7. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Một số biện pháp định hướng rèn luyện TTXH cho SV trường ĐHSP TPHCM
độ tham gia CTXH. Kiểm nghiệm Scheffe cũng cho kết quả sự khác biệt ý nghĩa này nằm ở từng cặp so sánh.
Điều này có thể lý giải là do việc tham gia vào các hoạt động CTXH giúp SV có cơ hội tương tác với nhiều đối tượng khác nhau, mở rộng quan hệ xã hội, học hỏi và có thêm nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp xã hội nói riêng, trong cuộc sống nói chung; nhờ đó rèn luyện, phát triển TTXH của bản thân.
Các kết quả so sánh trên đây cho phép kết luận mức độ tham gia CTXH có ảnh hưởng theo chiều thuận đến các mặt biểu hiện nói riêng và TTXH nói chung của SV trường ĐHSP TPHCM.
2.4. Một số biện pháp định hướng rèn luyện TTXH cho SV trường ĐHSP TPHCM TPHCM
Để giúp SV nói chung và SV trường ĐHSP TPHCM nói riêng rèn luyện nâng cao TTXH cho bản thân, người nghiên cứu xin được đưa ra một số biện pháp mang tính chất định hướng như sau:
2.4.1. Với xã hội
Bộ Giáo dục – Đào tạo và các tổ chức giáo dục có liên quan cần nghiên cứu giảm bớt các nội dung giảng dạy thiên về lý thuyết, giáo điều, đưa nội dung giáo dục rèn luyện TTXH với một thời lượng thích hợp vào chương trình, hệ thống giáo dục
92
quốc dân. Trong tương lai, có thể tiến đến nghiên cứu, xây dựng chương trình rèn luyện TTXH mang tính đồng bộ, thống nhất cao cho các cấp học, bậc học.
Các cấp chính quyền địa phương mà quan trọng nhất là lãnh đạo, phường xã cần quan tâm hơn đến vai trò của dư luận xã hội, thông qua các tổ dân phố kịp thời nhắc nhở, phê phán những hành động tiêu cực, sai lệch chuẩn xã hội của người lớn và thanh niên mới lớn; nêu gương, khuyến khích hành động ứng xử có văn hoá, phù hợp “thuần phong mỹ tục”.
Các cơ quan nghiên cứu, sở, ban ngành có liên quan cần có những nghiên cứu sâu rộng về hệ thống giá trị xã hội, chuẩn mực ứng xử,... để cung cấp các chuẩn mực giá trị xã hội, cách thức giao tiếp - ứng xử phù hợp, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của TTXH.