5.4.1.1 Hành lang pháp lý
Kinh doanh ngân hàng là một ngành chịu sự quản lý của pháp luật và sự giám sát chặt chẽ của NHNN. Hoạt động của ngân hàng được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp luật và chịu sự điều chỉnh bởi nhiều bộ luật như luật dân sự, luật NHTW, các quy định của chính phủ...Do đó, hoạt động huy động vốn cũng chịu sự ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng…
Từ năm 2008 đến nay hoạt động ngân hàng diễn biến phức tạp, lãi suất huy động liên tục tăng. Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các TCTD, ngày 20/5/2010 NHNN đã ban hành thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của các TCTD. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/10/2010, thông tư quy định tỷ lệ cho vay không được vượt quá 80% vốn huy động (vốn huy động theo quy định mới này sẽ không còn bao gồm: Vốn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, vốn tự có của NHTM, vốn đầu tư của tổ chức). Với quy định này các NHTM muốn có nguồn vốn cho vay ra thị trường buộc phải tăng cường công tác huy động tiền gửi trong dân cư. Ngoài ra thông tư này cũng điều chỉnh các NHTM chỉ được huy động trên thị trường 2 tối đa 20% số vốn huy động trên thị trường 1. Điều này buộc các NHTM phải tăng cường công tác huy động ở thị trường 1 (tiền gửi trong dân cư) nếu muốn tăng chỉ tiêu vay trên thị trường 2, dẫn đến cạnh tranh trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng trở nên gay gắt hơn.
Ngoài ra, các NHTM còn chịu sự quản lý chặt chẽ của NHNN bằng công cụ lãi suất cơ bản và các quy định về trần lãi suất huy động. Lãi suất huy động cơ bản là 7,5%/ năm. Với mức lãi suất cơ bản này buộc các NHTM cho vay ra với lãi suất cho vay không được vượt quá 11.25%/năm. Điều này dẫn đến các NHTM phải điều chỉnh lãi suất huy động ở mức thích hợp nhưng không được vượt quá trần lãi suất huy động được quy định bởi NHNN để đảm bảo có lãi giữa lãi suất đầu vào và đầu ra.
Khi lạm phát tăng cao, dù mặt bằng lãi suất huy động của các NHTM cũng tăng theo nhưng nếu vẫn chưa ngang bằng với tốc độ trượt giá, thì người gửi tiền
62
vào ngân hàng sẽ chịu thiệt hại do lãi suất thực âm, từ đó không khuyến khích được các dòng vốn chảy vào ngân hàng.
5.4.1.2 Yếu tố chính trị
Tình hình chính trị của một số quốc gia trên thế giới không được ổn định, tình trạng chính trị luôn xảy ra những cuộc tranh chấp, đối đầu dẫn đến hoang mang lòng dân vì thế người dân chọn cách dự trữ tiền và của cải dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ để tránh rủi ro mất giá, họ hạn chế gửi tiền vào ngân hàng làm cho việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Nước Việt Nam là một nước có tình hình chính trị ổn định vì vậy người cảm thấy được an toàn, an tâm làm ăn sinh sống vì vậy họ không tích lũy tiền dưới dạng vàng để dùng cho những trường hợp đặc biệt, chính vậy việc huy động vốn của các ngân hàng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
5.4.1.3 Yếu tố về kinh tế
Sự thay đổi của các yếu tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, chính sách tiết kiệm, đầu tư của chính phủ…đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút vốn của NHTM.
Bảng 5.8: Các chỉ tiêu kinh tế Cần Thơ năm 2010 – 6T/2013
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012 6T/2013
GDP (%) 15,03 14,64 11,55 8,38
Thu nhập bình quân/
người (USD/năm) 1.950 2.346 2.514 1.914
Nguồn: báo cáo tình hình kinh tế xã hội Cần Thơ 2010- 6T/2013
Từ năm 2010 đến 2012 thì tốc độ tăng trưởng GDP của Cần Thơ có xu hướng giảm. Cụ thể vào năm 2010 GDP đạt được là 15,03% và thu nhập bình quân đầu người là 1.950 USD, năm 2011 thì GDP giảm hơn so với năm 2010 chỉ đạt 14,64% nhưng thu nhập bình quân đầu người lại tăng lên đạt 2.346 USD tăng 396 USD, năm 2012 GDP đạt được 11,55% tiếp tục giảm so với năm 2011 nhưng về thu nhập bình quân đầu người thì lại tăng hơn tăng 168 USD. GDP năm 2011 giảm so với năm 2010 là chính phủ thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, bằng cách thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ ,giảm đầu tư công, làm cho GPD giảm xuống. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế đang dần ổn định GDP đạt được 8,38% và thu nhập bình quân đầu người là 1.914 USD. Thu nhập bình quân đầu người liên tục
63
tăng qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM đưa ra các biện pháp tăng khả năng huy động vốn cũng như các biện pháp tiếp cận khách hàng đưa nguồn vốn vay ra thị trường.
5.4.1.4 Yếu tố văn hóa – xã hội – dân cư
- Yếu tố văn hóa xã hội: Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc dân tộc như: tập quán, thói quen, tâm lý…Đối với ngân hàng, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa. Cụ thể là, ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và đối với họ ngân hàng là một phần không thể thiếu, là một phần tất yếu của các hoạt động kinh tế. Do vậy, các NHTM ít gặp khó khăn trong vấn đề huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Ngược lại, ở những nước đang phát triển như Việt nam, việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì các dịch vụ ngân hàng vẫn chưa được sử dụng phổ biến. Mặt khác, ngân hàng chưa thực sự tạo được lòng tin đối với người dân, chưa chú trọng đến công tác marketing, quảng cáo…nên người dân còn chưa hiểu biết hết được các chủ trương, chính sách cũng như hoạt động của ngân hàng vì vậy vẫn có người có tiền nhưng không muốn gửi vào ngân hàng vì không có được sự an tâm.
