TK&VV theo quy định mới, sắp xếp giảm 47 Tổ TK&VV có quy mô nhỏ, Tổ hoạt động yếu kém do đó tính đến cuối năm 2013 toàn huyện có 337 Tổ TK&VV, bình quân mỗi tổ có 33 thành viên.

4.1.1.4 Cơ sở vật chất

Sau 10 năm hoạt động được sự quan tâm của NHCSXH Việt Nam, NHCSXH tỉnh Bắc Giang, cấp ủy chính quyền địa phương từ huyện đến xã, thị trấn đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực từng bước đã đáp ứng theo tốc độ tăng trưởng chung đủ để phục vụ cho hoạt động như xe ô tô phục vụ cho vận chuyển tiền để đi giải ngân và thu nợ, thu lãi, trụ sở làm việc đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đặc biệt quan tâm chuyển 600 triệu đồng (trong đó 134 triệu đồng để giải phóng mặt bằng, 466 triệu đồng để xây dựng trụ sở và công trình phụ trợ) cho đơn vị từ năm 2005 đến nay và 23 điểm giao dịch cố định tại xã đã tạo điều kiện để NHCSXH phục vụ tốt hơn các chương trình cho vay trên địa bàn.

Hệ thống máy tính đã được trang bị đầy đủ đồng thời đủ điều kiện để thực hiện việc giao dịch tại cơ sở và các điểm giao dịch đảm bảo nhanh gọn và chính xác tiết kiệm thời gian cho cán bộ của Ngân hàng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52

Một phần của tài liệu nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 54)