4.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 4.2 Cơ cấu tổ chức Navibank Cần Thơ Phòng dịch vụ khách hàng Các phòng giao dịch Hành chính nhân sự Phòng kế toán Thẩm định và quản lý tín dụng Ban Giám Đốc Phòng quan hệ khách hàng Khối trực tiếp kinh doanh Khối hỗ trợ kinh doanh 18
30
4.2.2.2 Chức năng của các phòng ban
- Giám đốc: là người phụ trách và chịu trách nhiệm với Tổng Giám Đốc về việc hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Giám Đốc chi nhánh được Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm theo tình hình hoạt động của chi nhánh. Giám Đốc Chi Nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Tổng Giám Đốc. Giám Đốc Chi Nhánh được ủy quyền một phần nhiệm vụ và quyền hạn cho nhân viên cấp dưới, tuy nhiên Giám Đốc Chi Nhánh vẫn là người chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của nhân viên.
- Phòng quan hệ khách hàng: là bộ phận tìm kiếm khách hàng, đưa thông tin sản phẩm đến khách hàng. Triển khai các nghiệp vụ từ tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn lập chứng từ kế toán. Lập kế hoạch hoạt động theo từng thời kỳ, theo dõi đánh giá quá trình thực hiện. Hỗ trợ về nghiệp vụ với các đơn vị trực thuộc.
- Phòng dịch vụ khách hàng:là bộ phận thực hiện công tác phục vụ nhu cầu cầu mà khách hàng cần, tư vấn những dịch vụ những sản phẩm của ngân hàng đưa ra như cho vay, thu nợ…
- Các phòng giao dịch: tổ chức hạch toán,kế toán và ngân quỹ theo quy định. Thực hiện kiểm tra kiểm soát các hoạt động của đơn vị, chịu sự kiểm tra kiểm soát của đơn vị quản lý. Công tác tiếp thị, phát triển thị phần, xây dựng kế hoạch kinh doanh và thực hiện theo dõi kế hoạch trên địa phương hoạt động.
- Hành chính nhân sự: theo dõi tình hình nhân sự của chi nhánh, xây dựng kế hoạch hành chính quản trị và theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch. Đảm nhận các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, lưu trữ phát hành văn bản.
- Phòng kế toán:là bộ phận thực hiện công tác quản lý tài chính, kiểm soát nội bộ quản lý tài sản, chi phí hoạt động của ngân hàng. Trực tiếp thực hiện các chế độ về tài chính, kế toán, thống kê, quản lý thu chi, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định…
- Thẩm định và quản lý tín dụng: là bộ phận thực hiện công tác thẩm định và quản lý tín dung thông qua việc phân tích các bản báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng và các thông tin khác liên quan đến người vay bão lãnh nhằm bảo đảm các khoản vay được duyệt cho đúng đối tượng uy tín và có đủ khả năng tài chính để trả nợ.
31
4.2.3 Một số sản phẩm, dịch vụ của Navibank Cần Thơ
4.2.3.1 Sản phẩm tiền gửi
NaviBank Cần Thơ cung cấp các sản phẩm tiền gửi với lãi suất cực kỳ hấp dẫn, đa dạng và phong phú về kỳ hạn gửi tiền cũng như phương thức tính lãi. Sử dụng dịch vụ tiền gửi của Navibank Cần Thơ, khách hàng được đảm bảo an toàn tuyệt đối về vốn, về bảo mật thông tin cũng như khả năng sinh lãi cao nhất.
- Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán không quy định thời hạn gửi tiền và được hưởng lãi suất không kỳ hạn do Ngân hàng công bố trong từng thời kỳ. Mở và sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán là sự lựa chọn tối ưu nhằm hạn chế các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thanh toán bằng tiền mặt cũng như giúp khách hàng theo dõi và quản lý các khoản tiền nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả nhất.
- Tiền gửi bậc thang: là sản phẩm huy động vốn có kỳ hạn được hưởng mức lãi suất tăng dần theo số dư tiền gửi do Ngân hàng quy định. Theo đó, khách hàng gửi tiền với cùng một kỳ hạn nhưng số dư tiền gửi càng lớn thì lãi suất được hưởng càng cao.
