SV trường ĐHSP TPHCM

Một phần của tài liệu trí tuệ xã hội của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 96)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3.SV trường ĐHSP TPHCM

Với tư cách chủ thể của hoạt động và giao tiếp, SV trường ĐHSP TPHCM phải nhận thức được tầm quan trọng của TTXH đối với cuộc sống cũng như nghề nghiệp tương lai, từ đó có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động do nhà trường và các đoàn thể tổ chức, tiếp nhận chọn lọc các tác động giáo dục, học tập, trau dồi củng cố vốn hiểu biết xã hội, rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, nhận thức và thể hiện bảo thân, tạo uy tín, thiết lập và duy trì các mối quan hệ xã hội nhằm tạo điều kiện nâng cao TTXH nói riêng và hoàn thiện nhân cách nói chung.

Tiểu kết chương 2

Kết quả khảo sát TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM cho phép rút ra một số kết luận như sau:

- TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM hiện nay tập trung từ trung bình đến khá và có khuynh hướng thiên về khá.

- Mức độ biểu hiện các mặt TTXH chưa đồng đều, trong đó, mặt thấu cảm và mặt tạo sự tín nhiệm có mức độ biểu hiện tốt hơn so với các mặt còn lại (nhận thức xã hội, thể hiện bản thân và giao tiếp hiệu quả).

- Năm mặt biểu hiện của TTXH bao gồm nhận thức xã hội, thể hiện bản thân, tạo sự tín nhiệm, giao tiếp hiệu quả và thấu cảm có mối liên hệ chặt chẽ với hệ số tương quan từ mức khá trở lên.

95

- Có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM

theo các tham số: ngành học; năm học; giới tính; kết quả học tập và mức độ tham gia CTXH.

Để giúp SV trường ĐHSP TPHCM nói riêng và SV nói chung có ý thức rèn luyện, nâng cao TTXH, cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ nhiều phía như các cơ quan hữu quan, trường ĐHSP TPHCM, giảng viên, cán bộ công nhân viên nhà trường và quan trọng nhất là bản thân SV phải phấn đấu, nỗ lực trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống để có thể thích ứng với các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp trong tương lai.

96

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận

1.1. Về nghiên cứu lý luận:

Có nhiều quan điểm khác nhau về TTXH. Theo Karl Albrecht, TTXH được xác định là khả năng thiết lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác và khiến cho họ sẵn sàng hợp tác. TTXH của cá nhân được thể hiện thông qua năm mặt biểu hiện, bao gồm: nhận thức xã hội, thể hiện bản thân, tạo sự tín nhiệm, giao tiếp hiệu quả và thấu cảm. Trên thực tế, TTXH giữ vai trò quan trọng đối với cá nhân, đặc biệt là đối với SV sư phạm do những yêu cầu xuất phát từ đặc điểm nghề nghiệp trong tương lai.

1.2. Về nghiên cứu thực tiễn

Kết quả khảo sát TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM cho phép rút ra một số kết luận như sau:

 Kết quả tổng hợp chung: Xét trên toàn mẫu nghiên cứu, TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM ở mức trung bình với trung bình tổng điểm là 257,56. Nhìn chung, TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM hiện nay tập trung từ trung bình đến khá và có khuynh hướng thiên về khá.

 Kết quả khảo sát ở từng mặt biểu hiện:

- Mặt nhận thức xã hội: 46,4% SV có nhận thức xã hội ở mức độ trung bình đồng thời điểm trung bình chung trên toàn mẫu là 55,3 cho thấy biểu hiện mặt nhận thức xã hội của SV trường ĐHSP TPHCM chỉ thuộc mức trung bình. Như vậy, khả năng nhận diện cảm xúc, giải mã ý nghĩa các biểu hiện phi ngôn ngữ, hành vi của người khác, chú ý đến bối cảnh và các yếu tố văn hoá trong các tình huống xã hội của SV trường ĐHSP TPHCM còn khá hạn chế.

