Áp lực khách hàng:

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ chính xác của kết quả thẩm định giá bất động sản tại thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Quy mô khách hàng:

Tình hình tài chính của khách hàng là một trong những yếu tố có tác động

đến quy trình thẩm định. Lindsay (1989) nhận thấy rằng khách hàng có tình hình tài chính tốt hay các khách hàng lớn thường có nhiều cơ hội nhận được kết quả như

mong đợi hơn.Trong khi Kinnard et al. (l997) tìm thấy mối quan hệ trực tiếp giữa quy mô khách hàng và khả năng thẩm định viên sửa đổi giá trị chứng thư của mình, tuy nhiên qua khảo sát họ lại nhận thấy các thẩm định viên hầu như không cho rằng quy mô khách hàng có ảnh hưởng đến quyết định của mình.

Theo Hendriskson và Espahbodi, (l99l) khi nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng, họ đưa ra định nghĩa về “quan điểm mua sắm”, quan điểm cho rằng : khách hàng không tìm kiếm một câu trả lời đúng, mà chỉ tìm kiếm câu trả lời họ

thực sự muốn nghe; nếu không cảm thấy hài lòng với kết quảđược cung cấp, họ sẵn sàng tìm đến các thẩm định viên khác cho đến khi mục đích của bản thân được thỏa mãn. Chẳng hạn như ngân hàng thường có xu hướng gây áp lực giảm giá trị thẩm

định đối với mục đích cho vay thế chấp, ngược lại nhà đầu tư lại muốn tăng giá trị

thẩm định nhằm thu hút đầu tư, tài trợ, trong khi nhà quản lý quỹ tài trợ lại mong muốn một giá trị phản ánh được mức tăng trưởng của các năm tiếp theo nhằm duy trì tính ổn định của danh mục đầu tư. Tương tự, nghiên cứu của Kinnard et al. (l997) cũng cho thấy khách hàng luôn tìm kiếm quan điểm của nhiều thẩm định viên khác nhau cho đến khi đạt được kết quả thuận lợi như mong muốn.

Theo nghiên cứu của Rutledge (l994): khi khách hàng có tồn tại lợi ích tài chính liên quan đến kết quả thẩm định, họ thường tìm mọi cách gây ảnh hưởng đến thẩm định viên và quy trình thẩm định. Điều này được minh chứng cụ thể trong trường hợp khoản tiền thưởng của giám đốc đầu tư liên quan trực tiếp đến kết quả định giá.

Theo Kinnard et al (1997): khi kết quả thẩm định càng quan trọng đối với khách hàng, họ càng có khuynh hướng gây sức ép buộc thẩm định viên phải làm theo mong muốn của mình. Chẳng hạn như thẩm định cho mục đích đàm phán bao gồm: đánh giá lại giá trị cho thuê, giao dịch mua/bán, mục đích bồi thường giải tỏa, mục đích cho vay có thế chấp tài sản và thủ tục chứng thực di chúc... Trong những trường hợp trên, thẩm định viên đóng vai trò là người biện hộ- họ không chỉ cung cấp kết quả thẩm định mà còn thay mặt khách hàng đảm nhận vai trò thương lượng

để đi đến một giá trị thỏa đáng nhất. Nhiều công ty định giá đã tạo được danh tiếng rất tốt bằng việc đưa vào báo cáo định giá của mình ít nhiều những đánh giá lạc quan và điều này được rất nhiều khách hàng ưa thích và ủng hộ.

Loi khách hàng:

Nghiên cứu của Harvard (1995) phát hiện “khả năng truy cập và kiểm soát tốt thông tin của thẩm định viên” giúp họ tránh được thế bị động trong nhiều tình huống. Lý do là khách hàng luôn muốn che giấu những thông tin bất lợi nếu chúng gây ảnh hưởng xấu cho kỳ vọng của họ.

Nghiên cứu của Levy và Schuck (1999) xem xét tác động áp lực của khách hàng và mức độ trung thực của thẩm định viên, nghiên cứu đặc biệt chú ý đến 2 nhóm:

- Khách hàng “sành sỏi”: người có thểđạt được mục đích của mình nhờ khả

năng nắm giữ những thông tin quan trọng và “nhạy cảm“ liên quan đến tài sản và thị trường. Ngoài ra họ còn rất am hiểu về quy trình thẩm định cũng như những thông tin đặc biệt có thể làm thay đổi quan điểm đánh giá của thẩm định viên về giá trị tài sản.

cấp những thông tin có lợi đồng thời cố tình che dấu hoặc tìm cách làm sai lệch những thông tin bất lợi. Khi muốn đạt được kết quả mong muốn họ có thể “lót tay” cho thẩm định viên hoặc đe dọa sẽ không trả phí hay hủy hợp đồng và tìm đến một công ty thẩm định khác. Trong trường hợp này, mặc dù quan điểm đánh giá về tài sản không có gì thay đổi nhưng có thể thẩm định viên sẽ thay đổi giá trị thẩm định do những khoản “ lót tay” của khách hàng hoặc do bị đe dọa sẽ không trả phí hay hủy hợp đồng và tìm đến một công ty thẩm định khác.

Sự tinh vi có thể phát sinh do yếu tố “quy mô khách hàng” hoặc “loại hình

được yêu cầu thẩm định”. Phát hiện dựa trên phỏng vấn chuyên sâu của Levy và Schuck (1999) với những chuyên gia định giá hàng đầu ở NewZealand. Một trong những phát hiện của nghiên cứu này là cách mà khách hàng “sành sỏi” thao túng thông tin cung cấp đến thẩm định viên trong suốt quá trình định giá. Chẳng hạn, những thông tin được coi là bí mật sẽ được cung cấp trong trường hợp họ tin rằng thẩm định viên sẽ không thể điều tra chính xác hay xem xét một cách đầy đủ, kỹ

lưỡng mọi thông tin. Trên thực tế, “khách hàng tinh vi” thường có nhiều kinh nghiệm đối phó với thẩm định viên và một số trong đó khá quen thuộc với các kỹ

thuật, công cụ định giá được áp dụng trong trường hợp của mình. Điều này đặt khách hàng ở một vị thế tốt hơn trong các cuộc tranh luận, thương thảo với thẩm

định viên. Ngược lại, đối với “khách hàng bình dân”, mối đe dọa từ họ diễn ra trực tiếp hơn trong cách tiếp cận với thẩm định viên, phổ biến nhất là việc họ đe dọa không trả phí thẩm định hay hủy hợp đồng.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến mức độ chính xác của kết quả thẩm định giá bất động sản tại thành phố hồ chí minh (Trang 30)