- Tiền gửi tiết kiệm: gửi tiền tiết kiệm là một trong những phương thức đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể, Quý khách có thể lựa chọn các hình thức tiết kiệm đa dạng về kỳ hạn và phương thức lĩnh lãi, đơn giản và nhanh chóng về thủ tục, lãi suất cạnh tranh.
- Tiết kiệm tích lũy giá trị: tích luỹ giá trị là lựa chọn tốt nhất giúp người gửi chọn cho mình một kế hoạch tiết kiệm phù hợp với khả năng tài chính của mình. Người gửi tiền sẽ không bỏ phí thời gian vì mỗi ngày trôi qua, khoản tiền mà người gửi tích góp sẽ lớn dần. Người gửi chỉ cần gửi một khoản tiền cố định đều đặn theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý trong thời gian thoả thuận trước với Ngân hàng để có được một khoản tiền lớn nhằm thực hiện những dự định trong tương lai.
- Tiền gửi hoạt kỳ: là sản phẩm tiền gửi/tiết kiệm có kỳ hạn 13, 25 hoặc 37 tháng, lãi suất thả nổi, với định kỳ lĩnh lãi 01, 02, 03, 06, 12 tháng do khách hàng chủ động lựa chọn. Khách hàng được hưởng lãi suất đúng bằng lãi suất của kỳ hạn tương ứng với định kỳ lĩnh lãi của khách hàng do Ngân hàng công bố tại thời điểm khách hàng thực hiện giao dịch cộng (+) biên độ ưu đãi hoạt kỳ. Kết thúc
32
mỗi định kỳ lĩnh lãi, khách hàng được quyền tất toán Tiền gửi hoạt kỳ và được hưởng nguyên lãi suất đã thỏa thuận. Trường hợp khách hàng không tất toán Tiền gửi hoạt kỳ sau mỗi định kỳ lĩnh lãi, khoản tiền gốc của khách hàng được Ngân hàng tự động quay vòng thêm một định kỳ lĩnh lãi cho đến khi thời gian thực gửi của khách hàng đủ 13, 25 hoặc 37 tháng. Lãi suất quay vòng áp dụng theo biểu lãi suất do Ngân hàng công bố tại thời điểm quay vòng, tương ứng với định kỳ lĩnh lãi ban đầu cộng (+) biên độ ưu đãi hoạt kỳ. Tiền lãi mỗi định kỳ sẽ được chuyển vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc được Ngân hàng giữ hộ (trong trường hợp khách hàng không có tài khoản thanh toán tại Ngân hàng) cho đến khi khách hàng đến Ngân hàng lĩnh lãi.
4.2.3.2 Sản phẩm thanh toán
- Thanh toán trong nước: Dịch vụ chuyển tiền trong nước được Ngân hàng cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển tiền cho người thân, bạn bè hoặc đối tác kinh doanh của Quý khách ở bất kỳ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam. Mạng lưới hoạt động của Navibank rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước đảm bảo tính nhanh chóng, an toàn và chính xác cho dịch vụ thanh toán.
- Thanh toán nước ngoài: Navibank Cần Thơ cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển tiền cho người thân, bạn bè, đối tác kinh doanh của Quý khách ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
- Dịch vụ kiều hối: Dịch vụ được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu nhận tiền chuyển đến từ nước ngoài của khách hàng.
4.2.3.3 Sản phẩm tín dụng
Với định hướng phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, nên Navibank luôn cam kết là nhà tài trợ hàng đầu cho các nhu cầu vốn ngắn hạn cũng như trung dài hạn. Navibank tự tin có thể cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm tín dụng với thủ tục nhanh gọn và chính xác, lãi suất cạnh tranh nhất đi kèm với sự tư vấn hoàn hảo từ đội ngũ chuyên viên tín dụng nhiệt tình, năng động và đầy tính chuyên nghiệp.
- Cho vay mua ô tô
- Cho vay mua bất động sản - Cho vay mua nhà, đất dự án - Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà
33
- Cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh - Cho vay trung hạn hổ trợ vốn sản xuất kinh doanh - Cho vay đầu tư nhà xưởng máy móc thiết bị - Cho vay tiêu dùng
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi - Cho vay tín chấp đối với cán bộ quản lý
- Mua bán kỳ hạn cổ phiếu chưa niêm yết.
