Phiếu khảo sát dành cho SV trường ĐHSP TPHCM

Một phần của tài liệu trí tuệ xã hội của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 56)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phiếu khảo sát dành cho SV trường ĐHSP TPHCM

1

2.2.1.1. Quy trình thiết kế.

Gồm những bước sau:

- Dựa trên khái niệm và mô hình TTXH của Karl Albrecht, đã xác định các 5 mặt cần khảo sát là: nhận thức xã hội (S), thể hiện bản thân (P), tạo sự tín nhiệm (A), giao tiếp hiệu quả (C) và thấu cảm (E).

- Tham khảo các loại tài liệu, xin ý kiến chuyên gia về biểu hiện TTXH của SV sư phạm để xác định nội dung các ý hỏi, xác định cụ thể biểu hiện có thể có ở từng mặt. Phân tích giá trị nội dung đại diện và tính gần gũi với SV trường ĐHSP TPHCM của từng câu, chọn lựa những câu đại diện nhất để đưa vào bảng khảo sát.

- Lựa chọn cách cho điểm.

- Khảo sát thử trên 50 SV trường ĐHSP TPHCM. Ở lần khảo sát thử này, người nghiên cứu quan tâm tìm hiểu hệ số tin cậy của thang đo (hệ số α - Cronbach = 0.817), đồng thời dựa vào kết quả thống kê để phân tích, đánh giá và chỉnh sửa những câu có vấn đề.

- Hoàn chỉnh bảng khảo sát

2.2.1.2. Mô tả phiếu khảo sát dành cho SV

Đây là công cụ nghiên cứu chính của đề tài, gồm 2 phần:

Phần 1: Thu thập thông tin cá nhân của người thực hiện khảo sát.

Phần 2: Nội dung khảo sát bao gồm 2 nhóm câu hỏi phục vụ các mục tiêu của đề tài.

1Phụ lục 1

55

- Nhóm A: gồm 50 câu khảo sát một số biểu hiện TTXH theo mô hình của Karl Albrecht dựa trên 5 mặt: nhận thức xã hội, thể hiện bản thân, tạo sự tín nhiệm, giao tiếp hiệu quả và thấu cảm. Người trả lời chọn 1 trong 5 mức độ: rất phù hợp, phù hợp, phân vân, không phù hợp và hoàn toàn không phù hợp. - Nhóm B: Gồm 41 câu hỏi khảo sát sự lựa chọn của SV trong những tình huống cụ thể. Mỗi câu hỏi trong nhóm này đều có 3 lựa chọn A; B; C được đánh giá mức độ phù hợp từ cao đến thấp, người trả lời chọn 1 lựa chọn thích hợp nhất.

Sự phân bố các câu khảo sát ở từng mặt biểu hiện của TTXH được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.2. Phân bố các câu khảo sát ở từng mặt biểu hiện của TTXH

Mặt Câu cụ thể

Nhận thức xã hội A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, B1.1, B1.2, B1.3, B1.4, B1.5, B1.6, B15.1, B16.1, B16.3, B16.4

Thể hiện bản thân A11, A12, A13, A14, A15, A16, A17, A18,

A19, A20, B2, B4, B5, B6, B8, B10

Tạo sự tín nhiệm A21, A22, A23, A24, A25, A26, A27, A28, A29, A30, B3, B7, B9, B11, B12, B13, B14, B15.7, B18.5

Mặt Câu cụ thể

Giao tiếp hiệu quả A31, A32, A33, A34, A35, A36, A37, A38, A39, A40, B15.4, B15.5, B15.6, B16.5, B17.3, B17.4, B17.5, B18.4

Thấu cảm A41, A42, A43, A44, A45, A46, A47, A48, A49, A50, B15.2, B15.3, B16.2, B17.1, B17.2, B18.1, B18.2, B18.3

2.2.1.3. Cách thức cho điểm

Phần 1: Phần thông tin cá nhân – chỉ thống kê tần số, không tính điểm Phần 2: Phần câu hỏi

56

- Nhóm A: Nhóm câu hỏi tự đánh giá. Mỗi câu hỏi có 5 lựa chọn, điểm số được cho tương ứng với từng lựa chọn như sau:

 rất phù hợp: 5 điểm  phù hợp: 4 điểm  phân vân: 3 điểm  không phù hợp: 2 điểm

 hoàn toàn không phù hợp: 1 điểm

Điểm số được quy đổi ngược lại ở các câu tiêu cực: A5, A6, A19, A27, A28, A31, A32, A34, A43, A47, A48 (được đánh dấu (*) trong quá trình phân tích và bình luận).

- Nhóm B: Nhóm câu hỏi tình huống. Mỗi câu hỏi có 3 lựa chọn, điểm số được cho từ 1 đến 3 tương ứng với mức độ phù hợp ở từng lựa chọn trong mỗi tình huống cụ thể.

2.2.1.4. Cách thức phân chia các mức độ tương ứng

Người nghiên cứu chọn “Mô hình theo chuỗi liên tục” để xây dựng mô hình điểm chuẩn bao gồm 5 mức độ để đánh giá kết quả tổng hợp thu được từ các câu hỏi trong bảng khảo sát về TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM.

Thông thường, có 2 phương pháp để xác định các mức độ.

- Cách thứ nhất là dựa trên trung bình của một số lượng rất đông. Nghĩa là TTXH của một khách thể sẽ được so sánh với kết quả chung của rất nhiều khách thể đã được khảo sát nhằm chỉ ra vị trí tương đối của khách thể đó. - Cách thứ hai là dựa vào nội dung khảo sát. Mục đích của cách này là đánh giá biểu hiện TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM nằm ở mức độ nào. Theo phương pháp này, mức độ biểu hiện TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM không phụ thuộc vào vị trí tương đối so với kết quả của một số lượng rất lớn khách thể khác mà chỉ phụ thuộc vào nội dung đã đem ra khảo sát. Phương pháp này phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. Từ đó, người nghiên

57

cứu phân chia các mức độ biểu hiện TTXH như sau:

Bảng 2.3. Phân chia mức độ biểu hiện TTXH

Mức 1 (Rất thấp) Mức 2 (Thấp) Mức 3 (Trung bình) Mức 4 (Khá) Mức 5 (Cao) Nhóm A 1 đến cận 1,8 1,8 đến cận 2,6 2,6 đến cận 3,4 3,4 đến cận 4,2 4,2 đến 5 Nhóm B 1 đến cận 1,4 1,4 đến cận 1,8 1,8 đến cận 2,2 2,2 đến cận 2,6 2,6 đến 3

2.2.1.5. Độ tin cậy của hệ thống nội dung câu hỏi

Độ tin cậy của thang đo dùng cho SV được xác định bằng hệ số tin cậy alpha – Cronbach. Trong lần khảo sát chính thức, hệ số tin cậy tính được = 0.948. Theo các nhà thống kê, hệ số tin cậy từ 0.70 trở lên là thang đo dùng được. Ở đây, hệ số này là 0.948, cho phép kết luận thang đo đạt mức tốt.

Một phần của tài liệu trí tuệ xã hội của sinh viên trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)