Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt – chi nhánh cần thơ (Trang 45)

Trong hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn của ngân hàng thì lượng tiền huy động được từ tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động được, cụ thể được thể hiện hiện qua bảng số liệu 5.2

46

Bảng 5.2: Số liệu huy động vốn theo kỳ hạn của Navibank Cần Thơ 2010 - 6T/2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động không kỳ hạn 9.694 8.844 584 233 10.073 (850) (8,77) (8.260) (93,40) 9.840 4223,18 Vốn huy động có kỳ hạn 166.640 271.441 284.392 127.977 253.859 104.801 62,89 12.951 4,77 125.882 98,36 Ngắn hạn 163.974 271.441 284.392 127.977 253.859 107.467 65,54 12.951 4,77 125.882 98,36 1 tháng 62.057 163.978 109.519 44.792 81.895 101.921 164,24 (54.459) (33,21) 37.103 82,83 2 tháng 14.881 14.196 12.200 8.958 11.957 (685) (4,60) (1.996) (14,06) 2.999 33,47 3 tháng 50.942 76.003 31.937 11.518 19.243 25.061 49,20 (44.066) (57,98) 7.725 67,07 6 tháng 26.312 17.046 1.934 896 4.798 (9.266) (35,22) (15.112) (88,65) 3.902 435,59 9 tháng 500 54 171 38 51 (446) (89,20) 117 216,67 13 34,21 12 tháng 9.282 163 128.631 61.774 135.915 (9.119) (98,24) 128.468 78814,72 74.141 120,02 Trung dài hạn (trên 12

tháng) 2.666 - - - - (2.666) (100,00) - - - -

TỔNG VỐN HUY

ĐỘNG 176.334 280.285 284.976 128.210 263.932 103.951 58,95 4.691 1,67 135.722 105,86

Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 – 6T/2013

47

Vốn huy động không kỳ hạn:

- Theo bảng số liệu 5.2 ta thấy được vốn huy động không kỳ hạn qua các năm giảm dần từ năm 2010 - 2012, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng vốn không kỳ hạn tăng lên:

Cụ thể năm 2011 vốn huy động không kỳ hạn đạt được là 8.844 triệu đồng giảm hơn so với năm 2010 là 850 triệu đồng tương đương giảm 8,77%; nguyên nhân giảm là do năm 2011 là năm lạm phát tăng cao nền kinh suy giảm nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản. Năm 2012 vốn huy động không kỳ hạn tiếp tục giảm xuống chỉ đạt được 584 triệu đồng so với năm 2011 thì giảm rất nhiều giảm đến 93,40% tương ứng số tiền là 8.260 triệu đồng. Nguyên nhân giảm lượng tiền gửi không kỳ hạn là vì tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng phần lớn bởi các tổ chức kinh tế dùng để thanh toán trong kinh doanh, xuất nhập khẩu và các tài khoản của cá nhân có nhu cầu sử dụng thường xuyên và năm 2012 là năm nền kinh tế phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng nên việc sản xuất kém phát triển dẫn đến lượng tiền gửi không kỳ hạn dùng để thanh toán cũng giảm. Vì vậy loại tiền gửi này mang tính chất không ổn định, ngân hàng không thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này, do vậy lãi suất cho loại tiền gửi này thường thấp, gần như bằng không nên không hấp dẫn được khách hàng. Do đó để có thể huy động được vốn tiền gửi không kỳ hạn ngân hàng cần phải thoả mãn các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó, tài khoản tiền gửi thanh toán một phần được sử dụng thông qua hệ thống thẻ và máy ATM nhưng hiện nay các sản phẩm thẻ của NH vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều và số lượng máy ATM vẫn còn hạn chế. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng vốn huy động không kỳ hạn tăng vọt đáng kể, tăng đến 4.223,18% tương ứng tăng 9.840 triệu đồng, nguyên nhân tăng là do nền kinh tế vĩ mô bước đầu đi vào ổn định các hoạt động kinh doanh sản xuất đã hoạt động bình ổn làm cho nhu cầu gửi tiền để thanh toán giao dịch tăng lên.

Bên cạnh đó nguyên nhân của việc vốn huy động không kỳ hạn tăng là do Ngân hàng đã thực hiện tích cực củng cố và phát triển các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi, cải thiện công nghệ thanh toán trong ngân hàng, dịch vụ chuyển tiền điện tử ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao của khách hàng, nhằm làm tăng vốn tiền gửi không kỳ hạn qua các năm.