4.2.3.4 Sản phẩm khác
Ngoài việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng truyền thống, NAVIBANK xứng đáng là đối tác đáng tin cậy khi sẵn sàng đáp ứng tất cả các nhu cầu đa dạng của Quý khách bắng hàng loạt các dịch vụ hỗ trợ đa dạng, chất lượng cao:
- Sản phẩm ngoại hối - Sản phẩm ngân quỹ - Chuyển tiền mua cổ phiếu
4.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM CP NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Tỷ lệ lạm phát từ năm 2004-2010 cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp. Năm 2011 thì tỷ lệ lạm phát ở mức cao là 18,13% cơ bản là do tiền tệ được nới lỏng trong một thời gian dài. Trước tình hình trên Chính phủ đã đề ra chủ trương với biện pháp mạnh, tỷ lệ lạm phát hằng tháng phải giảm nhanh bắt đầu từ tháng 8/2011, Chính phủ chỉ đạo NHNN đã thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, phát hành trái phiếu chính phủ để thu nguồn vốn trên thị trường và buộc các NHTM mua các trái phiếu này. Điều này dẫn đến các NHTM phải tăng cường công tắc huy động vốn trên thị trường để bù đắp vào phần vốn mà các NHTM đã mua trái.Từ năm 2010 đến nay nền kinh tế chiều hướng giảm dần vì thế Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để kích cầu, hỗ trợ sản xuất, lãi suất cho các doanh ngiệp. Trước tình hình kinh tế như vậy, ban lãnh đạo của NHTM CP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ đã có những chỉ đạo đúng đắn nhằm thích nghi với diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế vì vậy mà Ngân hàng luôn đạt được lợi nhuận trong những năm qua.
34
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Navibank Cần Thơ 2010 - 6T/2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % TỔNG THU NHẬP 47.385 68.235 73.626 45.453 20.087 20.850 44,00 5.391 7,90 (25.366) (55,81)
Thu lãi cho vay 44.347 54.358 42.121 26.104 14.368 10.011 22,57 (12.237) (22,51) (11.736) (44,96) Thu lãi tiền gửi 1.566 12.307 30.458 18.987 5.469 10.741 685,89 18.151 147,49 (13.518) (71,20) Thu nhập khác 1.472 1.570 1.047 362 250 98 6,66 (523) (33,31) (112) (30,94)
TỔNG CH PHÍ 44.100 62.630 69.261 43.573 19.956 18.530 42,02 6.631 10,59 (23.617) (54,20)
Chi trả lãi tiền vay 14.791 16.986 15.512 12.624 658 2.195 14,84 (1.474) 8,68 (11.966) (94,79) Chi trả lãi tiền gửi 16.130 30.391 39.393 24.968 11.374 14.261 88,41 9.002 29,62 (13.594) (54,45) Chi phí khác 13.179 15.253 14.356 5.981 7.924 2.074 15,74 (897) (5,88) 1.943 32,49
LỢI NHUẬN 3.285 5.605 4.365 1.88 131 2.320 70,62 (1.240) (22,12) (1.749) (93,03)
Nguồn số liệu: Phòng Tài chính – Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 – 6T/2013
35
Dựa vào số liệu của bảng 4.1 ta có một số nhận xét sau:
Tổng thu nhập:
Tổng thu nhập của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6T-2013 có chiều hướng tăng, tăng cao nhất là vào năm 2012 tổng thu nhập tăng đạt 73.626 triệu đồng. Cụ thể vào năm 2010 tổng thu nhập là 47.385 triệu đồng trong đó thu từ lãi vay là 44.347 triệu đồng, thu từ lãi tiền gửi 1.566 triệu đồng, thu nhập khác 1.472 triệu đồng. Năm 2010 thu nhập của Ngân hàng chủ yếu dựa vào phần thu từ lãi cho vay, chiếm 93,59% trên tổng thu nhập, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, khách hàng chậm trả lãi hoặc gốc hoặc không có khả năng trả nợ làm cho các khoản vay này chuyển sang trạng thái quá hạn. Khi các khoản vay chuyển sang quá hạn Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro dẫn đến việc không sử dụng được nguồn vốn trích lập dự phòng này. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Năm 2011 tổng thu nhập của Navibank Cần Thơ là 68.235 triệu đồng tăng hơn 20.850 triệu đồng tương đương là tăng 44% so với tổng thu nhập năm 2010. Trong tổng thu nhập vào năm 2011 thì tỷ lệ thu nhập từ lãi cho vay chiếm 54.358 triệu đồng tương đương là chiếm 79,66%, tuy có giảm hơn so với năm 2010 là 13,93%. Trong năm 2011 thu nhập từ lãi tiền gửi tăng cao chiếm 18,036% góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho ngân hàng, khi đó thu nhập từ tiền gửi năm 2010 chiếm 3,305% thấp hơn năm 2011 là 14,731%. Lý giải cho sự tăng nhanh chóng này đó là Navibank Cần Thơ đã có chiến lược kinh doanh hợp lý thu hút được nguồn tiền gửi từ dân cư. Thực hiện tốt công tác huy động vốn, lượng vốn tạm thời chưa sử dụng Ngân hàng điều vốn về Sở giao dịch để nhận lãi tiền gửi và giảm tiền lãi trả cho khách hàng. Thu nhập khác năm 2011 chiếm 2,3% so với năm 2010 là 3,106% giảm 0,806%, với tỷ lệ giảm không đáng kể này cũng không ảnh hưởng đến tổng thu nhập của ngân hàng.
