Bảng 5.3: Số liệu huy động vốn theo thành phần kinh tế 2010 - 6T/2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi dân cư 161.998 242.091 256.216 105.978 235.544 80.093 49,44 14.125 5,83 129.566 122,26 Tiền gửi tổ chức kinh tế 14.336 38.194 28.760 22.231 28.388 23.858 166,42 (9.434) (24,70) 6.157 27,70
TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 176.334 280.285 284.976 128.209 263.932 103.951 58,95 4.691 1,67 135.723 105,86
Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 – 6T/2013
52
- Tiền gửi dân cư: theo bảng số liệu 5.3 ta có thể biết được tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng vốn huy động và ngày càng có chiều hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể khi ta xét về mặt tỷ trọng thì năm 2010 thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng là 91,87%, năm 2011 chiếm 86,37%, năm 2012 chiếm 89,90% và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì chiếm 82,66% trên tổng vốn huy động. Nguyên nhân tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao vì thị trường không ổn định việc kinh doanh gặp khó khăn nên người dân gửi tiền vào ngân hàng ngày càng tăng lên. Về mặt giả trị thì tiền gửi dân cư có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể năm 2011 lượng tiền gửi dân cư huy động được là 242.091 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 80.093 triệu đồng tương đương tăng 49,44%, năm 2012 thì lượng tiền gửi dân cư tiếp tục tăng lên và tăng hơn năm 2011 là 14.125 triệu đồng tương đương tăng 5,83%, đến 6 tháng đầu năm 2013 vẫn theo đà phát triển của năm 2012 thì lượng tiền gửi tiếp tục gia tăng so với năm 2012 là tăng hơn 122,26% tương đương tăng 129.566 triệu đồng. Với chính sách thu hút nguồn vốn hợp lý, tiếp thị, chương trình khuyến mãi kết hợp sự quản lý hiệu quả của ban lãnh đạo ngân hàng đã làm cho nguồn vốn huy động tăng lên qua các năm qua bên cạnh đó nguyên nhân của lượng tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng luôn cao và tăng dần qua các năm là do trong những năm qua tình hình kinh tế luôn bất ổn, thị trường vàng, chứng khoáng lên xuống thất thường từ đó người dân chọn cách gửi tiền vào ngân hàng để bảo đảm tài sản của họ mà không đầu tư vào các kênh các.
- Tiền gửi tổ chức kinh tế: tình hình tăng giảm của lượng tiền gửi tổ chức kinh tế có chiều hướng tăng giảm không đều qua các năm nhưng lượng giảm ở mức không đáng kể. Cụ thể vào năm 2011 thì lượng tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên 38.194 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 23.858 triệu đồng tương đương tăng 166,42%, năm 2012 lượng tiền gửi có xu hướng giảm chỉ còn 28.760 triệu đồng so với năm 2011 thì lượng huy động này giảm 9.434 triệu đồng tương ứng giảm 24,70%, đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng vốn tăng lên 6.157 triệu đồng tương đương tăng 27,70% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012. Các tổ kinh tế duy trì lượng tiền gửi này với mục đích thanh toán như thanh toán tiền mua hàng, thanh toán tiền lương cho nhân viên, tiền ký quỹ…vì vậy lượng tiền gửi này cũng tăng giảm theo sự biến động của nền kinh tế.