- Mặt thể hiện bản thân: phần lớn SV (45,1%) có mức độ biểu hiện ở mặt này thuộc mức khá, tuy nhiên, điểm trung bình chung khi xét trên toàn mẫu là 45,5 chỉ thuộc mức trung bình. Kết quả này cho thấy, khi xem xét trên toàn mẫu

97

nghiên cứu, khả năng thể hiện bản thân một cách phù hợp với tình huống xã hội của SV trường ĐHSP TPHCM chỉ ở mức trung bình.

- Mặt tạo sự tín nhiệm có trung bình tổng điểm 54,1 thuộc mức khá đồng thời đa số SV (57,7%) có biểu hiện ở mức độ khá và 5% có biểu hiện ở mức cao. Kết quả này khẳng định khả năng tạo dựng sự tin tưởng của người khác và duy trì các mối quan hệ thông qua thái độ, hành vi thể hiện sự chân thành, cởi mở, thân thiện,… với người khác trong các tình huống xã hội của SV trường ĐHSP TPHCM là khá tốt.

- Mặt giao tiếp hiệu quả: 44,4% SV trường ĐHSP TPHCM có mức độ biểu

hiện ở trung bình và trung bình tổng điểm trên toàn mẫu là 48,8 đã cho thấy khả năng diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu các suy nghĩ, quan điểm, giải quyết xung đột và tạo ra sự hợp tác của SV trường ĐHSP TPHCM chỉ ở mức trung bình.

- Mặt thấu cảm: Đây là mặt biểu hiện có tỉ lệ SV đạt mức cao cao nhất trong số năm mặt biểu hiện với tỉ lệ 12,3%. Đồng thời, tỉ lệ SV đạt mức khá chiếm đa số với 57,2%; và trung bình tổng điểm ở mặt này là 53,7 cho thấy khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu quan điểm, cảm xúc và động cơ hành vi của họ; từ đó tạo ra sự cảm thông và kết nối với người khác của SV trường ĐHSP TPHCM là khá cao và có phần vượt trội hơn so với các mặt biểu hiện khác.

Như vậy, kết quả khảo sát ở từng mặt biểu hiện của TTXH cho thấy mức độ biểu hiện các mặt này chưa đồng đều, trong đó, mặt thấu cảm và mặt tạo sự tín nhiệm có mức độ biểu hiện tốt hơn so với các mặt còn lại

Năm mặt biểu hiện của TTXH bao gồm nhận thức xã hội, thể hiện bản thân, tạo sự tín nhiệm, giao tiếp hiệu quả và thấu cảm có mối liên hệ chặt chẽ với hệ số tương quan từ mức khá trở lên, trong đó, cặp tương quan mạnh nhất là cặp “thể hiện bản thân” và “tạo sự tín nhiệm” với hệ số tương quan R = 0,800

98

 Có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo

các tham số nghiên cứu như ngành học; năm học; giới tính; kết quả học tập và mức độ tham gia CTXH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, qua nghiên cứu lý luận và khảo sát TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM hiện nay, những kết quả bước đầu đã giúp khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu đã nêu.

Kiến nghị

Để định hướng cho sự phát triển TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM nói riêng và SV nói chung, người nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Về phía xã hội: Bộ Giáo dục – Đào tạo và các tổ chức giáo dục có liên quan cần nghiên cứu, đưa nội dung giáo dục rèn luyện TTXH với một thời lượng thích hợp vào chương trình, hệ thống giáo dục quốc dân. Trong tương lai, các nhà giáo dục, nhà khoa học có thể tiến đến nghiên cứu, xây dựng chương trình giáo dục, rèn luyện TTXH mang tính đồng bộ, thống nhất cho các cấp học, bậc học. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cũng như các cơ quan hữu quan trong việc định hướng rèn luyện TTXH cho thế hệ trẻ.

- Về phía nhà trường: Trường ĐHSP TPHCM nói riêng cũng như các trường sư phạm nói chung cần quan tâm đến vấn đề rèn luyện TTXH cho SV một cách bài bản, hệ thống từ các khâu tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, tiêu chí đánh giá chất lượng SV, thiết lập môi trường văn hoá học đường bảo đảm tính mô phạm, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội và tổ chức đa dạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, sinh hoạt ngoại khoá cho SV. Bên cạnh đó, nhà trường cần chú ý phát huy tối đa vai trò của giảng viên, cán bộ nhân viên nhà trường trong mối quan hệ tương tác liên nhân cách với SV. - Về phía SV: Bản thân mỗi SV sư phạm nói riêng cũng như SV nói chung phải nhận thức được tầm quan trọng của TTXH đối với cuộc sống cũng như

99

nghề nghiệp tương lai, từ đó có ý thức nâng cao TTXH và hoàn thiện nhân cách.

