TĐV được khảo sát.
Về giới tính: Qua số liệu tổng hợp, tổng số thẩm định viên được khảo sát là 152 người trong đó có 58 thẩm định viên là nữ chiếm 38,16% và 94 thẩm định viên là nam chiếm 61,84%, kết quả định giá do thẩm định viên là nam đưa ra thường có độ
chính xác cao hơn. Vì nam thường thu thập được những thông tin quan trọng, do lợi thế
về sức khỏe, quan hệ ngoại giao, và khả năng dễ tiếp cận với đối tượng khảo sát hơn nữ.
Về độ tuổi: theo số liệu khảo sát có 130 thẩm định viên độ tuổi từ 25– 34 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 85,5%, còn lại 22 thẩm định viên độ tuổi từ 35-54 tuổi chiếm tỷ lệ 14,5% . Đây có thể xem là điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, cụ thể là họ có khả năng cập nhật và ứng dụng các phương pháp thẩm định mới một cách hiệu quả nhất.
Về số năm công tác: qua thu thập 152 mẫu khảo sát, số lượng thẩm định viên có thâm niên công tác trong lĩnh vực bất động sản dưới 3 năm là 13 người chiếm 8.54 %; từ 3 đến 5 năm là 99 người chiếm 65,14%, và trên 5 năm là 40 người chiếm 26.32%. Thực tế cho thấy đa số thẩm định viên đều còn khá trẻ, đây cũng có thể coi là ưu và nhược điểm của ngành thẩm định giá tại TP. Hồ Chí Minh. Ưu điểm là những thẩm định viên trẻ thường có sự nhiệt huyết, ham học hỏi, cập nhật thông tin tốt- những yếu tố rất cần thiết cho sự chính xác của kết quả thẩm định. Tuy nhiên, những người trẻ thường ít kinh nghiệm và sự nhạy bén trong phán đoán tình huống.
Bảng 4.1.Thông tin cơ bản của mẫu khảo sát
ĐVT: Người Chỉ tiêu
Tổng số mẫu khảo sát (152 mẫu) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Giới tính của thẩm định viên 152 100,00
- Nữ 58 38,16
- Nam 94 61,84
2. Tuổi của thẩm định viên: 152 100,00
- Nhỏ hơn 34 tuổi 130 85,54 - 34 – 54 20 13,16 - Lớn hơn 54 tuổi 2 1,3 3. Số năm công tác 152 100,00 - Dưới 3 năm 13 8,54 - 3– 5 99 65,14 - Trên 5 năm 40 26,32
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Theo kết quả khảo sát, trình độ học vấn của thẩm định viên qua khảo sát 152 mẫu cho thấy: 94 thẩm định viên có trình độ
học vấn là đại học chiếm 61,84%, và 58 thẩm định viên có trình độ học vấn là trên đại học chiếm 38,16%. Về chuyên môn, mẫu khảo sát bao gồm 130 thẩm định viên chưa có thẻ (85,5%) và 22 thẩm định viên có thẻ (14,5%).
Qua khảo sát nhận thấy trình độ chuyên môn của thẩm định viên tương đối cao, tuy nhiên trình độ nghiệp vụ vẫn chưa đạt yêu cầu. Trình độ chuyên môn là yếu tố rất quan trọng không chỉ trong tiếp thu tri thức mới, kinh nghiệm hay mà còn quyết
định chất lượng kết quả thẩm định. Khi thẩm định viên có trình chuyên môn càng cao, họ càng có khả năng cập nhật và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học, công nghệ
vào công tác thẩm định. Từđó có nhiều khả năng sẽ cho ra những quyết định đúng
Bảng 4.2. Trình độ chuyên môn của thẩm định viên Chỉ tiêu Số người (ĐVT: người) Tỷ lệ % Đại học 94 61,84 Trên đại học 58 38,16 Cộng 152 100,0 Bảng 4.3. Trình độ nghiệp vụ của thẩm định viên Chỉ tiêu Số người (ĐVT: người) Tỷ lệ % Có thẻ 22 14,5 Chưa có thẻ 130 85,5 Cộng 152 100,0