Kinh nghiệm trong việc xử lý nợ tồn đọng ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 34)

2.2.2.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Yên Mỹ là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Hưng Yên. Là một huyện có truyền thống hiếu học, hàng năm tỷ lệ HSSV đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp dạy nghề tương đối cao. Những năm qua, NHCSXH huyện Yên Mỹ đã làm tốt công tác giải ngân nguồn vốn Chương trình tín dụng HSSV một cách nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo nhu cầu trang trải chi phí của HSSV vào đầu các năm học.

Tính đến hết năm 2013, dư nợ của Chương trình tín dụng HSSV đạt gần 52 tỷ đồng với hơn 2.500 hộ gia đình vay vốn cho trên 2.500 HSSV đi học. Nhờ làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chính sách về thu nợ, thu lãi nên các hộ gia đình và bản thân các em HSSV được hưởng thụ vốn vay chương trình đã thực hiện tốt việc hoàn trả vốn vay cho ngân hàng (Trần Cáp, 2014).

Bên cạnh những mặt thuận lợi, công tác thu nợ, thu lãi của chương trình tín dụng HSSV cũng gặp một số khó khăn, đặc biệt là với những gia đình có mức thu nhập thấp, con em họ vừa ra trường chưa tìm được việc làm thì việc trả nợ ngân hàng là rất khó.

Để công tác xử lý nợ tồn đọng của Chương trình tín dụng HSSV đạt kết quả cao, NHCSXH huyện Yên Mỹ đã coi trọng công tác quản lý chặt chẽ của ngân hàng, của các cán bộ tín dụng và của các thành viên trong các tổ TK&VV. Theo đó, giải pháp xử lý nợ tồn đọng tốt nhất là không để có nợ tồn đọng sảy ra.

Để thu hồi vốn của Chương trình tín dụng HSSV đạt hiệu quả cao tạo nguồn vốn cho vay quay vòng. NHCSXH huyện Yên Mỹ đã trú trọng công tác cho vay và thu hồi vốn khi đến hạn, trong đó tập trung với các hội, đoàn thể thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền cho người dân hiểu và nắm bắt được trách nhiệm, quyền lợi của mình khi tham gia vay vốn và trả nợ đúng hạn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 Bên cạnh đó, ngân hàng có thông báo trước đối với những hộ vay gần đến kỳ hạn trả nợ, phối hợp với các Tổ trưởng tổ TK&VV đốc thúc, động viên để người vay trả nợ, trả lãi đầy đủ, đúng hạn, đồng thời thực hiện nghiêm túc, kịp thời chính sách ưu đãi đối với các trường hợp vay trả nợ trước thời hạn.

Kết quả của các biện pháp trên đã làm giảm tỷ lệ nợ tồn đọng của NHCSXH huyện Yên Mỹ xuống dưới 0,02%/tổng dư nợ trong năm 2013 (Trần Cáp,2014). Đối với các trường hợp nợ quá hạn, ngân hàng đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết như tiến hành phân loại, xác định đúng nguyên nhân, mức độ khó khăn, khả năng trả nợ của khách hàng để có thể căn cứ xử lý cho từng đối tượng cụ thể. Lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng quy trình, thủ tục, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.

Việc xử lý tồn đọng của NHCSXH huyện Yên Mỹ được thực hiện thường xuyên, trên nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ, đúng pháp luật, tránh tạo tâm lý ỷ lại đối với các khách hàng vay vốn và không ảnh hưởng đến các khoản nợ đang lưu hành của ngân hàng.

2.2.2.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang

Để xử lý có hiệu quả các khoản nợ tồn đọng, NHCSXH tỉnh Hậu Giang trong những năm qua đã tiến hành các giải pháp cụ thể để triển khai Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Tính đến hết năm 2013, nợ tồn đọng của NHCSXH tỉnh Hậu Giang giảm xuống còn 1,4%/tổng dư nợ. Đây là một thành quả đáng ghi nhận bởi những năm về trước khi xây dựng đề án (năm 2011), tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH tỉnh Hậu Giang chiếm đến 7,9%/tổng dư nợ, năm 2012 giảm còn 3,22%/tổng dư nợ. Trong thời gian đó, tỉnh Hậu Giang là tỉnh có tỷ lệ dư nợ quá hạn cao hơn so với bình quân chung của cả nước, và là tỉnh có nợ quá hạn cao nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Hồng Diễm, 2014).

