Về phía cơ quan quản lý:

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ chính xác của kết quả thẩm định giá bất động sản tại thành phố hồ chí minh (Trang 74)

Nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao về

thông tin BĐS. Cùng với việc phát triển hệ thống tin học Chính phủ và mạng Internet, việc tin học hóa toàn bộ hệ thống thông tin BĐS là một yêu cầu rất cấp thiết.

Nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao về cung cấp thông tin BĐS. Điều này nhằm để xây dựng các chỉ số TTBĐS. Trước mắt là 3

chỉ số: Chỉ số giá nhà (Housing Price Index - HPI); Chỉ số giá BĐS (Real Estate Price Index - RPI); Chỉ số TTBĐS (Real Estate Market Index - REMI).

Nhanh chóng xác lập được hệ thống đăng ký thống nhất, đầy đủ, công khai và minh bạch các hoạt động về tình hình sử dụng đất, tình hình đầu tư phát triển trong thị trường BĐS.

Công khai những tác động của Nhà nước vào thị trường BĐS mà vấn đề lớn nhất là công khai quy hoạch sử dụng đất.Tạo lập hành lang pháp lý chính thức cho các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phát triển thị trường BĐS, bao gồm: Mở sàn giao dịch BĐS, các dịch vụ về tài chính, ngân hàng...

Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật nhằm làm sao luật pháp không còn chỗ đứng cho thị trường BĐS “ngầm”, kiện toàn bộ máy quản lý nhằm xoá bỏ triệt để

mọi “kẽ hở” cũng như các vấn đề “chồng chéo”, khuyến khích thực hiện nhanh việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai và BĐS.

Một nền kinh tếđược coi là minh bạch khi việc xây dựng hệ thống pháp luật, các quy định không chỉ là công việc của các nhà lập pháp mà còn là quyền lợi của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Các văn bản pháp quy phải được đưa ra tham khảo rộng rãi ý kiến của tất cả công chúng trước khi đưa vào thực hiện nhằm đảm bảo các văn bản đó thực sự có ý nghĩa thực tiễn và tất cả công chúng đều nắm được nội dung của những văn bản này. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa xung đột lợi ích giữa các bên trong nền kinh tế. Có như vậy thì việc thực hiện các văn bản quy định pháp luật mới

đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.

Có thể sử dụng một vài tiêu chỉ để đánh giá mức độ minh bạch thông tin như

sau:

+ Thông tin kinh tế (hệ thống luật pháp, các chính sách, quy định…) luôn sẵn có hay không, ví dụ trên hệ thống thông tin đại chúng, tại các cơ quan công quyền…

+ Các thông tin này có được trình bày một cách dễ hiểu cho mọi đối tượng nhận tin hay không?

+ Các thông tin có được đưa ra kịp thời, đồng thời có sự chuẩn bị trước mỗi thay đổi hay không?

Nói cách khác, nó thể hiện tính tiên liệu trong chính sách. Để đáp ứng nhu cầu thì đối tượng tiếp cận thông tin có mất nhiều chi phí (thời gian, tiền bạc…) hay không?

Một nền kinh tếđược coi là minh bạch khi tất cả các thông tin kinh tếđều sẵn có cho các đối tượng, các thông tin kịp thời, chính xác, dễ hiểu và không mất nhiều chi phí để cho mọi đối tượng có nhu cầu tìm hiểu có thể tiếp cận dễ dàng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ chính xác của kết quả thẩm định giá bất động sản tại thành phố hồ chí minh (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)