Quy trình canh tác

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH CÁNH ĐỒNG mẫu KHOAI LANG tại xã THÀNH ĐÔNG HUYỆN BÌNH tân TỈNH VĨNH LONG (Trang 33)

3.2.2.1 Thời vụ: Khoai lang trồng được quanh năm nhưng thích hợp nhất là khoảng tháng 11- 12 ( vụ sớm) và tháng 4- 5 dương lịch (vụ muộn).

3.2.2.2 Chọn giống

Hiện nay có rất nhiều giống khoai được trồng phổ biến do có năng suất cao và phẩm chất ngon như: khoai tím Nhật, khoai sữa, khoai đỏ, khoai cao sản. Nguồn giống có thể tự nhân hoặc mua ở những ruộng có nguồn dây tốt, sạch bệnh.

Để đạt năng suất cao thì công tác chọn giống hết sức quan trọng. Trước khi trồng 1 ngày cần tiến hành chuẩn bị và cắt dây giống. Dây giống thường được cắt vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh dây bị héo làm chậm quá trình sinh trưởng của cây sau này. Nên chọn những hom mập, mạnh, không sâu bệnh có nhiều đốt để cắt. và chú ý là chiều dài mỗi hom khoảng từ 25- 30cm.

22

3.2.2.3 Chuẩn bị đất

Khoai lang có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là đất thịt pha cát, tơi xốp, thấm và thoát nước tốt.

Đất trồng phải được phơi ải, cày xới kỹ, sạch cỏ và phải được lên thành luống rộng 89- 90cm, cao 40- 50cm và mương rộng 50- 60cm để dễ thoát nước.

3.2.2.4 Gieo trồng

Khi trồng nên đặt hom dọc theo luống, 2 hàng dây phải song song với nhau và cách nhau 30cm. Khoảng nối giữa các đầu hom trên 2 hàng phải xen kẽ nhau. Các đầu luống nên trồng 3 hom và đặt hơi sâu trong đất khoảng 2- 5cm. Chú ý nên trồng lúc trời mát, đất đủ ẩm thì cây sẽ mau phục hồi và phát triển.

3.2.2.5 Bón phân

Lượng phân bón có thể thay đổi tùy theo tính chất đất, mùa vụ và giống cây trồng. Công thức phân hóa học được khuyến cáo chung cho 1 ha là: 170- 250kg phân urê, 500- 620kg phân lân super, 130- 170kg kali, 500 kg vôi và 8- 10 tấn phân chuồng. Trong vụ có thể chia ra nhiều lần bón phân khác nhau để tránh thất thoát phân và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

3.2.2.6 Chăm sóc

Sau khi trồng khoảng 5- 10 ngày cần tiến hành hoạt động trồng dặm để đảm bảo mật độ cây. Hoạt động trồng dặm cần tiến hành chung với bón thúc lần 1, xới đất nhổ cỏ và nhổ tiêu hủy những cây bị bệnh để tránh lây lan.

Bên cạnh đó cần tiến hành bấm ngọn nhấc dây. Hoạt động bấm ngọn chỉ tiến hành một lần sau trồng khoảng 25- 30 ngày để tăng cường khả năng sinh trưởng phát triển của cây giai đoạn đầu. Hoạt động nhấc dây nhằm để hạn chế rễ phụ trên các mắt lá phát triển, giúp tập trung dinh dưỡng nuôi củ.

Ngoài ra khoai lang là cây chịu hạn nhưng cũng rất cần nước để cho năng suất tối đa. Do đó hoạt động tưới nước cần được duy trì thường xuyên và chủ yếu ở 3 giai đoạn: tuần đầu tiên sau khi trồng, 40- 45 ngày sau trồng và 80- 90 ngày sau khi trồng.

Hoạt động chăm sóc cần phải được diễn ra thường xuyên một mặt để hỗ trợ cho quá trình phát triển của khoai lang. Mặc khác có thể phát hiện và can thiệp kịp thời khi có sâu bệnh xuất hiện.

23

3.2.2.7 Thu hoạch

Thu hoạch khoai lang đúng thời điểm sẽ góp phần đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng. Nếu thu hoạch khoai lang sớm không đúng thời điểm củ sẽ ít tinh bột, nhiều nước, khó tồn trữ năng suất kém. Thu hoạch trễ sẽ bị sâu hại tấn công, giảm năng suất.

Có thể thu hoạch khoai lang vào các thời điểm sau: khi dây khoai lang có nhiều lá chuyển sang màu vàng sáng, dấu hiệu chậm lại cho việc tăng trưởng của thân và lá. Lúc này củ đã đạt được kích thước như mong muốn.

Khi thu hoạch cần cắt bỏ dây trước khi đào thu hoạch. Không thu hoạch trong thời tiết mưa và nhiệt độ trong ngày cao, cẩn thận tránh làm cho củ bị tổn thương.

Sau khi thu hoạch cần chứa vào trong những rỗ nhựa và vận chuyển nhanh vào khu vực tập kết có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ngoài đồng ruộng. Cần tiến hành xử lý sơ bộ những củ bị hư hại do sâu bệnh hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ học để tránh quá trình lây lang.

3.2.2.8 Tồn trữ và bảo quản

Nhiệt độ tồn trữ thích hợp là từ 12,5- 15,50C và ẩm độ là 80- 85%. Một số hiện tượng khi bảo quản khoai lang không đúng sẽ làm tăng tỷ lệ hao hụt trọng lượng củ, vỏ củ có hiện tượng khô và nhăn lại.

3.3 TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG MẪU KHOAI LANG TẠI XÃ THÀNH ĐÔNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH CÁNH ĐỒNG mẫu KHOAI LANG tại xã THÀNH ĐÔNG HUYỆN BÌNH tân TỈNH VĨNH LONG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)