7. Phương pháp nghiên cứu
1.2.2. Sinh viên và hoạt động của sinh viên
1.2.2.1. Quan niệm về lứa tuổi thanh niên sinh viên
Thuật ngữ “Sinh viên” có gốc từ tiếng Latinh “studens”, nghĩa là người làm việc, tìm kiếm, khai thác tri thức. SV là đại biểu của một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội. Nhóm xã hội đặc biệt này có nguồn gốc bổ sung cho đội ngũ trí thức hoạt động học tập được đào tạo cho lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. [35]
Về tuổi sinh học, đa số SV thuộc lứa tuổi thanh niên từ 17,18 đến 25 tuổi, một số ít có tuổi đời thấp hoặc cao hơn. Vì vậy, sự phát triển và trưởng thành về giải phẫu và sinh lý của tuổi thanh niên là đặc trưng cho lứa tuổi SV.
Về phương diện xã hội, tình trạng chuyển tiếp là nét đặc trưng quan trọng nhất của tuổi SV, được thể hiện ở mức độ xã hội, kế hoạch chuẩn bị tham gia vào một phạm vi cơ bản của đời sống, tham gia vào một cộng đồng xã hội nào đó. Tương tự thanh niên học sinh, thanh niên SV là nhóm người chưa ổn định, còn phụ thuộc về địa
34
vị xã hội do chưa thực sự tham gia vào đời sống xã hội. Nhóm thanh niên SV có vai trò chủ yếu là nguồn dự trữ để bổ sung cho đội ngũ những chuyên gia theo các nhóm nghề khác nhau trong cấu trúc của tầng lớp trí thức. Vì vậy, đặc điểm tâm lý của thanh niên SV có khác biệt so với thanh niên cùng lứa tuổi nhưng đã có việc làm ổn định và trưởng thành về nghề nghiệp [27].
1.2.2.2. Các dạng hoạt động cơ bản của lứa tuổi thanh niên sinh viên
Hoạt động học tập
Chức năng học của SV
Học của SV không đơn thuần là lĩnh hội các tri thức khoa học phổ thông mà là quá trình học tập nghề nghiệp. Đối tượng học của SV là trí thức, kỹ năng và nhân cách nghề.
Tính chất học của SV
Tính mục đích của việc học rất rõ ràng, đây là quá trình học nghề, học để trở thành người lao động có kỹ năng cao và sáng tạo trong lĩnh vực nghề tương ứng.
Đối tượng học tập của SV là hệ thống tri thức, kỹ năng cơ bản có tính hệ thống và tính khoa học của một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định.
Học tập của SV mang tính nghiên cứu cao. SV chủ yếu làm việc với các tài liệu khoa học, việc học của SV chủ yếu mang tính chất tự nghiên cứu, tìm tòi trong các tài liệu khoa học, các phương tiện thông tin, kỹ thuật,…
Học tập của SV mang tính tự giác cao. SV được toàn quyền quyết định việc học của mình theo yêu cầu của giảng viên. Vì vậy, cốt lõi trong việc học của SV là tự ý thức về học tập. Trong điều kiện tính độc lập, tự do cao thì tự ý thức và tính kỷ luật, tự giác là nhân tố quyết định sự thành công của hoạt động học tập của SV. [27], [35] Hoạt động nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở đại học, là một khâu trong quá trình học tập. Công tác nghiên cứu khoa học đưoợc đưa ra cho SV xuất phát từ việc đào tạo người cán bộ tương lai đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
35
Về bản chất, nghiên cứu khoa học là hoạt động tìm tòi, sáng tạo, phát minh nên nhất thiết phải có hai dấu hiệu cơ bản là mới mẻ và tính có chứng minh. Nghiên cứu khoa học là loại hoạt động nhận thức có đặc trưng tạo ra những giá trị nhận thức mới trước đó chưa ai biết và phương pháp để tạo ra giá trị đó là tìm tòi, phát hiện…
Hoạt động nghiên cứu khoa học của SV cũng có bản chất trên nhưng có một số đặc điểm riêng như sau:
- Phục vụ cho mục đích học tập.