Hướng phát triển của đề tài

- Hướng thứ nhất: Đề tài hiện tại còn hạn chế ở độ rộng của đối tượng nghiên cứu, khái niệm TTXH được sử dụng là khái niệm được hiểu theo quan điểm của Karl Albrecht. Những đề tài tiếp theo có thể nghiên cứu TTXH dưới các quan điểm, cách tiếp cận, công cụ nghiên cứu khác nhau để làm rõ tính đa dạng, phong phú của khái niệm này.

- Hướng thứ hai: Các đề tài kế tiếp có thể nghiên cứu trên số lượng khách thể lớn hơn để có thể có một cái nhìn khái quát về TTXH của SV tại các trường cao đẳng, đại học tại TPHCM hoặc các nhóm khách thể khác.

- Hướng thứ ba: việc đề xuất các biện pháp của đề tài này chỉ dừng lại ở mức đề xuất ý tưởng, chưa được thiết kế chi tiết. Đề tài có thể mở rộng theo hướng thiết kế cụ thể và thực nghiệm một số biện pháp nhằm giúp SV rèn luyện, nâng cao TTXH.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Vũ Thị Lan Anh (2003), Nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ và các biểu hiện của sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

2. Huỳnh Văn Chẩn (2006), Nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã Bến Tre, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Daniel Goleman (2007), Trí tuệ xúc cảm, Nxb Lao động – Xã hội.

4. Daniel Goleman (2007), Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc, Nxb Tri thức. 5. Daniel Goleman (2008), Trí tuệ xã hội, Nxb Lao động – Xã hội.

6. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

7. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học Xã hội.

8. Đoàn Văn Điều (2001), Nghiên cứu trí lực và mối quan hệ của nó và khả năng học toán ở học sinh trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

9. Phạm Hoàng Gia (1979), Bản chất của trí thông minh và cơ sở lý luận của đường lối lĩnh hội khái niệm, Luận án Phó giáo sư Tiến sĩ, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

10.Lê Thị Minh Hà (2002), Nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ và thể lực của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. 11.Phạm Minh Hạc – Lê Đức Phúc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách,

Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.

101

13.Lê Thị Hân – Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) (2011), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

14.Trần Hiệp (chủ biên) (1996), Tâm lý học xã hội những vấn đề lý luận, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội

15.Dương Thị Diệu Hoa (chủ biên) (2008), Giáo trình Tâm lí học phát triển, Nxb Đại học Sư Phạm.

16.Ngô Công Hoàn (chủ biên) (2011), Tâm lý học khác biệt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

17.Howard Gardner (1998), Cơ cấu trí khôn – Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn, Nxb Giáo dục.

18.Lê Văn Hồng – Lê Ngọc Lan – Nguyễn Văn Thàng (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

19.Nguyễn Mai Hương (1993), Bước đầu tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh lớp 7,8 thông qua Tets Raven”, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Đại học Sư Phạm Hà Nội I.

20.Nguyễn Công Khanh (2011), “Trí tuệ xã hội và các mô hình cấu trúc trí tuệ xã hội”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 71, trang 14 – 17, 34.

21.Nguyễn Lân (1988), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, Nxb văn học.

22.Knud S.Larsen và Lê Văn Hảo (2010), Tâm lý học xã hội, Nxb từ điển Bách Khoa. 23.Đỗ Thị Nga (2006), Khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại thị xã Đồng Xoài – tỉnh Bình Phước năm học 2005- 2006, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

24.Phạm Thành Nghị (2011), Giáo trình tâm lý học giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25.Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2001), Tâm lí học trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

102

26.Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học Sư Phạm.

27.Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

28.Đào Thị Oanh (chủ biên) (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay,

Nhà xuất bản Giáo Dục.