53
5.2.3 Phân tích tình hình huy động vốn theo loại tiền tệ (nội - ngoại tệ)
Bảng 5.4: Số liệu huy động vốn theo loại tiền tệ 2010 - 6T/2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2102 6T-2013
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động nội tệ 149.348 269.828 278.892 124.930 258.411 120.480 80,67 9.064 3,36 133.481 106,84 Vốn huy động ngoại tệ 26.986 10.457 6.084 3.279 5.521 (16.529) (61,25) (4.373) (41,82) 2.242 68,37
TỔNG VỐN HUY
ĐỘNG 176.334 280.285 284.976 128.209 263.932 103.951 58,95 4.691 1,67 135.723 105,86
Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán: Navibank Cần Thơ, 2010 – 6T/2013
54
- Vốn huy động nội tệ: theo bảng số liệu 5.4 thì lượng tiền huy động được là nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng vốn huy động được cụ thể năm 2010 tiền huy động được bằng ngoại tệ chiếm 84,70%, năm 2011 chiếm 96,27%, năm 2012 chiếm 97,86% và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 97,91% trên tổng nguồn vốn huy động được.Về mặt giá trị thì lượng tiền gửi bằng nội tệ có xu hướng tăng dần qua các năm cụ thể vào năm 2011 lượng vốn huy động bằng nội tệ tăng đạt được 269.828 triệu đồng cao hơn năm 2010 là 120.480 triệu đồng tương ứng tăng 80,67%. Năm 2011 lượng tiền gửi này tăng rất nhanh, do trong năm 2011 Navibank thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn mừng sinh nhật 15 năm thành lập Ngân hàng nên đã thu hút được lượng lớn tiền gửi trong dân cư. Vẫn giữ vững đà phát triển, năm 2012 lượng tiền gửi này tiếp tục tăng và tăng hơn năm 2011 là 9.064 triệu đồng tương đương với mức tăng 3,36%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền gửi này tăng lên nhanh chóng tăng hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2012 là 133.481 triệu đồng tương ứng mức tăng 106,84%. Tiền gửi nội tệ ngày càng tăng qua các năm là do nền kinh tế không ổn định bên cạnh đó giá ngoại tệ lên xuống thất thường mà lãi suất ngoại tệ lại thấp hơn nội tệ nên người dân chủ yếu gửi tiền dưới dạng nội tệ ngày càng tăng lên.
- Vốn huy động ngoại tệ: tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, ngoại tệ chủ yếu là đồng USD. Năm 2011 thì lượng ngoại tệ gửi vào giảm đi so với năm 2010 là giảm 16.529 triệu đồng tương đương với mức giảm là 61,25% năm 2011 tình hình kinh tế đang dần ổn định trở lại, lạm phát dần được kiểm soát, lãi suất tiền gửi dần ổn định và lãi suất tiền gửi ngoại tệ tương đối thấp, lúc này gửi tiền bằng đồng nội tệ sẽ có lợi hơn tiền gửi bằng ngoại tệ, người dân đã chuyển tiền gửi ngoại tệ sang nội tệ làm cho tiền gửi này giảm xuống. Vào năm 2012 tiền gửi bằng ngoại tệ tiếp tục giảm 4.373 triệu đồng tương đương với mức giảm là 41,82%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lượng tiền ngoại tệ gửi vào có hướng tăng hơn 6 tháng cùng kỳ năm 2012 là 2.242 triệu đồng tương ứng tăng 68,37%. Việc vốn ngoại tệ giảm qua các năm cũng một phần do hạn chế tình trạng “đô la hóa” ở nước ta trong nền kinh tế.
55
5.2.4 Lãi suất huy động và chi phí khác liên quan đến hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
5.2.4.1 Lãi suất huy động
Bảng 5.5 Lãi suất huy động vốn bình quân của Navibank 2010 – 6T/2013
Đơn vị tính: %/ năm Lãi suất 2010 2011 2012 6T/2013 Vốn huy động VND Không kỳ hạn 3,6 3,6 2 1,2 < 12 tháng 14 14 9,5 7,5 12 - 24 tháng 12 10,5 10,5 8 24 - 36 tháng 10,5 10,5 9 8 Vốn huy động USD Không kỳ hạn 0,25 0,25 0,25 0,25 < 12 tháng 5,5 2 2 1,25 12 - 24 tháng 4,82 2 2 1,25 24 - 36 tháng 4,8 2 2 1,25 Vốn huy động vàng 1 tháng 0.4 - - - 2 tháng 0.45 - - - 3 tháng 0.50 - - - 6 tháng 0,00 - - - 9 tháng 0,00 - - - 11 tháng 0,00 - - -
Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 - 6T/2013
Chi phí huy động vốn của ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi cùng với các khoản chi phí không dưới dạng lãi suất bỏ ra để huy động vốn.