- Động cơ chủ yếu của hoạt động nghiên cứu khoa học là nhận thức khoa học.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học của SV được tiến hành dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy ở trường đại học.
- Trong quá trình nghiên cứu khoa học, SV hình thành tính độc lập về nghề nghiệp, năng lực giải quyết sáng tạo các nhiệm vụ thực tiễn.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học giúp SV mở rộng tri thức,giải quyết có kết quả những tình huống mang tính chất nghề nghiệp, tổ chức… mà họ có thể gặp phải trong tương lai. [35]
Như vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp SV tăng tính tích cực trí tuệ, giúp SV nắm vững tài liệu một cách sáng tạo, phát triển tư duy khoa học, rèn luyện những phẩm chất nghề nghiệp quan trọng của nhân cách.
Hoạt động chính trị xã hội
Nhà trường cao đẳng – đại học là một bộ phận cấu thành của xã hội. Việc giáo dục và đào tạo SV của nhà trường không thể tách khỏi các hoạt động chung của xã hội. Vì thế, bên cạnh các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo mục tiêu đào tạo, nhà trường phải gắn liền hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học với thực tiễn xã hội.
Hoạt động chính trị xã hội của SV được biểu hiện như một sản phẩm của sự trưởng thành về mặt xã hội, được tiến hành thông qua nhiều hình thức phong phú, đa
36
dạng từ các phong trào thi đua của Đoàn, Hội SV đến việc tham gia vào thực tiễn lao động, sản xuất ở địa phương. Quá trình tham gia các hoạt động này giúp SV hiểu biết sâu sắc hơn và vận dụng những tri thức lý luận vào thực tiễn. [35]
1.2.2.3. Một vài đặc điểm cơ bản của lứa tuổi thanh niên sinh viên
Đặc điểm hoạt động nhận thức, trí tuệ của SV
Ở tuổi SV, các quá trình nhận thức đều phát triển mạnh. Độ tinh nhạy của các giác quan tăng lên rõ rệt, tri giác có mục đích đạt tới mức cao, tính chất chọn lọc trong tri giác của SV phát triển mạnh, quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện. Tư duy sâu sắc và mở rộng, tỏ ra chặt chẽ, nhất quán và có căn cứ.
Đi kèm các quá trình nhận thức là trạng thái chú ý giúp cho quá trình phản ánh có hiệu quả hơn. Ở lứa tuổi SV, sức tập trung chú ý được nâng cao, khối lượng chú ý lớn và SV có khả năng chú ý tương đối bền vững trong một thời gian tương đối dài.
Bên cạnh đó, SV có “tính nhạy bén cao”, khả năng lý giải và gán ý nghĩa cho những ấn tượng cảm tính ban đầu bằng kinh nghiệm đã có và những tri thức khoa học đã tích luỹ được trong quá trình học. SV có năng lực giải quyết những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn hơn, lập luận mang tính logic. Đây chính là những biểu hiện của sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi thanh niên SV. Do sự phát triển trí tuệ ở mức cao nên trong hoạt động nhận thức của mình, SV có thể hoạt động trí tuệ tập trung, căng thẳng, tiến hành hoạt động tư duy cùng với sự phối hợp nhiều thao tác tư duy đồng thời để đi sâu vào tìm hiểu những môn học, những chuyên ngành khoa học nhằm nắm bắt được đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp và quy luật của khoa học đó với mục đích trở thành những chuyên gia trong các lĩnh vực nhất định. [27], [35]
Nói cách khác, hoạt động nhận thức của SV gắn liền với học tập chuẩn bị nghề nghiệp trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của họ. Như vậy, sự phát triển trí tuệ của SV gắn liền và phát triển cùng với hoạt động học tập của họ.