29.J. Piaget (1998), Tâm lý học trí khôn, Nxb Giáo dục.

30.Phạm Văn Quyết (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia HàNội

31.Thomas Armstrong (2007), 7 loại hình trí thông minh (Seven kinds of smart), Nxb Lao Động.

32.Nguyễn Đức Sơn (2002), Tìm hiểu mối tương quan giữa sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông với nếp sống văn hoá gia đình tại một số trường ở Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ khoa học Tâm lý học, Chuyên ngành Tâm lý học, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

33.Huỳnh Văn Sơn (chủ nhiệm đề tài) (2011), Nhận thức về trí tuệ xã hội và các biện pháp phát triển trí tuệ xã hội cho trẻ từ 6 – 11 tuổi của phụ huynh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài KH&CN cấp Trường, mã số CS.2011.19.01.DA, Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

34.Nguyễn Thạc, Nghiên cứu đặc điểm sự phát triển trí tuệ của trẻ em mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đề tài cấp bộ MS B9645 TĐ 01, Trường cao đẳng Sư phạm nhà trẻ - mẫu giáo TW1, Hà Nội.

35.Nguyễn Thạc (chủ biên) (2008), Tâm lý học Sư phạm đại học, Nxb Đại học Sư Phạm.

36.Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy

Khanh, Phạm Hùng Việt (2009), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Viện Ngôn Ngữ học.

103

38.Travis Bradberry, Jean Greaves (2012), Thông minh cảm xúc 2.0, Nxb Phụ nữ. 39.Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (1998), Tâm lí học Đại cương, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội.

40.Nguyễn Quang Uẩn (1993), Bàn về bản chất, cấu trúc và các giai đoạn phát triển của năng lực trí tuệ, Đại học Sư Phạm Hà Nội.

41.Nguyễn Quang Uẩn (2010), Tuyển tập nghiên cứu về tâm lý – giáo dục, Nxb Đại học Sư Phạm.

42.Nguyễn Khắc Viện (chủ biên) (1991), Từ điển tâm lý, Nxb ngoại văn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em Hà Nội.

104

Tiếng Anh

43.Ahmad Abdulhameed Aufan Al-Makahleh, Ayed Hanna Ziadat (2012), Social intelligence and personal characteristics of talented secondary school students in King Abdullah II - schools for excellence, Jordan, Educational Research Vol. 3(10) pp. 785-798.

44.Bryan Jeremy Cavins (2005), The relationship between emotional – social intelligence and leadership practices among college student leaders, Graduate College of Bowling Green State University. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

45.David Matsumoto (2009), The Cambridge Dictionary of Psychology, Cambridge University Press.

46.Deepti Hooda, Nov Rattan Sharma, Amrita Yadava (2009), Social intelligence as a predictor of positive psychological health, Journal of the Indian Academy of Applied Psychology, January 2009, Volume 35, No.1, p.143-150.

47.Garth J.O. Fletcher, Margaret S. Clark (Ed.) (2001), Blackwell Handbook of Social Psychology: Interpersonal Processes , Blackwell Publishing.

48.George Lane Wagaman (1973), An investigation of verbal and social intelligence in normal and mentally retarted children, University of Scranton.

49.Kanikella Suresh (2009), Social intelligence of student teachers, Discovery publishing house PVT. LTD.

50.Kate Unterborn (2011), Creating a performance-based social intelligence measure using a situational judgment test format, Central Michigan University, Mount Pleasant, Michigan.

51. Karl Albrecht (2006), Social intelligence: the new science of success, Jossey- Bass, A Wiley Imprint.

52.Keith F. Mauthe (1989), An investigation of the content and context of social intelligence, Lethbridge Alberta.

105

53.Manisha Goel, Preeti Aggarwal (2012), A comparative study of social intelligence of single child and child with sibling, International Journal of Physical and Social Sciences, Volume 2, Issuse 6 (June – 2012).

54.Nathan J. Emery, Nicola Clayton, Christopher D. Frith (2008), Social intelligence: from brain to culture, Oxford University Press Inc., New York.

Một phần của tài liệu trí tuệ xã hội của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 96)