Để có được những kết quả trên, ngay từ đầu khi triển khai đề án, NHCSXH tỉnh Hậu Giang đã xác định các biện pháp phù hợp để xử lý nợ tồn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 đọng. Ngân hàng đã mạnh dạn triển khai, rà soát, phân tích nợ của từng hộ vay có nợ quá hạn và nợ lãi tồn lớn. Các giải pháp cụ thể đã được đề ra như: Đối với hộ có khả năng trả nợ nhưng đã viết cam kết trả nợ, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn tiếp tục đôn đốc hộ vay trả nợ, lãi theo cam kết. Đối với các hộ có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ, không trả hoặc không hợp tác với ngân hàng, tổ thu hồi nợ đề nghị UBND xã, phường, thị trấn làm việc để có biện pháp xử lý, giáo dục, kiên quyết xử lý mạnh đối với những trường hợp cố tình chây ỳ và thậm trí lập hồ sơ khởi kiện ra toàn án dân sự,…

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền để thay đổi dần nhận thức của các hộ vay quá hạn, qua đó nhanh chóng thu được những khoản nợ quá hạn, giảm nhanh tỷ lệ nợ quá hạn trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị đã làm tốt công tác xử lý nợ tồn đọng là huyện Châu Thành, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn 1,13%/tổng dư nợ, xã Đông Phước có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất toàn tỉnh là 0,54%/tổng dư nợ.

Qua quá trình triển khai cho thấy, đối với các hộ chây ỳ không trả nợ và để lãi tồn đọng, ngân hàng đã kiên trì thuyết phục, vận động dần áp dụng các biện pháp răn đe cũng như tuyên truyền dần dần họ cũng hiểu và nghiêm túc trả nợ, trả lãi.

Thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tính dụng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV trong tỉnh càng được củng cố và nâng lên về chất lượng. Các tổ TK&VV được xếp loại tốt tăng còn loại kém giảm. Bên cạnh đó chi nhánh tiếp tục đào tạo, tập huấn cho cán bộ ngân hàng theo kế hoạch, đồng thời duy trì thực hiện phương pháp đào tạo kiểu cầm tay chỉ việc ở cơ sở,… đây cũng là một nhân tố quan trọng trong nâng cao chất lượng tín dụng.

Vấn đề then chốt để nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn là xiết chặt và thực hiện nghiêm túc khi chọn đối tượng vay vốn. Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện vốn vay của khách hàng để hạn chế việc sử dụng vốn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 vay sai mục đích. Đảm bảo việc thực hiện thường xuyên thu lãi hàng tháng, không để nợ lãi lớn, tránh tình trạng đối tượng vay bị áp lực trả lãi tồn đọng. Bên cạnh đó các đơn vị trong toàn chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng công tác tín dụng, xử lý nợ đến hạn, rà soát, đánh giá, phân tích các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng do nhận bàn giao, nợ chiếm dụng để có các biện pháp xử lý phù hợp đối với từng mớn nợ. Đặc biệt tập trung công tác xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan đảm bảo nợ rủi ro được xử lý kịp thời.

2.2.2.3 Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một sốđịa phương trong nước

Xử lý nợ tồn đọng của NHCSXH phải dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và một số địa phương đã thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính toán đến điều kiện cụ thể của Việt Nam trong hiện nay như: Kinh tế vĩ mô chưa ổn định; Hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản, trong khi thị trường này chưa thể phục hồi ngay; Xử lý nợ xấu không được gây tổn thất lớn cho Chính phủ và bản thân các ngân hàng. Dù áp dụng phương thức nào thì trước hết vẫn cần có đánh giá toàn diện về khả năng thực hiện các biện pháp để tái cấu trúc và xử lý nợ xấu. Thông quan việc nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ tồn đọng của một số địa phương trong nước, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệp trong xử lý nợ tồn đọng tại NHCSXH huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang như sau:

Một là, xây dựng một cơ chế đánh giá các khoản nợ tồn đọng một cách

khách quan, công khai và minh bạch. Từ đó có các biện pháp xử lý cho từng trường hợp cụ thể, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tạo sự công bằng cho các khánh hàng vay vốn.

Hai: Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng có hiệu quả nhất là áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ của ngân hàng, của các tổ TK&VV từ khâu bình xét đối tượng cho vay, thẩm định hồ sơ vay và quản lý sử dụng vốn vay của khách hàng để không phát sinh nợ tồn đọng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

Ba: Đối với các khoản nợ tồn đọng phát sinh, bên cạnh những biện

pháp răn đe, cần phải thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền tới người dân để thay đổi dần nhận thức của các hộ vay quá hạn, qua đó nhanh chóng thu được những khoản nợ quá hạn, giảm nhanh tỷ lệ nợ tồn đọng trong hệ thống.

Bốn là: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, các cơ

quan hữu quan trong công tác quản lý nợ và thu hồi nợ tồn đọng phát sinh.

Năm: Cần có sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo NHCSXH, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng, khả năng quản lý và sự nhiệt tình trong công tác của các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác và ban quản lý tổ TK&VV.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

Một phần của tài liệu nợ tồn đọng tại ngân hàng chính sách xã hội huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)