SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NHỮNG HỘ NÔNG DÂN THAM

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH CÁNH ĐỒNG mẫu KHOAI LANG tại xã THÀNH ĐÔNG HUYỆN BÌNH tân TỈNH VĨNH LONG (Trang 49)

THAM GIA SẢN XUẤT THEO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU VÀ NHỮNG HỘ SẢN XUẤT NGOÀI CÁNH ĐỒNG MẪU

Hiệu quả tài chính là kết quả cuối cùng từ quá trình sản xuất của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn. Khi xem xét đến hiệu quả về mặt tài chính thì người ta thường xem xét tính toán các khoản chi phí, doanh thu, lợi nhuận, các tỷ số tài chính và so sánh đối chiếu kết quả với mô hình sản xuất của nhóm nông hộ sản xuất khoai lang mà không tham gia cánh đồng mẫu. Bảng 4.10 So sánh hiệu quả tài chính giữa hai nhóm nông hộ trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu (1.000m2) Khoản mục Đơn vị tính Cánh đồng mẫu Ngoài cánh đồng mẫu Giá trị t Số tiền Số tiền

Chi phí Triệu đồng/công 8,913 10,441 -4,722*

Doanh thu Triệu đồng/công 14,140 12,919 1,75**

Lợi nhuận Triệu đồng/công 5,225 3,414 3,823*

DT/CP Lần 1,624 1,368 4,598*

LN/CP Lần 0,624 0,368 4,598*

LN/DT Lần 0,355 0,099 3,023*

LN/LĐGĐ Triệu đồng/ ngày 0,441 0,262 3,678*

Ghi chú: **, * lần lượt có ý nghĩa thống kê, 10% và 1%

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2014

Bảng 4.10 cho ta thấy sự khác biệt về hiệu quả tài chính giữa nhóm nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu và nhóm nằm ngoài cánh đồng mẫu với diện tích 1000m2 và sản xuất một mùa vụ. Kết quả so sánh được trình bày như sau:

38

Về chi phí: Từ giá trị kiểm định t và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy có sự khác biệt nhau về chi phí của hai nhóm nông hộ tham gia sản xuất khoai lang ở hai nhóm mô hình. Đối với mô hình trong cánh đồng mẫu thì sử dụng chi phí ít hơn mô hình ngoài cánh đồng mẫu, ở mô hình trong cánh đồng mẫu thì chi phí trung bình là 8,913 triệu đồng còn ở mô hình ngoài cánh đồng mẫu là 10,816 triệu đồng thấp hơn khoảng 2 triệu đồng/công. Nguyên nhân chủ yếu là do nông hộ trong cánh đồng mẫu được tham gia tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất khoai lang theo VietGAP, hạn chế sử dụng thuốc hóa học khi không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả sản xuất.

Về doanh thu: Giá trị kiểm định t có ý nghĩa thống kê ở mức 10% cho thấy có sự khác biệt về doanh thu giữa hai nhóm mô hình. Doanh thu của nông hộ sản xuất khoai lang trong cánh đồng mẫu trung bình khoảng 14,140 triệu đồng còn ở mô hình ngoài cánh đồng mẫu là 12,919 triệu đồng. Nguyên nhân do nông hộ sản xuất trong mô hình cánh đồng mẫu được tập huấn về kỹ thuật sản xuất nên sản xuất cho năng suất cao. Bên cạnh đó, chất lượng khoai tốt hơn nên giá bán có phần cao hơn nên doanh thu cao hơn nhóm nông hộ không tham gia mô hình cánh đồng mẫu.

Về lợi nhuận: Giá trị kiểm định t có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy có sự khác biệt về lợi nhuận giữa hai mô hình. Lợi nhuận trung bình của nông hộ sản xuất khoai lang trong mô hình cánh đồng mẫu là 5,225 triệu đồng. Lợi nhuận của nông hộ không tham gia sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu là 3,414 triệu đồng thấp hơn khoảng 2 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí của nhóm nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu sản xuất theo quy trình VietGAP nên chi phí thấp hơn nhóm nông hộ sản xuất không theo quy trình với lại năng suất cao hơn nên góp phần nâng cao lợi nhuận.

Chỉ số DT/CP có giá trị kiểm định t với mức ý nghĩa thống kê, cho thấy sự khác biệt về chỉ số này của 2 nhóm nông hộ. Tỷ số DT/CP cuả nhóm nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu cao hơn nhóm nông hộ không tham gia. Cụ thể nhóm nông hộ tham gia sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu có chỉ số DT/ CP là 1,624 triệu đồng và nhóm nông hộ không tham gia có chỉ số là 1,368 triệu đồng.

Chỉ số LN/CP: có giá trị kiểm định t với mức ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy có sự khác biệt về chỉ số này của 2 nhóm nông hộ. Tỷ số LN/CP ở mô hình trong cánh đồng mẫu cao hơn so với mô hình ngoài cánh đồng mẫu. Cụ thể trong mô hình cánh đồng mẫu có chỉ số LN/CP là 0,624 triệu đồng và nhóm nằm ngoài mô hình cánh đồng mẫu là 0,368 triệu đồng.