48

- So về tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn chiếm trong tổng vốn huy động thì vốn huy động không kỳ hạn chiếm với tỷ trọng luôn nhỏ và giảm dần qua các năm. Cụ thể trong năm 2010 vốn huy động không kỳ hạn chiếm 5,49% trên tổng vốn huy động, năm 2011 chiếm 3,15% trên tổng vốn huy động giảm hơn 2,34% so với năm 2010, đến năm 2012 thì tỷ trọng chiếm trên tổng vốn huy động tiếp tục giảm chỉ còn 0,20% giảm 2,95% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động không kỳ hạn chiếm 3,82% trên tổng vốn huy động. Như ta đã biết, tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi vào ngân hàng, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải thoả mãn nhu cầu đó của khách hàng. Tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn thường chiếm tỷ lệ thấp trong tất cả các kỳ hạn vì đây là loại tiền gửi nhằm mục đích thanh toán, tính chất không ổn định.

Vốn huy động có kỳ hạn:

Vốn huy động có kỳ hạn có xu hướng tăng qua các năm 2010-6T/2013 cụ thể năm 2011 vốn huy động có kỳ hạn tăng hơn so với năm 2010 là 104.801 triệu đồng tương đương với mức tăng 62,89%, năm 2012 vốn huy động có kỳ hạn tăng nhưng không cao chỉ hơn năm 2011 4,77% tức hơn 12.951 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 lượng vốn huy động có kỳ hạn tăng lên vượt bậc tăng đến 98,36% tương ứng với tăng 125.882 triệu đồng so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Với mức tăng trưởng của lượng tiền gửi vào 6 tháng đầu năm 2013 như vậy dự báo lượng tiền gửi vẫn còn tăng nhiều vào 6 tháng tiếp theo.

- Tiền gửi ngắn hạn: theo bảng số liệu 5.2 thì tiền gửi gắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn huy động được trong năm và lượng tiền gửi ngắn tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 lượng tiền gửi năm 2011 tăng lên 271.441 triệu đồng chiếm 96,84% trên tổng nguồn vốn huy động và tăng hơn 107.467 triệu đồng tương đương tăng 65,54% so với năm 2010. Năm 2012 lượng tiền gửi tiếp tục tăng lên đạt 284.392 triệu đồng chiếm 99,795% trên tổng nguồn vốn huy động được trong năm, tăng hơn năm 2011 là 12.951 triệu đồng tương ướng tăng 4,77%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 lượng tiền gửi tiếp tục tăng nhanh tăng 125.882 triệu đồng tương ứng tăng 98,36% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Vốn tiền gửi ngắn hạn tăng liên tục do Ngân hàng chủ trương tập trung huy động vốn ngắn hạn để hạn chế rủi ro về lãi suất trong dài hạn do sự ảnh hưởng của sự bất ổn trên thị trường tài chính. Bên cạnh đó, vì đây là loại tiền gửi có lãi suất cao nhất, kỳ hạn linh hoạt và đa dạng nên người gửi tiền có thể lựa chọn kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng. Tiền gửi ngắn hạn là loại tiền gửi có thời hạn

49

dưới 12 tháng trong đó phân ra các dạng tiền gửi như: tiền gửi ngắn hạn 1 tháng, tiền gửi ngắn hạn 2 tháng, tiền gửi ngắn hạn 3 tháng, tiền gửi ngắn hạn 6 tháng, tiền gửi ngắn hạn 9 tháng và tiền gửi ngắn hạn 12 tháng.

+ Tiền gửi ngắn hạn 1 tháng: theo bảng số liệu cho biết loại tiền gửi có thời hạn này thu hút được lượng tiền gửi rất lớn và luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng số tiền gửi ngắn hạn cụ thể năm 2010 tiền gửi 1 tháng chiếm 37,85%, năm 2011 chiếm 60,41%, năm 2012 chiếm 38,51% và năm 2013 chiếm 32,26%. Về mặt giá trị thì tiền huy động được vào năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 là 101.921 triệu đồng tương đương tăng 164,24%, năm 2012 lượng tiền gửi này có xu hướng giảm hơn so với năm 2011 là giảm 54.459 triệu đồng tương ứng giảm 33,21%, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền huy động đã tăng trở lại so với cùng kỳ năm 2012 là tăng 37.103 triệu đồng tương đương là tăng 82,83%, điều này dự báo lượng tiền gửi này sẽ tiếp tục tăng vào 6 tháng tiếp theo.

+ Tiền gửi ngắn hạn 2 tháng: loại tiền gửi này theo bảng số liệu thì có xu hướng giảm dần qua các năm 2010-2012, tới 6 tháng đầu năm 2013 thì loại tiền gửi này có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2011 giảm hơn năm 2010 là 685 triệu đồng tương ứng giảm 4,60%, đến năm 2012 lại tiếp tục giảm 1.996 triệu đồng tương đương giảm 14,06%, 6 tháng đầu năm 2013 lại có xu hướng gia tăng về lượng huy động tăng hơn so với năm 2012 là 2.999 triệu đồng tương ứng tăng 33,47%.