- Yếu tố dân cư: Quy mô dân cư, chất lượng đời sống người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu sản phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Khu vực thành thị như Hà nội, TP.Hồ chí minh… có quy mô dân cư đông đúc, với mức sống cao, thu nhập cao hơn thì sẽ là khu vực với đối tượng khách hàng tiềm năng hơn, vì vậy NHTM phải tập trung vào các khu vực đối tượng khách hàng tiềm năng để thu hút vốn. Ngược lại khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc mức đời sống thấp thì khả năng họ tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng là ít hơn và khả năng có nguồn tiền nhàn rỗi cũng ít hơn.
Theo tổng cục thống kê, năm 2012 Cần Thơ có diện tích 1.409 Km2, dân số 1,214 triệu người, mật độ dân số là 862 người/km2. Thành phố Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tập trung dân cư đông đúc, nhiều khu công nghiệp thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các NHTM thu hút được nguồn vốn huy động.
64
5.4.1.5 Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng
- Yếu tố tâm lý:Với nền kinh tế chịu tình trạng Đôla hóa cao như Việt nam thì việc huy động vốn từ người dân của các NHTM gặp rất nhiều khó khăn do họ lo sợ sự mất giá của đồng Việt Nam, người dân ưa chuộng cất trữ ngoại tệ hơn nên các NHTM sẽ khó có thể huy động vốn bằng nội tệ.
- Yếu tố thói quen tiêu dùng: Ở các nước phát triển, tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán chỉ chiếm khoảng 2 – 3%, thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua ngân hàng bằng cách sử dụng thẻ thanh toán và hầu hết các khoản tiền của họ đều được ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân. Do đó, NHTM có thể tăng khả năng huy động vốn để sử dụng và đầu tư.
Nhưng với ở Việt Nam, người dân vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán là chiếm đa số, chỉ một bộ phận nhỏ sử dụng thẻ thanh toán trong các giao dịch mua bán nên hạn chế việc huy động vốn của ngân hàng.
5.4.1.6 Yếu tố đối thủ cạnh tranh
Dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM đã cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích đến với khách hàng như Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking … Các NHTM Việt Nam đã bắt đầu quan tâm đến đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường bán lẻ, tăng cường tiếp cận với đối tượng khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chuyển sang bán lẻ, các ngân hàng sẽ có thị trường lớn hơn, tiềm năng phát triển tăng lên và có khả năng phân tán rủi ro trong kinh doanh. Navibank đang có mục tiêu phấn đấu là trở thành ngân hàng bán lẻ chuẩn mực hàng đầu Việt Nam, vì vậy khi các ngân hàng khác cũng phát triển theo hướng mở rộng thị trường bán lẻ là mối đe dọa lớn đối với Navibank nói chung và Navibank Cần Thơ nói riêng. Dưới đây là một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Navibank Cần Thơ:
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). - Ngân hàng TMCP Đông Á.
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
- Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành Phố Hồ Chí Minh (HDBank). - Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank).
65
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)
Ngoài ra còn có rất nhiều ngân hàng TMCP khác trên địa bàn Cần Thơ cạnh tranh gay gắt với Navibank Cần Thơ về các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
5.4.1.7 Yếu tố khách hàng
Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là đi vay của khách hàng này và cho khách hàng khác vay lại. Chính vì thế, khách hàng là một yếu tố rất quan trọng, là nhân tố quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, thu nhập và trình độ người dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ của ngân hàng ngày càng được nâng lên. Do đó, ngân hàng phải không ngừng cải tiến các sản phẩm dịch vụ hiện có và cung cấp thêm nhiều sản phẩm mới để thu hút khách hàng.
Mỗi ngân hàng có một thế mạnh riêng do đó cũng có những đối tượng khách hàng riêng nhưng do môi trường cạnh tranh, các ngân hàng đã mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khá tương đồng nên đối tượng khách hàng giữa các ngân hàng khá giống nhau, do đó gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng trong việc đưa ra các chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Hiện nay, đối tượng khách hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng khá đa dạng nhưng tập chung chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì vậy việc cạnh tranh đưa ra các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, kéo theo những khó khăn trong việc huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Các khách hàng hầu hết đều có tâm lí chung là khi tham gia giao dịch với ngân hàng đều muốn thủ tục nhanh chóng không mất nhiều thời gian, mong muốn ngân hàng mang đến cho mình thật nhiều tiện ích, yên tâm, an toàn và sự thoải mái.
5.4.1.8 Sản phẩm dịch vụ thay thế
Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát tăng cao nhưng lãi suất huy động vốn của các NH lại phải chịu mức trần lãi suất 7,5%/năm như hiện nay có thể sẽ làm cho lãi suất thực âm, với lãi suất này không thật sự hấp dẫn đối với người gửi tiền và họ sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác như dự trữ vàng, ngoại tệ hoặc đầu tư vào bất
66
động sản…để có khả năng sinh lợi cao hơn. Vì vậy nguồn tiền nhàn rỗi sẽ trở nên khan hiếm, gây khó khăn trong công tác huy động vốn cho NH.