Vốn huy động ngắn hạn thì có chi phí thấp và tính ổn định thấp ngược lại thời hạn càng dài thì tính ổn định cao và chi phí cao hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn từ cuối năm 2010 và đầu năm 2011 tình hình lạm phát càng tăng, làm cho đồng tiền ngày càng mất giá vì vậy xu hướng khách hàng chuyển sang đầu tư vào tài sản cố định, vàng và ngoại tệ hơn là gửi tiền vào ngân hàng. Để thu hút được ngồn vốn này
56
thì mức lãi suất trong ngắn hạn phải cao đẩy chi phí trong ngắn hạn lên cao, lãi suất trung và dài hạn thấp hơn để tránh rủi ro về lãi suất cho ngân hàng. Vì thế trong mỗi giai đoạn ngân hàng cần xác định cụ thể lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn, kế hoạch dự trữ thanh toán và dự trữ bắt buộc, kế hoạch cho vay và đầu tư điều đó sẽ giúp ngân hàng chủ động trong kinh doanh và huy động lượng vốn cần thiết với chi phí phù hợp nhất cho từng nguồn huy động.
* Đối với huy động vốn bằng VNĐ
- Trong đó, lãi suất huy động vốn VNĐ kỳ hạn dưới 12 tháng từ năm 2010 trở lại đây nhìn chung cao hơn lãi suất huy động trung và dài hạn nhằm tập trung huy động nguồn vốn ngắn hạn để giảm rủi ro về lãi suất trong dài hạn. Cũng như thực tế nguồn tiền gửi hiện nay ở ngân hàng phần lớn chỉ gửi ngắn hạn, do vốn ngắn hạn nhạy cảm với lãi suất dễ dàng điều chỉnh khi lãi suất biến động bởi vì thời gian ngắn, linh hoạt khi đáo hạn. Trong tình hình kinh tế trong những năm 2010 trở lại đây thì nền kinh luôn có những thay đổi và biến động chính vì vậy muốn thu hút được nguồn vốn thì lãi suất phải cạnh rất nhiều với các ngân hàng khác nên việc lãi suất ngắn hạn cao hơn các kỳ hạn khác là để thu hút vốn, bên cạnh đó cũng ít rủi ro hơn.
- Còn ở các kỳ hạn dài, áp mức mức lãi suất thấp hơn so với kỳ hạn ngắn nhưng chêch lệch không nhiều so với lãi suất ngắn hạn để dè chừng với rủi ro lãi suất, cũng như chờ đợi động thái của thị trường.
Với sự điều chỉnh lãi suất cơ bản liên tục từ NHNN, lãi suất huy động tại ngân hàng có rất nhiều biến động, ngân hàng phải liên tục thay đổi biểu lãi suất huy động và tăng cùng chiều với lãi suất cơ bản từ phía NHNN. Năm 2010 và năm 2011 mức lãi suất KKH cố định ở mức 3,6%/năm. Ngày 03/03/2011 thông tư 02/2011/TT- NHNN có hiệu lực thi hành quy định mức lãi suất huy động bằng VND tối đa là 14% bao gồm cả quà tặng và chương trình khuyến mãi. Điều này giúp các ngân hàng giảm được lượng chi phí huy động nhưng cũng làm cho lượng vốn huy động cũng giảm theo. Khách hàng cảm thấy bị thiệt so với mức lãi suất huy động lúc trước vì có thêm lãi suất thưởng, nên không muốn giữ tiền mà chuyển sang mua vàng và các kênh đầu tư khác có lợi hơn. Lãi suất huy động giảm dần vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thực hiện theo lãi suất mà ngân hàng Nhà nước đã quy định.
57
* Đối với huy động vốn bằng USD
Năm 2010 tình hình ngoại tệ biến động mạnh, đặc biệt là USD nên thị trường này không còn ổn định như trước nữa buộc ngân hàng phải thay đổi mức lãi suất huy động trung và dài hạn để tránh thiệt hại cho mình. Đến ngày 01/06/2011 khi thông tư 14/2001/TT-NHNN ra đời, NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa đối với đồng USD là 2%/năm đối với cá nhân và tổ chức là 0.5%/năm. Tất cả các ngân hàng trên địa bàn đều thực hiện giảm đồng loạt lãi suất huy động USD và áp dụng theo mức lãi suất mới. Nhìn chung với mỗi kỳ hạn khác nhau PGD có chính sách lãi suất khác nhau là do sự tác động của nhiều nguyên nhân và do chiến lược thu hút vốn của PGD trong từng thời kỳ.