39

Chỉ số LN/DT: với mức ý nghĩa thống kê 1%, cho thấy có sự khác biệt về lợi nhuận trên doanh thu giữa hai nhóm nông hộ tham gia sản xuất khoai lang. Đối với mô hình cánh đồng mẫu thì doanh thu thu được sau khi trừ đi các khoản chi phí, nông hộ thu lời được 0,355 triệu đồng lợi nhuận, còn các hộ nằm ngoài cánh đồng mẫu thì thu được 0,099 triệu đồng lợi nhuận.

Chỉ số LN/LĐGĐ: giá trị kiểm định t có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, cho thấy có sự khác biệt về chỉ số này ở hai mô hình, ở nhóm nằm trong mô hình cánh đồng mẫu trung bình một ngày công lao động mang lại cho nông dân là 0,441 triệu đồng, còn ở nhóm nằm ngoài mô hình cánh đồng mẫu thì ngày công lao động mang lại được 0,262 triệu đồng.

Tóm lại, qua kết quả vừa phân tích cho ta thấy được mô hình sản xuất khoai lang của nhóm nông dân tham gia mô hình cánh đồng mẫu sản xuất theo VietGAP hiệu quả hơn nông hộ không tham gia mô hình. Nguyên nhân do chi phí sản xuất của nông dân tham gia mô hình thấp hơn và năng suất thì cao hơn so với nhóm nông hộ không tham gia sản xuất theo VietGAP

4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU

Theo số liệu điều tra trực tiếp của tác giả từ 80 nông hộ tham gia sản xuất khoai lang trong và ngoài mô hình cánh đồng mẫu. Kết quả chạy mô hình hồi quy bằng phần mềm SPSS cho thấy mức ý nghĩa thống kê của mô hình rất nhỏ so với mức ý nghĩa 5% (mức ý nghĩa sig của F = 0,000). Hệ số tương quan của mô hình R = 0,897 cho biết biến phụ thuộc Y có mối quan hệ chặt chẽ với các biến giải thích của mô hình. Hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,805 thể hiện sự thay đổi biến lợi nhuận của nông hộ trồng khoai được giải thích bởi các biến độc lập đưa vào mô hình là 80,5%. Kiểm định các hệ số Durbin- Watson và hệ số VIP của mô hình cho thấy mô hình không có hiện tượng quy phạm tự tương quan (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) và không có vi phạm đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008).

Bảng 4.11 cho thấy 7 biến đưa vào mô hình có 4 biến có ý nghĩa thống kê tác động đến lợi nhuận của nông hộ tham gia sản xuất khoai lang và 3 biến không có ý nghĩa thống kê. Biến năng suất, đơn giá bán khoai và tham gia CĐM có mức ý nghĩa 1%, biến chi phí thuê lao động có ý nghĩa 5% và 3 biến không có ý nghĩa thống kê là: trình độ học vấn, tập huấn, diện tích khoai. Tuy 3 biến đưa vào mô hình không có ý nghĩa thống kê nhưng xét về góc độ kinh tế xã hội vẫn có ý nghĩa giải thích.

40

Bảng 4.11 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ

Ghi chú: ***, **, ns tương ứng với các mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5% và không có ý nghĩa.

Nguồn: số liệu điều tra thực tế của tác giả, năm 2014

Chi phí thuê lao động: biến này có hệ số β = -1,160 tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi nếu như chi phí thuê lao động tăng 1 triệu đồng thì lợi nhuận sẽ giảm tương đương với mức giá trị của hệ số β là 1,160 triệu đồng/ 1000m2/ vụ.

Về đơn giá bán khoai: hệ số β = 38,370 có ý nghĩa giải thích là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu nông dân bán sản phẩm với giá càng cao thì lợi nhuận sẽ càng tăng. Cụ thể nếu giá bán tăng 1 triệu đồng thì lợi nhuận sẽ tăng tương đương 38,370 triệu đồng.

Về tham gia CĐM: với mức ý nghĩa 1% và hệ số β = 2,501. Kết quả hồi quy cho thấy những hộ nông dân trồng khoai lang theo mô hình cánh đồng mẫu đạt mức lợi nhuận cao hơn những nông hộ không tham gia mô hình cánh đồng mẫu, với mức giá trị chênh lệch là 2,501 triệu đồng.

Các biến độc lập Tên Hệ số ước lượng Chỉ số t

Hằng số -18,750 -6.975

Trình độ học vấn X1 0,014 0,210ns

Tham gia tập huấn X2 -0,887 -1,435ns

Diện tích khoai X3 -0,002 -0,031ns

Năng suất X4 0,328 10,644***

Chi phí thuê lao động X5 -1,160 -2,166**

Giá bán khoai X6 38,730 11,914*** Tham gia CĐM X7 2,501 4,032*** Tổng số quan sát 80,000 Hệ số xác định R2 0,805 Chỉ số F 42,473 Sig.F 0,000

41

CHƯƠNG 5

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

CHO MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU KHOAI LANG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH CÁNH ĐỒNG mẫu KHOAI LANG tại xã THÀNH ĐÔNG HUYỆN BÌNH tân TỈNH VĨNH LONG (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)