6 Quy trình, nghiệp vụ xử lý, thu hồi nợ tồn
4.2.2 Công tác quản lý, kiểm tra của Ngân hàng chính sách xã hộ
Bảng 4.21 Đánh giá của người dân về công tác quản lý, kiểm tra của Ngân hàng Chính sách xã hội TT Chỉ tiêu Tốt Bình thường Chưa tốt SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Xã Đại Lâm 17 85,0 2 10,0 1 5,0 2 Xã Hương Lạc 14 70,0 3 15,0 3 15,0 3 Xã Phi Mô 12 60,0 4 20,0 4 20,0 Chung 43 71,7 9 15,0 8 13,3
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Qua điều tra, thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý các cấp và của các khách hàng là đối tượng vay vốn của NHCSXH huyện Lạng Giang cho thấy công tác quản lý và kiểm tra của NHCSXH là yếu tố quan trọng, quyết định tới kết quả và chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nợ tồn đọng và công tác xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn huyện. Đánh giá chung của người dân về công tác quản lý và kiểm tra của NHCSXH huyện Lạng Giang được tổng hợp qua bảng số liệu ở trên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 Như vậy có thể thấy, nhìn chung công tác quản lý, kiểm tra của NHCSXH được người dân đánh giá tương đối tốt, tuy nhiên việc quản lý tại từng địa phương là do mỗi một cán bộ được phân công nhiệm vụ khác nhau, sự quản lý, thực hiện các nghiệp vụ, trình độ năng lực, thái độ tinh thần trách nhiệm trong công việc,... đã ảnh hưởng đến hoạt động chung của ngân hàng tại mỗi xã, thị trấn. Theo số liệu điều tra phản ảnh, tại những nơi ngân hàng được đánh giá cao thì tỷ lệ nợ quá hạn, lãi tồn đọng là rất thấp (xã Đại Lâm là 0%). Tại xã Phi Mô, theo đánh giá chung của người dân cho thấy vẫn còn một số tồn tại hạn chế trong việc quản lý và kiểm tra của ngân hàng do đó đã làm ảnh hưởng đến kết quả thu hồi vốn và lãi vay trên địa bàn xã.
* Công tác tổ chức điều hành, thực hiện nghiệp vụ
Còn tình trạng triển khai Quy trình nghiệp vụ của NHCSXH ban hành chưa bài bản hoặc còn sai sót nghiệp vụ: Vẫn còn hiện tượng sai sót, tẩy xóa hồ sơ, không thực hiện phân kỳ hạn trả nợ hoặc phân kỳ trả nợ chưa chính xác, gia hạn vượt thời gian qui định hoặc không cập nhật vào sổ lưu tờ rời, tên đệm khác nhau giữa tờ lưu tờ rời và trên mẫu 13/TD... Nguyên nhân là do trình độ một bộ phận cán bộ còn hạn chế hoặc do tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao.
Công tác lập và triển khai kế hoạch tín dụng ở một số xã chưa hiệu quả (kế hoạch lập thiếu chi tiết, không giám sát khi triển khai).
Số lượng cán bộ trong biên chế còn thiếu so với yêu cầu thực tế. Số cán bộ quản lý ở Phòng giao dịch bình quân trên toàn quốc là 11, với dư nợ bình quân dưới 200 tỷ đồng nhưng với dư nợ trên 200 tỷ, thời gian kéo dài NHCSXH Lạng Giang chỉ có 11 cán bộ trong biên chế. Do đó công tác tổ chức điều hành của NHCSXH huyện Lạng giang trong thời gian qua vẫn chưa thực sự đạt được kết quả như mon muốn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87
* Trình độ năng lực và tinh thần trách nhiệm trong công việc của cán bộ:
Chất lượng cán bộ tác nghiệp còn hạn chế như việc nắm bắt văn bản chưa kịp thời nên việc xử lý tình huống nảy sinh khi giao dịch chưa hiệu quả.Hoặc hiểu chưa rõ một số qui định nên dẫn đến các sai sót khi kiểm tra hồ sơ cho vay.
Việc hướng dẫn nghiệp vụ và cách ứng xử của một số cán bộ khi đi giao dịch xã chưa tốt như không trả lời, không giải đáp hoặc không hướng dẫn cho tổ trưởng hoặc hộ vay về nghiệp vụ. Vì vậy BQL tổ không hiểu rõ nghiệp vụ khó giải thích cho tổ viên.
Cán bộ tổ giao dịch lưu động còn chưa nghiêm túc thực hiện triệt để qui định của hệ thống như việc thu nợ gốc của một số tổ trưởng.
Tính chủ động của cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn còn hạn chế. Ví dụ: có một số nơi số lượng thành viên của một số Tổ TK&VV lên tới gần 100 nhưng vẫn không chủ động phối hợp với Hội cấp xã và Tổ TK&VV để chia tách tổ.
* Hiệu quả hoạt động của Tổ giao dịch lưu động tại Điểm giao dịch xã:
Trong một số phiên giao dịch, cán bộ được giao nhiệm vụ còn phát hành biên lai thu lãi chưa kịp thời.
Giao biên lai không cho Tổ TK&VV ký nhận hoặc không thu lại biên lai chưa thu được lãi của tổ. Điều này có thể dẫn đến không kiểm soát được số tiền lãi mà tổ thu được và tiềm ẩn nguy cơ chiếm dụng lãi thu được của BQL Tổ TK&VV.
Việc kiểm quỹ khi kết thúc giao dịch tại xã không có sự tham gia của Tổ trưởng tổ giao dịch lưu động vì việc họp giao ban được tổ chức đồng thời với việc kiểm quỹ. Điều này có thể dẫn đến hệ quả không xác định rõ trách nhiệm trong trường hợp thừa thiếu tiền khi kiểm quĩ.
* Công tác đào tạo tập huấn cho các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và BQL các Tổ TK&VV:
Chất lượng công tác tập huấn chính sách tín dụng còn hạn chế nên việc am hiểu các quy định chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản hướng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 dẫn của NHCSXH của các Hội đoàn thể nhận ủy thác và BQL Tổ TK&VV còn hạn chế.
Ở một số xã, việc triển khai tập huấn các văn bản nghiệp vụ cho các tổ chức Hội nhận ủy thác và Tổ TK&VV chưa kịp thời nên chất lượng hoạt động nhận ủy thác còn chưa tốt làm giảm chất lượng tín dụng của đơn vị.
* Công tác tham mưu, phối kết hợp:
Còn có lúc chưa chủ động tham mưu kịp thời cho UBND/Trưởng Ban đại diện HĐQT huyện có văn bản chỉ đạo UBND xã và các ngành trong việc triển khai thực hiện việc rà soát, bổ sung hộ nghèo/cận nghèo; hoặc có các xã thành lập Ban thu hồi nợ tồn đọng mang tính chất hình thức.
* Công tác kiểm tra giám sát:
Chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo làm rõ những vụ chiếm dụng vốn hoặc sử dụng vốn sai mục đích.
Một số tồn tại sai sót qua kiểm tra chưa được chỉnh sửa triệt để như sai sót về hộ vay ké hoặc sử dụng vốn sai mục đích chưa thu hồi được. Văn bản chỉ đạo chấn chỉnh sai sót sau kiểm tra chỉ được tổng hợp và chỉ đạo 6 tháng 1 lần mà chưa chỉ đạo ngay sau từng đợt kiểm tra.