+ Tiền gửi ngắn hạn 3 tháng tăng giảm liên tục qua các năm cụ thể vào năm 2011 tiền huy động được tăng hơn so với năm 2010 là 25.061 triệu đồng tương ứng với tăng 49,20%, năm 2012 lượng vốn có hướng giảm hơn so với năm 2011 giảm 44.066 triệu đồng tương đương giảm 57,98% đến 6 tháng đầu năm 2013 thì có chiều hướng tăng lên so với cùng kỳ năm 2012 cụ thể tăng lên 7.725 triệu đồng tương ứng tăng 67,07%, với lượng vốn huy động tăng này sẽ là bước khởi đầu tốt cho công tác huy động vốn trong thời gian còn lại của năm.

+ Tiền gửi ngắn hạn 6 tháng có chiều hướng giảm liên tục trong 3 năm 2010-2012, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì mới có chiều hướng tăng trở lại. Cụ thể nhìn vào bảng số liệu ta thấy rõ vào năm 2011 thì lượng vốn huy động giảm hơn năm 2010 tới 9.266 triệu đồng tương đương giảm 35,22%, đến năm 2012 vẫn tiếp tục giảm 15.112 triệu đồng tương ứng giảm 88,65% so với năm 2011. Sau 2 năm vốn huy động giảm thì Ngân hàng đã lấy lại được đà tăng trưởng vào 6 tháng đầu năm 2013, bước đầu năm 2013 thì lượng vốn đã tăng lên 3.902 triệu đồng so với

50

cùng kỳ năm 2012, nếu quy ra % thì tăng hơn 6 tháng đầu năm 2012 là 435,59%, một tỷ lệ vượt bậc để đưa Ngân hàng theo đà phát triển.

+ Tiền gửi ngắn hạn 9 tháng: theo bảng số liệu ta thấy được năm 2011 lượng tiền huy động có chiều hướng giảm hơn so với năm 2010 là giảm 446 triệu đồng tương ứng giảm 89,20%, đến năm 2012 thì lượng tiền huy động tăng lên 117 triệu đồng tương đương tăng 216,67% so với năm 2011 và đến 6 tháng đầu năm 2013 tiền huy động tiếp tục gia tăng hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2012 cụ thể tăng 13 triệu đồng tương ứng tăng 34,21%.

+ Tiền gửi ngắn hạn 12 tháng trong giai đoạn 2010-6T/2013 có những chuyển biến khá phức tạp về lượng vốn tăng vọt trong năm. Cụ thể năm 2011 lượng vốn huy động giảm tới 98,24% tức giảm 9.119 triệu đồng so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại có sự chuyển biến rất lớn, lượng vốn huy động tăng lên tới 78.814,72% tương đương 128.468 triệu đồng so với năm 2011 nguyên nhân chủ yếu do ban lãnh đạo ngân hàng có những chiến lược thu hút vốn áp dụng lãi suất ưu đãi hợp lý để thu hút vốn. Tiếp tục đến 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động tăng lên hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2012 là 74.141 triệu đồng tương đương tăng 120,02%.

Nguyên nhân tăng vốn huy động trong thời gian này là do sự bất ổn trên thị trường tài chính lạm phát luôn tăng cao trong năm 2011, trong thời gian này có nhiều doanh nghiệp phá sản, thị trường vàng có nhiều biến động bất ổn, cùng với những thông tin tái cấu trúc và sáp nhập của một vài ngân hàng làm mất lòng tin từ người gửi tiền. Trong khi đó, Navibank Cần Thơ vẫn hoạt động ổn định nên giữ được lượng khách hàng cũ cùng với những khách hàng mới từ các ngân hàng khác chuyển sang, cùng với những chiến lược kinh doanh phù hợp nên lượng vốn huy động có kỳ hạn tăng.

- Tiền gửi trung và dài hạn: loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất thấp trên tổng số tiền gửi có kỳ hạn cụ thể năm 2010 chỉ chiếm 1,6% và từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền gửi vào là 0%. Lượng tiền gửi trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp là vì giai đoạn 2010 đến nay tình hình kinh tế có nhiều biến động, lãi suất tiền gửi liên tục thay đổi, khách hàng chọn lựa gửi tiền ở các kỳ hạn ngắn, khi đáo hạn có thể gửi lại với lãi suất cao hợn hoặc chọn một kênh đầu tư khác để sinh lợi nhiều hơn cũng thực hiện một cách dễ dàng.

51

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần nam việt – chi nhánh cần thơ (Trang 45)