7. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2. Kết quả so sánh TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo các tham số nghiên
nghiên cứu.
2.3.2.1. Kết quả so sánh TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo ngành học
TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo ngành học được so sánh dựa trên
mức độ biểu hiện và trung bình tổng điểm TTXH.
Kết quả so sánh mức độ biểu hiện TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo ngành học được thể hiện ở bảng 2.21.
Bảng 2.21. Kết quả so sánh trung bình tổng điểm TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo ngành học Ngành Tổng điểm Đặc thù Ngoại ngữ nhiên Tự Xã hội F Mức ý nghĩa (P) Nhận thức xã hội 54,96 56,60 54,04 55,84 3,941 0,008 Thể hiện bản thân 44,47 45,84 44,39 47,52 3,955 0,008 Tạo sự tín nhiệm 52,81 53,96 53,94 55,83 2,699 0,045
Giao tiếp hiệu quả 48,15 49,25 48,04 49,92 2,002 0,113
Thấu cảm 53,24 54,25 52,99 54,53 1,098 0,349
TTXH 253,61 259,91 253,41 263,65 2,749 0,042
Kết quả ở bảng trên cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa SV theo các nhóm ngành học khác nhau ở các mặt biểu hiện: nhận thức xã hội (F = 3,941; P = 0,008), thể hiện bản thân (F = 3,955; P = 0,008) và tạo sự tín nhiệm (F = 2,699; P = 0,045). Mặt giao tiếp hiệu quả và thấu cảm không có sự khác biệt ý nghĩa.
87
Kết quả tổng hợp cho thấy trung bình tổng điểm TTXH của SV ngành xã hội là cao nhất (TB = 263,65), kế đến là ngành ngoại ngữ (TB = 259,91). Trung bình tổng điểm TTXH của SV ngành đặc thù và tự nhiên lần lượt là 253,61 và 253,41. Kiểm nghiệm Anova cho F = 2,749 và xác suất P = 0,042 cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa
trong trung bình tổng điểm TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo ngành học.
Tuy nhiên, kiểm nghiệm Scheffe lại cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa rõ rệt nào ở từng cặp.
Như vậy, có thể kết luận rằng, yếu tố ngành học có ảnh hưởng đến TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM, tuy nhiên, ảnh hưởng này chưa thực sự rõ rệt, chưa cho thấy sự phân hoá giữa các nhóm ngành khác nhau.
2.3.2.2. Kết quả so sánh TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo năm học
Bảng 2.22. Kết quả so sánh trung bình tổng điểm các mặt TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo năm học
Năm
Tồng điểm Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
F Mức ý nghĩa (P) Nhận thức xã hội 52,94 54,25 57,88 56,90 17,772 0,000 Thể hiện bản thân 41,86 45,22 48,15 47,79 16,538 0,000 Tạo sự tín nhiệm 50,87 53,13 57,64 55,81 17,158 0,000
Giao tiếp hiệu quả 44,97 48,01 52,49 50,75 30,388 0,000
Thấu cảm 51,13 52,50 56,72 55,34 13,336 0,000
TTXH 241,78 253,12 272,89 266,58 23,644 0,000
Trong tất cả các mặt biểu hiện, SV năm thứ ba có điểm trung bình cao nhất. Kiểm nghiệm Anova cũng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa SV các năm ở tất cả các mặt biểu hiện của TTXH, bao gồm: nhận thức xã hội (F = 17,772; P = 0,000), thể hiện bản thân (F = 16,538; P = 0,000), tạo sự tín nhiệm (F = 17,158; P = 0,000), giao tiếp hiệu quả (F = 30,388; P = 0,000) và thấu cảm (F = 13,336; P = 0,000).
