THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ (2010 – 6 THÁNG 2013)
Trong hoạt động của NHTM việc tạo lập vốn cho ngân hàng được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
Trong hệ thống NHTM, nói chung ngoài vốn tự có và vốn đi vay của các tổ chức tín dụng khác thì vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Khi ngân hàng huy động được nhiều vốn sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời giảm chi phí so với việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên. Do đó đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, ngân hàng phải biết tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình. Ở cấp độ là chi nhánh nguồn vốn cho vay của Navibank Cần Thơ chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở chính.
- Đối với nguồn vốn huy động: ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích dự trữ bắt buộc theo tỷ lệ đảm bảo an toàn do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.
- Đối với nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính: ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh.
43 Bảng 5.1: Cơ cấu nguồn vốn của Navibank Cần Thơ 2010 - 6T/2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 176.334 280.285 284.976 113.990 263.932 103.951 58,95 4.691 1,67 149.942 131,54 Vốn điều chuyển 78.101 (7.836) (80.309) (35.658) (85.033) (85.937) (110,03) (72.473) 924,87 (49.375) 138,47
TỔNG NGUỒN VỐN 254.435 272.449 204.667 78.332 178.899 18.014 7,08 (67.782) (24,88) 100.567 128,39
Nguồn số liệu: Phòng Tài chinh – Kế toán; Navibank Cần Thơ,2010 – 6T/2013 Ghi chú:
- Vốn điều chuyển dương (+) là vốn được Hội sở chính chuyển cho chi nhánh -Vốn điều chuyển âm (-) là vốn chi nhánh chuyển cho Hội sở.
44
Theo bảng số liệu cho thấy tổng nguồn vốn trãi qua 3 năm có nhiều chuyển biến tăng giảm giữa các năm. Cụ thể vào năm 2011 tổng nguồn vốn là 272.449 triệu đồng tăng hơn so với năm 2010 là 18.014 triệu đồng tương đương tăng 7,08%. Năm 2012 tổng nguồn vốn giảm hơn so với năm 2011 là giảm 67.782 triệu đồng tương đương giảm 24,88%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tổng nguồn vốn tăng lên so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012 là 100.567 triệu đồng tương đương với tăng 128,39%, với tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm như vậy sẽ hứa hẹn đạt được mức tăng nguồn vốn trong 6 tháng tiếp theo, nguồn vốn đó bao gồm cả vốn huy động và vốn điều chuyển.
Vốn huy động:
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, huy động được nhiều vốn sẽ chủ động trong công tác cho vay, đồng thời giảm chi phí so với việc sử dụng vốn điều chuyển từ cấp trên. Do đó đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng phải biết tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của mình.
Từ bảng số liệu 5.1 ta nhận thấy được nguồn vốn huy động củ Ngân hàng ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể vào năm 2011 vốn huy động đạt được là 280.285 triệu đồng tăng hơn so với năm 2010 là 103.951triệu đồng tương đương với mức tăng là 58,95%. Nguồn vốn huy động trong năm 2011 tăng nhanh là do ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh hợp lý, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, và áp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh hấp dẫn để thu hút khách hàng. Tiếp tục đà phát triển của năm 2011 đến năm 2012 nguồn vốn huy động của Ngân hàng tiếp tục tăng 4.691 triệu đồng tương ứng tăng 1,67% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng vốn huy động tăng lên tới 149.942 triệu đồng, tương đương tăng 131,54% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Tuy năm 2013 là năm dự báo là năm niềm tin của thị trường giảm sút nghiêm trọng và là năm nền kinh tế nước ta đan xen những thách thức và cơ hội nhưng ban lãnh đạo của Ngân hàng đã đưa ra những chiến lược hợp lý, phù hợp để thu hút được lượng vốn đủ để cung cấp cho cá nhân, doanh nghiệp và cho vay trên địa Cần Thơ trong 6 tháng cuối năm 2013.
45
Vốn điều chuyển:
Khi nguồn vốn huy động không đủ để chi nhánh hoạt động, chi nhánh sẽ được Hội sở chính điều chuyển vốn về và chi nhánh ngân hàng sẽ trả lãi phần vốn điều chuyển này cho Hội sở và phần lãi suất này thường cao hơn lãi suất huy động. Do đó, Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn, giảm nguồn vốn điều chuyển để gia tăng lợi nhuận.
Theo bảng số liệu thì nguồn vốn điều chuyển năm 2010 từ Hội sở chính cho chi nhánh là 78.101 triệu nhằm cung ứng nguồn vốn cho chi nhánh hoạt động. Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013 Navibank Cần Thơ đã không cần đến vốn điều chuyển từ Hội sở, nguồn vốn huy động đã đủ cho chi nhánh hoạt động. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Navibank Cần Thơ giai đoạn này đạt kết quả rất tốt.
Nhìn chung, nếu một chi nhánh ngân hàng hoạt động phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển thì chi nhánh ngân hàng đó chưa thật sự làm tốt công tác huy động vốn, điều này sẽ rất khó khăn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Chỉ khi thực hiện tốt việc huy động vốn ngân hàng mới chủ động được việc cấp tín dụng cho khách hàng, đảm bảo về thanh khoản, duy trì sự hoạt động ổn định cũng như đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Navibank Cần Thơ hiện nay đã hoạt động độc lập dựa trên nguồn vốn huy động được, không cần đến nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở nửa, cho thấy tính hiệu quả của công tác huy động vốn, điều này cần được tiếp tục phát huy về lâu dài trong thời gian tới.