Trường ĐHSP TPHCM

Một phần của tài liệu trí tuệ xã hội của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 94)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Trường ĐHSP TPHCM

Trong công tác tuyển sinh, cần quan tâm đến chất lượng đầu vào cũng như sự phù hợp giữa năng lực và định hướng giá trị nghề nghiệp cũng như một số yếu tố tư chất khác của SV với yêu cầu, mục đích đào tạo ngành sư phạm.

Xây dựng môi trường văn hoá học đường đảm bảo tính mô phạm, thân thiện và tích cực bằng cách đề ra nội quy kỷ luật – quy chế đào tạo hợp lý, gìn giữ nề nếp kỷ luật học đường, xây dựng môi trường học tập năng động, xây dựng văn hóa giao tiếp trường học, cải thiện cơ sở vật chất, chất lượng hoạt động phục vụ hoạt động học tập và rèn luyện của SV.

Nghiên cứu, đổi mới chương trình nội dung đào tạo sao cho nội dung đảm bảo cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa lý luận và thực tiễn, đặc biệt cần chú trọng đến các môn học giúp SV rèn luyện những kỹ năng, nghiệp vụ mang tính chất đặc thù của ngành sư phạm. Bên cạnh đó, nhà trường cần có kế hoạch bổ sung hoặc tăng cường một số môn học với mục đích cung cấp một cách hệ thống và bài bản những kiến thức về phong tục, truyền thống, văn hoá của các nhóm xã hội cho SV, đồng thời rèn luyện các kỹ năng cần thiết đối với SV sư phạm (đặc biệt chú ý đến kỹ năng giao tiếp, hoạt động nhóm, xử lý tình huống, nhận thức và thể hiện bản thân,…) vào

93

chương trình đào tạo các ngành sư phạm; xây dựng các chương trình tích hợp hoặc lồng ghép giáo dục các mặt biểu hiện của TTXH vào các môn học dành cho SV của trường.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng SV một cách hệ thống, toàn diện và phù hợp hơn với tình hình thực tế, lưu ý đánh giá hoạt động rèn luyện các nét nhân cách đặc trưng nhằm đáp ứng yêu cầu của lao động sư phạm.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động cụ thể, thiết thực như các hội thảo chuyên đề, sinh hoạt ngoại khó, các hoạt động giao lưu, thực tập, thực tế; đẩy mạnh hoạt động của phòng tham vấn học đường nhằm hỗ trợ SV, các lực lượng giáo dục trong quá trình giáo dục và tự giáo dục thông qua các buổi tham vấn, truyền thông hoặc tổ chức các khoá học về kiến thức xã hội, định hướng giá trị, kĩ năng tự nhận thức, tự thể hiện bản thân, ứng xử phù hợp với văn hóa, môi trường xã hội, …

Đẩy mạnh công tác xây dựng Đoàn thanh niên, Hội SV. Đoàn, Hội SV cần thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kiến thức xã hội, rèn luyện kỹ năng tương tác xã hội cho SV, nâng cao chất lượng các hoạt động Đoàn, Hội, thông qua đó từng bước nâng cao TTXH cho SV.

Đối với giảng viên, cán bộ và công nhân viên nhà trường:

- Tổ chức đa dạng các hoạt động dạy học và giáo dục, khuyến khích SV tham gia vào các hoạt động tập thể, kích thích sự tự giáo dục và giáo dục lẫn nhau.

- Thông qua các giờ lên lớp hoặc các buổi sinh hoạt ngoại khoá, giảng viên có thể kết hợp lồng ghép vào bài giảng các kiến thức về văn hoá, xã hội, các định hướng giúp SV rèn luyện khả năng giao tiếp ứng xử, cách thể hiện bản thân, thấu hiểu người khác và tạo ra sự hợp tác, uy tín cá nhân, cải thiện mối quan hệ xã hội,…

- Tạo lập mối quan hệ liên nhân cách tốt đẹp, tạo bầu không khí thân thiện, tích cực nhưng vẫn đảm bảo tính mô phạm để tạo điều kiện cho hoạt động học tập và rèn luyện của SV sư phạm.

94

- Trợ lý khoa, cố vấn học tập cần bám sát tình hình, đặc điểm tâm lý, khuynh hướng phát triển của SV để kịp thời tư vấn, định hướng cho hoạt động học tập và rèn luyện của SV.

- Luôn tự học, tự trau dồi và hoàn thiện nhân cách bản thân để trở thành tấm gương tốt cho SV học tập.

Một phần của tài liệu trí tuệ xã hội của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)