Kết ở bảng trên cũng cho thấy SV năm thứ ba có trung bình tổng điểm TTXH cao nhất (TB = 272,89); kế đến là SV năm thứ tư (TB = 266,58); năm thứ hai (TB =
88
253,12) và thấp nhất là SV năm thứ nhất (TB = 241,78). Kiểm nghiệm Anova cho kết quả F = 23,644 và xác suất sig. = 0,000. Kết quả này cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh trung bình tổng điểm TTXH theo năm học. Sử dụng kiểm nghiệm Scheffe cho thấy sự khác biệt ý nghĩa này nằm ở từng cặp trung bình, trừ cặp năm thứ ba và năm thứ tư. Như vậy, mặc dù có sự chênh lệch về trung bình tổng điểm giữa SV năm thứ ba và năm thứ tư nhưng chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả này cũng phần nào phù hợp với thực tiễn. SV năm nhất vừa bước vào môi trường đại học nên vẫn cần một thời gian để thích ứng hoàn toàn với môi trường mới này. Bên cạnh đó, chương trình học của SV năm thứ nhất và năm thứ hai chủ yếu vẫn là những môn đại cương. Trong khi đó, SV năm thứ ba và năm thứ tư đã được học hầu hết các môn chuyên ngành cũng như các môn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; bắt đầu có những trải nghiệm phong phú trong cuộc sống; đã tham gia vào các đợt thực tập sư phạm;… Do vậy, quan hệ xã hội của SV năm thứ ba, thứ tư ngày càng được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; đây chính là điều kiện thuận lợi để các SV nâng cao TTXH.
Tóm lại, yếu tố năm học có ảnh hưởng tích cực đến từng mặt biểu hiện nói
riêng và TTXH nói chung của SV trường ĐHSP TPHCM, cụ thể là SV những năm
cuối có TTXH tốt hơn.
2.3.2.3. Kết quả so sánh TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo giới tính
Bảng 2.23. Kết quả so sánh trung bình tổng điểm các mặt TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo giới tính
Giới
Tổng điểm Nam Nữ Kiểm nghiệm t - test
Mức ý nghĩa (P)
Nhận thức xã hội 53,71 55,95 -3,196 0,002
Thể hiện bản thân 44,12 46,10 -2,110 0,036
Tạo sự tín nhiệm 51,95 55,02 -3,277 0,001
Giao tiếp hiệu quả 47,22 49,46 -2,786 0,006
Thấu cảm 50,87 54,86 -4,453 0,000
89
Kiểm nghiệm T – Test cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình giữa nam và nữ ở tất cả các mặt biểu hiện của TTXH, bao gồm: nhận thức xã hội (t = -3,196; P = 0,002), thể hiện bản thân (t = -2,110; P = 0,036); tạo sự tín nhiệm (t = - 3,277, P = 0,001), giao tiếp hiệu quả (t = -2,786; P = 0,006) và thấu cảm (t = -4,453; P = 0,000).
So sánh dựa trên trung bình tổng điểm TTXH khẳng định sự vượt trội của nữ SV so với nam SV (261,39 so với 247,85). Kiểm nghiệm t cho kết quả t = -3,468 và sác xuất P = 0,000 cho thấy sự khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình TTXH giữa hai giới.
Từ những kết quả so sánh trên đây có thể kết luận: nữ SV trường ĐHSP TPHCM có TTXH cao hơn so với nam SV, thể hiện ở tất cả các mặt biểu hiện: nhận thức xã hội, thể hiện bản thân, tạo sự tín nhiệm, giao tiếp hiệu quả và thấu cảm.
