Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 104)

6 Quy trình, nghiệp vụ xử lý, thu hồi nợ tồn

4.3.1 Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền

Các hoạt động cho vay đối với các đối tượng chính sách và hộ nghèo của NHCSXH đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, ưu tiên. Những năm qua, bằng các nguồn vốn tín dụng chính sách, NHCSXH đã giúp các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên làm giầu từ chính sức lao động của mình. Bên cạnh những thành tựu đạt được to lớn, song quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, thiếu sót, trong đó có công tác xử lý nợ tồn đọng. Một trong những nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót đó là công tác tuyên truyền, giáo dục.

Như đã phân tích ở trên, nợ tồn đọng phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng khách hàng vay vốn và ý thức trả nợ của khách hàng. Hiện nay, ngoài các khách hàng có ý thức tốt trong việc sử dụng vốn vay đầu tư cho phát triển sản xuất của gia đình, bên cạnh đó vẫn còn một số khách hàng có ý thức chưa tốt, chưa sử dụng vốn vay đúng mục đích, chưa lỗ lực vương lên vượt qua khó khăn, chây ỳ không chịu trả nợ tiền vay. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương đôi lúc còn buông lỏng quản lý, khiến hoạt động tại các tổ TK&VV nhiều lúc còn bị bỏ ngỏ, chỉ mang tính hình thức.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 Để người dân cũng như các cấp chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể, các tổ TK&VV thực sự hiểu được vai trò quan trọng trong việc thực thi nghiêm túc các chính sách của tín dụng chính sách, nâng cao ý thức trả nợ vốn vay của khách hàng thì có rất nhiều biện pháp, trong đó công tác tuyên truyền, giáo dục được coi là biện pháp quan trọng, cần được đẩy mạnh theo các h- ướng sau:

- Xây dựng kế hoạch phối hợp thường xuyên với các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương, các cấp hội nhận ủy thác; phòng Lao động Thương binh & Xã hội để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chế độ chính sách về tín dụng chính sách đến đông đảo người dân và các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, đặc biệt là đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa, các vùng khó khăn, trong đó tập trung:

+ Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của chính sách tín dụng, làm cho nhân dân hiểu rõ hơn những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của chính sách tín dụng của Chính phủ ta, làm rõ trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nội dung trong quản lý tín dụng chính sách.

+ Giải thích, cung cấp đầy đủ thông tin cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là khách hàng của NHCSXH huyện, hiểu rõ hơn quyền lợi và nghĩa vụ khi vay vốn tín dụng chính sách, các quyền lợi của khách hàng khi thực hiện tốt các nghĩa vụ trả nợ đối với các món vay của họ.

- Tuyên truyền trên đài phát thanh và truyền hình huyện... các điển hình sản xuất, các hộ sử dụng tốt vốn tín dụng được vay để vượt qua khó khăn ,vươn lên làm giàu cho đông đảo bà con nông dân trên địa bàn huyện qua đó khích lệ tinh thần làm kinh tế của các hộ nghèo và các hộ đối tượng chính sách khác, nâng cao ý thức trả nợ của các khách hàng. Khuyến khích cán bộ nhân viên trong và ngoài ngành viết bài về các tấm gương, điển hình làm kinh tế tốt từ nguồn vốn tín dụng chính sách, kinh nghiệm trong triển khai công tác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96 - Phát huy vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, từng tổ chức đảng, đoàn thể ở địa phương, từng đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạng Giang trong việc tuyên truyền và thực hiện các chế độ, chính sách đối với các khánh hàng. Đặc biệt phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ PGD NHCSXH làm công tác tuyên truyền để phổ biến, giải thích cho khách hàng về những quy định mới, những định hướng chỉ đạo của NHCSXH tỉnh và Trung ương trong việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách đối với khách hàng.

- Chủ động kế hoạch để phối hợp với các hội, đoàn thể, chính quyền các xã, thị trấn, phòng Lao động TBXH... để nắm bắt tình hình phát triển kinh tế, xã hội của các xã, thị trấn, tình hình sử dụng vốn vay tại các tổ TK&VV và tại các gia đình được vay vốn. Kịp thời có các biện pháp xử lý khi các khách hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ.

- Biểu dương kịp thời các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao trong việc thực hiện quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, các cá nhân sử dụng hiệu quả vốn vay để vươn lên làm giàu, đồng thời phê phán các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện chưa tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các khách hàng có ý thức chây ỳ không chịu trả nợ, các tổ TK&VV còn buông lỏng hoạt động quản lý của mình.

Một phần của tài liệu nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 104)