Cách chọn mô hình

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH CÁNH ĐỒNG mẫu KHOAI LANG tại xã THÀNH ĐÔNG HUYỆN BÌNH tân TỈNH VĨNH LONG (Trang 35)

Mô hình “Cánh đồng mẫu khoai lang thực hiện theo hướng VietGAP” được thực hiện ở vụ Đông Xuân năm 2013- 2014.

24

Các hộ tham gia mô hình đều áp dụng quy trình kỹ thuật trồng theo hướng VietGAP như sử dụng chế phẩm sinh học (nấm trichoderma, nấm xanh), chất dẫn dụ côn trùng (pheromone) và được áp dụng từ khi trồng đến khi thu hoạch theo giai đoạn thích hợp.

Đồng thời các hộ tham gia mô hình có kinh nghiệm trồng khoai trên 4 năm.

3.3.3 Biện pháp thực hiện

Sử dụng chế phẩm nấm trichoderma với liều lượng 50gam pha với 16 lít nước kết hợp với 5 ml chất bám dính, phun 2 bình cho công 1000m2. Phun định kỳ 2 tuần/ lần để phòng trừ một số bệnh trên thân, lá và củ.

Sử dụng chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae với liều lượng 100gam pha với 16 lít nước kết hợp với 5ml chất bám dính, phun 2 bình cho công 1000m2 để phòng trừ bọ hà và sâu đục củ. Và được phun vào 3 thời điểm sau: lần 1 lúc khoai được 45- 50 ngày, lần 2 lúc khoai được 75- 80 ngày, Lần 3 lúc khoai được 105- 110 ngày. Cần chú ý khi phun nấm xanh cần cách ly với thời gian phun thuốc có hoạt chất trừ nấm trước hoặc sau 5 ngày.

Mô hình còn sử dụng bẫy pheromone để dần dụ côn trùng gây hại. Khi đặt bẫy có thể dùng cây dài khoảng 0,8- 1m để làm cọc để giữ cố định cho chai thẳng đứng. Đồng thời cần đặt bẩy sao cho ô vuông ngang mặt lá và sau đó đổ nước có pha xà phòng vào chai với chiều cao khoảng 5cm. Sau 2- 3 tuần thì tiến hành thu dọn xác bọ hà vào bẫy và thay nước xà phòng mới. Sau 2 tháng thì thay mồi 1 lần. Ruộng khoai lang cần được bố trí bẫy cho phù hợp (4- 6 bẫy/ 1000m2)

Theo dõi thăm đồng thường xuyên , hướng dẫn các hộ sử dụng chế phẩm sinh học đúng lúc, đúng cách.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ tài CHÍNH của mô HÌNH CÁNH ĐỒNG mẫu KHOAI LANG tại xã THÀNH ĐÔNG HUYỆN BÌNH tân TỈNH VĨNH LONG (Trang 35)