2.3.2.4. Kết quả so sánh TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo học lực
Bảng2.24. Kết quả so sánh trung bình tổng điểm các mặt TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo học lực Học lực Tổng điểm Trung bình Trung bình khá Khá Giỏi – Xuất sắc F Mức ý nghĩa (P) Nhận thức xã hội 50,67 54,94 57,44 58,04 28,649 0,000 Thể hiện bản thân 40,55 45,10 47,73 49,56 18,760 0,000 Tạo sự tín nhiệm 49,49 53,62 56,67 54,60 16,705 0,000
Giao tiếp hiệu quả 44,40 48,19 50,97 52,68 21,842 0,000
Thấu cảm 47,80 53,63 56,23 55,96 25,894 0,000
TTXH 232,91 255,50 269,05 270,84 28,179 0,000
Kết quả ở bảng trên cho thấy nhóm SV có học lực giỏi – xuất sắc có điểm trung bình cao nhất ở các mặt nhận thức xã hội, thể hiện bản thân và giao tiếp hiệu quả. Ở mặt tạo sự tín nhiệm và thấu cảm, SV có học lực khá có điểm trung bình cao nhất. Kiểm nghiệm Anova cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở tất cả các mặt biểu hiện của TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM khi so sánh theo tham số học lực
90
Kết quả so sánh dựa trên trung bình tổng điểm TTXH cho thấy điểm trung bình của nhóm SV giỏi – xuất sắc là cao nhất, kế đến là nhóm SV khá và trung bình khá và cuối cùng là nhóm SV có học lực trung bình. Như vậy, trung bình tổng điểm TTXH của SV có khuynh hướng tỉ lệ thuận với kết quả học tập. Điều này chứng tỏ năng lực nhận thức có ảnh hưởng đến TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM. Kiểm nghiệm Anova cho kết quả F = 28,179; xác suất P = 0,000 khẳng định sự khác biệt ý nghĩa trung bình tổng điểm TTXH giữa các nhóm SV xét theo kết quả học tập. Kiểm nghiệm Scheffe cho thấy, sự khác biệt nằm ở tất cả các cặp trừ cặp giỏi – xuất sắc và khá; giỏi – xuất sắc và trung bình khá.
Các kết quả so sánh trên cho phép kết luận yếu tố học lực có ảnh hưởng theo chiều thuận đến TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM.
2.3.2.5. Kết quả so sánh TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo mức độ tham
gia công tác xã hội
TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo mức độ tham gia CTXH được so
sánh các mặt biểu hiện và trung bình tổng điểm TTXH
Bảng 2.25. Kết quả so sánh trung bình tổng điểm các mặt TTXH của SV trường ĐHSP TPHCM theo mức độ tham gia CTXH
Tham gia CTXH Tổng điểm
Không Thỉnh
thoảng Thường xuyên F
Mức ý nghĩa (P) Nhận thức xã hội 50,90 55,78 57,26 19,544 0,000 Thể hiện bản thân 40,21 45,89 49,43 19,652 0,000 Tạo sự tín nhiệm 49,36 54,58 56,78 13,559 0,000
Giao tiếp hiệu quả 44,38 49,04 52,67 20,413 0,000
Thấu cảm 47,61 54,24 57,40 25,571 0,000
TTXH 232,46 259,54 273,53 25,021 0,000
Ở từng mặt biểu hiện, nhóm SV thường xuyên tham gia CTXH có trung bình tổng điểm cao nhất, tiếp theo là nhóm SV thỉnh thoảng tham gia CTXH; nhóm SV không tham gia CTXH có điểm trung bình thấp nhất. Kết quả kiểm nghiệm Anova
91
cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm SV ở tất cả các mặt: nhận thức xã hội (F = 19,544; P = 0,000), thể hiện bản thân (F = 19,652; B = 0,000), tạo sự tín nhiệm (F = 13,559; P = 0,000), giao tiếp hiệu quả (F = 20,413; P = 0,000) và thấu cảm (F = 25,571; P = 0,000).
So sánh dựa trên trung bình tổng điểm TTXH cũng cho thấy kết quả tương tự: nhóm SV thường xuyên tham gia CTXH (TB = 273,53) có điểm số cao hơn so với nhóm thỉnh thoảng tham gia CTXH (TB = 259,54) và không tham gia (TB = 232,46). Kiểm nghiệm Anova cho kết quả F = 25,021 và xác suất sig. = 0,000 khẳng định sự