Chuẩn bị hai dãy dung dịch: Từ dung dịch gốc Bi3+ 1,0.10-3 M và dung
dịch XDC 1,0.10-3 M. Các dung dịch được điều chỉnh đến pH = 1,2 bằng
HNO3 trên pH mét
- Dãy thứ nhất: lấy 0,5 ml dung dịch Bi3+ trong bình định mức 10 ml
thu được dung dịch có nồng độ Bi3+ không đổi bằng 5.10-5 M và có thể tích XDC thay đổi 0,08 ml; 0,1 ml; 0,2 ml; … 0,9 ml tương ứng với các nồng độ
8.10-6 M đến 9.10-5 M.
- Dãy thứ hai: lấy 0,5 ml dung dịch XDC pha trong bình định mức 10
ml thu được dung dịch có nồng độ XDC không đổi bằng 5.10-5 M và có thể
tích dung dịch Bi3+ thay đổi từ 0,1 ml; 0,2 ml… 0,9 ml tương ứng với các
nồng độ 1.10-5 M đến 9.10-5 M.
Đo hai dãy dung dịch với các mẫu trắng tương ứng kết quả thu được trình bày trên bảng 3.2 và hình 3.5. Từ kết quả thực nghiệm cũng cho ta thấy khi lượng dư XDC lớn cũng không ảnh hưởng tới giá trị mật độ quang của dung dịch phức Bi3+ - XDC
Bảng 3.2: Sự phụ thuộc ΔA vào thể tích của Bi3+ và XDC.
VXDCml 0,08 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 VBi= 0,5ml ΔA 0,180 0,208 0,435 0,676 0,866 0,971 1,000 1,009 VBi3+ml 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 VXDC= 0,5ml ΔA 0,176 0,359 0,567 0,762 0,967 1,004 1,036
Bùi Thị Hường 52 Lớp K33B
Trên đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của mật độ quang vào tỉ số các nồng độ. Ta thấy điểm cắt của các đường cong ứng với tỉ lệ nồng độ CBi3+/CXDC cũng như CXDC/CBi3+ đều là 1:1 chứng tỏ phức tạo thành giữa Bi3+ và XDC là phức 1:1. Để kiểm tra chúng ta có thể dùng phương pháp hồi quy theo nguyên lí bình phương tối thiểu cho đoạn tuyến tính và giá trị trung bình của đoạn nằm ngang ta thu được kết quả:
- Với dãy thí nghiệm thứ nhất ta có Δ A = a+ bCR = 0,0335 + 19839,9CR ΔA = d = 1.0123
=> CBi3+ = 4,93.10-5 M => CBi3+ : CXDC = 1: 0,99 - Với dãy thí nghiệm thứ hai ta có
ΔA = a + bCBi3+ = -0,0293 + 19850CBi3+ ΔA = d = 1.0188
=> CBi3+ = 5,28.10-5 M => CBi3+ : CXDC = 1: 0,95
Như vậy với cả hai dãy thí nghiệm đều cho tỉ lệ tạo phức Bi3+ : XDC = 1:1