* Đối với huy động vốn bằng vàng
Năm 2010 thị trường vàng bắt đầu dao động mạnh, người dân chuyển hướng vào kênh đầu tư này, làm cho giá vàng tăng kỷ lục trong khi đó nhận tiết kiệm vàng phải trả lãi bằng vàng nhưng việc huy động vàng có rất nhiều rủi ro nên Ngân hàng thay đổi lãi suất huy động chỉ dao động từ 0,4 – 0,5%/năm áp dụng cho tất cả các kỳ hạn gửi như là một hình thức giữ hộ vàng cho khách hàng. Và sang đầu năm 2011 khi thông tư số 11/2011/TT-NHNN về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng đã ngưng huy động vàng với mọi kỳ hạn.
5.2.4.2 Chi phí khác
Để huy động vốn ngoài chi phí lãi ngân hàng còn chi trả cho các khoản chi phí khác như: Chi phí khuyến mãi, quảng cáo, chi phí đào tạo giao dịch viên, các khoản chi phí quản lý… các khoản chi phí ngoài lãi ngoài lãi này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng chi phí huy động vốn.
Mặc dù chi phí huy động vốn cao, nhưng bù lại hoạt động tín dụng của đơn vị luôn cao hơn vốn huy động, nên nguồn thu của đơn vị tăng cao bù đắp chi phí lãi, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
58
5.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Bảng 5.6: Chỉ tiêu đánh giá tình hình huy động vốn của Navibank Cần Thơ 2010 - 6T/2013
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6T-2013
Vốn có kỳ hạn Triệu đồng 166.640 271.441 284.392 253.859 Vốn huy động Triệu đồng 176.334 280.285 284.976 263.932 Vốn điều chuyển Triệu đồng 78.101 (7.836) (80.309) (85.033) Chi phí huy động vốn Triệu đồng 30.921 47.377 54.950 12.032 Tổng dư nợ Triệu đồng 254.435 272.449 204.667 178.899 Tổng doanh thu Triệu đồng 47.385 68.235 73.626 20.087 Tổng chi phí Triệu đồng 44.100 62.630 69.261 19.956 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 254.435 272.449 204.667 178.899
Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 69,30 102,88 139,24 147,53
Tổng dƣ nợ/ Vốn huy động % 144,29 97,20 71,82 67,78
Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn % 30,70 (2,88) (39,24) (32,22)
Vốn có kỳ hạn/ Vốn huy động % 94,50 96,84 99,80 96,18
Chi phí huy động/ Tổng chi phí % 70,12 75,65 79,34 60,29
Nguồn số liệu: Phòng Tài chính - Kế toán; Navibank Cần Thơ, 2010 - 6T/2013
5.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn
Vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn cụ thể vào năm 2010 chiếm 69,30%, năm 2011 chiếm 102,88%, năm 2012 chiếm 139,24% và đến 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 147,53%. Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm cho thấy khả năng cạnh tranh của Navibank Cần Thơ trên lĩnh vực huy động vốn ngày càng có ưu thế. Năm 2010 ngân hàng vẫn hoạt động dựa trên nguồn vốn điều của Hội sở chính nhưng từ năm 2011 đến nay ngân hàng đã hoạt động hoàn toàn đôc lập dựa vào khả năng huy đông vốn của ngân hàng. Từ năm 2011 đến nay ngân hàng đã hoạt động dựa trên vốn huy động được, ngoài ra ngân hàng còn chuyển vốn về Hội sở cụ thể năm 2011 vốn điều chuyển đi là 7.836 triệu đồng, năm 2012 là 80.309 triệu đồng và 6 tháng đầu năm 2013 là 85.033 triệu đồng. Lượng vốn điều chuyển về Hội sở ngay càng tăng qua các năm điều này cho thấy hiệu quả của công tác huy động vốn trong giai đoạn 2011 đến nay,
59
Ngân hàng cũng hoàn toàn chủ động được việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa vào nguồn vốn huy động được này mà không phụ thuộc vào vốn Hội sở góp phần làm tăng lợi nhuận và giảm chi phí.
5.3.2 Tổng dƣ nợ/ Vốn huy động
Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư tín dụng của một đồng vốn huy động, tỷ số này quá nhỏ hay quá lớn đều không tốt. Nếu tỷ số này lớn quá thì sẽ vi phạm về quy định của NHNN về oan toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, nếu tỷ số này thấp quá