Đặc điểm tự ý thức của SV
Sự phát triển tự ý thức là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng của thanh niên SV. Tự ý thức của SV được hình thành trong quá trình xã hội hoá và liên
37
quan chặt chẽ với tính tích cực nhận thức của SV. Những SV có kết quả học tập cao thường chủ động tích cực trong việc tự giáo dục, giao tiếp hướng vào bạn bè được mở rộng, hướng vào các nguyên tắc hoạt động, tìm tòi những thành tựu khoa học mới trong nhận thức, và có kế hoạch trong hoạt động trí tuệ. Ngược lại, những SV có kết quả học tập thấp thường bị động trong việc tự đánh giá, tự giáo dục, nhu cầu giao tiếp mạnh hơn tiếp thu tri thức, giao tiếp hướng vào giữ mối quan hệ tốt với gia đình và cán bộ giảng dạy.
Bên cạnh đó, một trong những thành phần có ý nghĩa nhất tạo nên sự phát triển tự ý thức của SV là năng lực tự đánh giá. Tự đánh giá của SV mang tính chất toàn diện và sâu sắc. Biểu hiện cụ thể là SV không chỉ đánh giá hình thức bên ngoài mà còn đi sâu vào đánh giá các phẩm chất, giá trị của nhân cách. Những cấp độ đánh giá này đều mang yếu tố phê phán, phản tỉnh rõ rệt. Vì vậy, tự đánh giá của SV cũng mang ý nghĩa tự ý thức, tự giáo dục.
Như vậy, nhờ có tự ý thức phát triển, SV có những hiểu biết, thái độ, có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội. Đồng thời, khả năng tự đánh giá giúp SV có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ. [27], [35]
Định hướng giá trị của SV
Định hướng giá trị của SV là phương thức SV sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với bản thân mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng và động cơ hoạt động của thanh niên SV. Thực tế cho thấy sự biến đổi định hướng giá trí của thanh niên SV có một số đặc điểm như sau:
- Định hướng giá trị của SV hiện nay bộc lộ những khuynh hướng mới, những nét tính cách mới, thể hiện xu hướng năng động của nhân cách, phù hợp với xu thế biến đổi của xã hội, của thời đại và yêu cầu của xã hội trong tiến trình phát triển.
38
- Xem xét trên phương diện mục đích, thái độ và định hướng xác định giá trị cho thấy, định hướng giá trị khẳng định cái tôi cá nhân: xu hướng cá nhân thể hiện rõ nét hơn xu hướng tập thể trong định hướng giá trị của SV.
- Trong cấu trúc định hướng giá trị của SV có sự đan xen những hệ giá trị khác nhau tạo nên tính đa dạng của nhân cách. Tuy nhiên, tính phân cấp giữa các loại hình giá trị phản ánh xu thế biến đổi định hướng giá trị của SV hiện nay. Có thể nói đây là những nét tính cách xã hội mới đang dần được định hình và phát triển theo xu thế phát triển, có lợi cho sự phát triển xã hội. [27], [35]
Xu hướng phát triển nhân cách SV
Nhân cách SV là nhân cách con người trẻ đang được chuẩn bị để thực hiện chức năng người chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội. Nhìn chung, sự phát triển nhân cách của SV có những đặc điểm cơ bản sau:
- Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và phát triển.
- Các quá trình tâm lý đặc biệt là quá trình nhận thức được “nghề nghiệp hoá”.
- Tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập được nâng cao, cá tính và lập trường sống của SV được bộc lộ rõ rệt. Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của SV, trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.
- Kỳ vọng đối với nghề nghiệp tương lai của SV được phát triển.
- Sự trưởng thành về mặt xã hội, tinh thần và đạo đức, việc hình thành những phẩm chất nghề nghiệp và sự ổn định chung về nhân cách của SV được phát triển.
39
- Khả năng tự giáo dục của SV được nâng cao.
- Tính độc lập và sẵn sàng đối với hoạt động nghề nghiệp tương lai được củng cố.
- SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày.
Bên cạnh những mặt tích cực trên đây, mặc dù là những người có trình độ nhất định, SV vẫn khó có thể tránh khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên. Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt trong việc tiếp thu, học hỏi cái mới. Do đặc điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên, SV dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân. [35]
Tóm lại, SV là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau, không phải bất cứ SV nào cũng được phát triển tối ưu, đạt đến sự chín muồi trong suy nghĩ và hành động. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào tính tích cực hoạt động của bản thân mỗi SV. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế về mặt tâm lý của SV.