Tiếp tục theo đà phát triển tốt ngân hàng đã đưa tổng thu nhập năm 2012 tăng lên đạt 73.626 triệu đồng tăng 5.391triệu đồng so với năm 2011. Thu nhập từ lãi cho vay trong năm 2012 giảm 12.237 triệu đồng so với năm 2011,chiếm 57,209% trong tổng thu nhập. Thu nhập từ lãi tiền gửi tăng 18.151 triệu đồng so với năm 2011, chiếm 41,368% tổng thu nhập.Thu nhập khác năm 2012 đạt 1.047 triệu đồng chiếm 1,422% so với năm 2011 thì giảm 1,778%. Tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay giảm dần qua các năm và tỷ trọng thu nhập từ lãi tiền gửi tăng dần,
36
đây là xu hướng mà tất cả các NHTM đều muốn đạt được. Tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay chiếm tỷ lệ càng ít trong tổng thu nhập càng tốt, giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế thế giới dự báo vẫn còn nhiều bất ổn. NHNN tiếp tục chỉ đạo NHTM thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Tổng thu nhập của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm là 20.087 triệu đồng giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 25.366triệu đồng tương đương là giảm 55,81%. Trong đó thu nhập từ tiền lãi cho vay chiếm 71,53% trên tổng thu nhập tương đương là 14.368 triệu đồng , so với 6 tháng đầu năm 2012 thì giảm là 11.736 triệu đồng tương đương với giảm 44,96%.Thu nhập từ lãi tiền gửi là 5.469 triệu đồng chiếm 27,23% trên tổng thu nhập năm 2013 giảm 13.518 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, tương đương giảm 71,20%. Còn lại là thu nhập khác cũng giảm hơn so với cùng kỳ năm 2102 giảm 112 triệu đồng tương ứng với giảm 30,94%. Tỷ lệ thu nhập từ lãi vay, thu nhập từ lãi tiền gửi vầ thu nhập khác trong 6 tháng đầu năm 2013 đều giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là do chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế đang trong đà suy thoái.
Tổng chi phí:
Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì chí phí cũng tăng theo qua các năm 2010-6T/2013. Cụ thể là năm 2011 tổng chi phí là 62.630 triệu đồng (trong đó chi phí từ lãi cho vay là 16.986 triệu đồng chiếm 27,12% trên tổng chi phí, chi phí từ lãi tiền gửi là 30.391 triệu đồng chiếm 48,52% trên tổng chi phí, chi phí khác là 15.253 triệu đồng chiếm 24,36% trên tổng chi phí) tăng hơn so với năm 2010 là 18.530 triệu đồng tương đương là 42,02%. Tổng chi phí năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 6.631 triệu đồng tương đương là tăng 10,59%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì các khoảng chi phí giảm hơn so với 6 tháng cùng kỳ của năm 2012, cụ thể giảm 23.617 triệu đồng tương đương với giảm 54,2%. Tổng chi phí tăng qua các năm 2011-2012 là do ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh,