Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức dạy học hợp tác vào dạy phân môn tiếng việt ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 68)

8. Kết cấu luận văn

3.4.Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Kết quả dự giờ

Do không có điều kiện lưu giữ lại những hình ảnh HS TLN nên chúng tôi dựa vào các biên bản dự giờ 3 bài TV trong SGK Ngữ văn lớp 10, tập 2 (ban cơ

bản) ở 4 lớp: 10A1, 10A2, 10A3 và 10A4 để ghi lại những tiến trình thực hiện hoạt động nhóm của GV và HS.

Ở bài Khái quát lịch sử tiếng Việt, (1) GV tiến hành hoạt động thảo luận theo đúng trình tự: phân chia nhóm; chiếu câu hỏi và thời gian TL để các nhóm dễ quan sát. (2) Bao quát lớp và đi đến từng nhóm để giải đáp những thắc mắc của nhóm về nội dung TL.(3) Chỉ định thành viên bất kỳ lên trình bày kết quả TL và yêu cầu các nhóm khác lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.(4) HS mang bảng phụ có ghi nội dung TL lên bảng treo và đứng thuyết trình trước lớp.(5) Đánh giá kết quả của nhóm, điểm TL tính vào điểm kiểm tra miệng. Do HS ở lớp 10A1 và 10A2 rất ồn ào nên GV chưa đảm bảo được thời gian TL.

Những vấn đề mà chúng tôi rút ra sau khi giảng dạy tiết thứ nhất bằng hình thức TLN ở lớp 10A1 là: GV cần phải triển khai nhanh câu hỏi TL đến HS, GV nên nhắc nhở khi HS quá ồn, sau giờ học nên yêu cầu nhóm trưởng nộp lại bảng đánh giá quá trình tham gia của các thành viên trong nhóm. HS khá lúng túng trong khâu di chuyển và trình bày kết quả còn dài dòng. Khi TLN, có nhóm rất tích cực làm việc, các thành viên cùng nhau đọc nội dung trong SGK, sau đó mỗi bạn tự gạch vào vở học cá nhân và phát biểu nội dung chính, tiếp theo thư ký nhóm tổng hợp lại tất cả các ý kiến mà các bạn vừa phát biểụ Kế tiếp nhóm cùng nhau thống nhất lại nội dung nào cần phải nêu và nội dung nào không cần nêu rạ Các em xác định khá đầy đủ những nội dung chính trong phần TV ở thời kì dựng nước: TV thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer; Từ dòng Môn – Khmer đã tách ra tiếng Việt Mường chung và cuối cùng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường. Các em còn vẽ sơ đồ về lịch sử phát triển của TV ở thời kì dựng nước. Khi được yêu cầu bổ sung và nhận xét, các em cũng khá mạnh dạn bổ sung, có bạn đã bổ sung chính xác nội dung mà nhóm trước đó trình bày còn thiếu đó là TV có lịch sử phát triển lâu đời, đây cũng là một trong những đặc điểm quan trọng của TV thời kì dựng nước.

Đối với bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt, (1) GV chia nhóm

theo từng tổ TL lần lượt các vấn đề về sử dụng TV đúng ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách. (2) Các tổ di chuyển để TL. (3) GV yêu cầu HS lên bảng trình bày kết quả TL của nhóm mình. (3) GV còn yêu cầu HS nhận xét

bài làm của bạn. (4) Yêu cầu HS rút ra nội dung chính của bàị (5) Nhắc nhở HS khi viết văn nên lưu ý đến các yêu cầu về sử dụng TV, hạn chế viết sai lỗi chính tả và dùng câu đúng phong cách. Trong những lần TL tiếp theo ở 4 lớp lần này, GV có phần uyển chuyển hơn trong khâu xử lý thời gian, luôn nhắc nhở các em về vấn đề thời gian và cách trình bày tránh dài dòng. Ngoài ra, GV xử lý tình huống khá nhanh do đã nắm bắt được quy trình TL.

Sau khi dạy một tiết ở lớp 10A2, chúng tôi rút kinh nghiệm với GV về cách thức cho HS trình bày kết quả, chỉ cho HS ghi từ cần sửa chứ không cần phải ghi cả đoạn hay cả câu vì làm như thế rất mất thời gian. Hoặc khi GV cho các em TL để sửa các ngữ liệu trong SGK bài Những yêu cầu về sử dụng TV. Các em đã tỏ ra rất hào hứng với công việc sửa lỗi và nhận xét bài làm của nhóm bạn. Ngay khi GV vừa yêu cầu các nhóm còn lại dùng phấn màu lên nhận xét chỗ đúng, chỗ sai của các bạn thì các em thực hiện rất sôi nổị Chẳng hạn như câu Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng được một nhóm sửa lại là Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền bá. Ngay lập tức, có một thành viên ở nhóm khác vội đưa ra ý kiến nhận xét là không nên sửa từ truyền tụng thành truyền bá

mà nên sửa từ truyền tụng thành truyền thụ hoặc truyền đạt.

Ban đầu, các nhóm chưa có thói quen ghi lại biên bản TL, mà chỉ cùng nhau TL để nhớ rồi cầm sách trình bàỵ Đến khi GV yêu cầu sau khi kết thúc TL, các nhóm phải nộp lại sản phẩm của nhóm mình thì các em bắt đầu chú ý đến việc ghi biên bản TL. Sản phẩm của các nhóm rất đa dạng, có nhóm ghi rất

nhiều nhưng cũng có nhóm chỉ gạch ý hay có nhóm thể hiện nội dung bằng sơ đồ hoặc bảng.

Khi tìm hiểu bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, (1) GV chia 6 nhóm theo thứ tự như sau: nhóm 1+3 TL về tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật, nhóm 2+5 TL về tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật, nhóm 4+6 TL về tính cá thể hóa của ngôn ngữ nghệ thuật. (2) GV phổ biến thời gian và cách làm bàị (3) GV yêu cầu các nhóm lên thuyết trình về nội dung của nhóm mình phụ trách, sao cho thật ngắn gọn và dễ hiểụ (4) GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét phần thuyết trình của nhóm bạn theo các tiêu chí sau: đảm bảo nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và cuốn hút, nếu nhóm nào thuyết trình đạt được những tiêu chí trên sẽ được điểm tối đa về phần trình bàỵ (5) GV nhận xét dựa trên nội dung đầy đủ và hình thức trình bày sáng tạo, hấp dẫn. Ở bài này, GV thực hiện nhanh những thao tác chuẩn bị cho HS TL nên đảm bảo được thời gian đúng như yêu cầụ HS hoạt động rất tích cực, các em chuẩn bị rất tốt nên phần thuyết trình kết quả đạt kết quả tốt. Ngoài ra các em còn tranh luận với nhau về cách sửa như thế nào là hợp lý nên không khí giờ học rất sôi nổị

Trước khi tiến hành TN, chúng tôi đã khảo sát ý kiến GV về vấn đề có sử dụng thường xuyên hình thức dạy học nhóm trong giờ TV hay không. Hầu hết các GV đều có chung một ý kiến là rất ít khi, chỉ khi nào bắt buộc mới sử dụng. Khi GV đứng lớp nhận giáo án và giảng dạy theo giáo án của chúng tôi, GV rất lo vì chưa biết có đảm bảo đủ thời gian hay không hoặc nếu trong quá trình TL, có nhiều vấn đề phát sinh thì sẽ rất phức tạp.

Sau thời gian TN kết thúc và khi nhìn lại những vấn đề đã qua, người viết và giáo viên đứng lớp đều nhận thấy rằng: Dạy học theo hình thức TLN giúp HS hiểu bài nhanh hơn và tiết kiệm thời gian. Tất cả GV được nhà trường phân công giúp đỡ quá trình TN, họ đều rất nhiệt tình, thích ứng nhanh với công việc và luôn tạo mọi điều kiện để chúng tôi học hỏi thêm. Tuy nhiên, khi được hỏi trong

những tiết dạy tới, GV có sử dụng hình thức TLN hay không thì các thầy, cô đều phân vân và không chắc là sẽ sử dụng thường xuyên vì khâu chuẩn bị mất rất nhiều thời gian.

Trong quá trình tiến hành áp dụng hình thức HTHT vào dạy TV, chúng tôi nhận thấy HS có sự chủ động hơn trong việc tự mình giải quyết các bài tập được giao và hầu hết các em cảm thấy tự tin, cởi mở hơn trong khi giao tiếp. Mặc dù ở những tiết dạy đầu, các em cảm thấy rất bối rối và ngượng ngùng vì không biết thể hiện hình thức học tập này như thế nào nên một số nhóm còn TL theo kiểu qua loa chứ chưa thật sự xem TLN như là một hình thức làm việc hiệu quả trong quá trình học tập. Khi HS được học với hình thức TLN, các em học tập rất hào hứng và đặc biệt là không cảm thấy nặng nề vì các em không phải ngồi một chỗ chỉ việc nghe và ghi chép. Khi hợp tác với các bạn khác, một số em thấy mình hiểu bạn hơn, thích được bày tỏ suy nghĩ của mình hơn và các em thấy mình trải qua một giờ học TV rất nhẹ nhàng chứ không căng thẳng hay ngồi chờ cho hết giờ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số ít HS không tập trung vào việc TL mà chỉ làm theo yêu cầu của GV hoặc là các em ngồi nói chuyện phiếm chỉ khi nào GV nhắc nhở thì các em mới tập trung TL. Đôi khi, do tính hiếu thắng trẻ con mà một số em không cho các bạn khác có ý kiến và cứ khăng khăng cho ý kiến của mình là đúng.

Về phía GV, chúng tôi nhận thấy rằng một số GV trẻ rất hứng thú với hình thức học tập này vì “chỉ chịu khó đầu tư chút xíu là lên lớp thấy rất khỏe vì mình chỉ đứng lớp hỗ trợ các em chứ không đọc chép nhiều như trước” hoặc có GV cho rằng “thấy các em năng động, lanh lợi hơn nhiều mình cũng thấy có không khí chứ đứng đọc chép, thấy HS buồn ngủ mình cũng chán”. Nhưng bên cạnh đó, khi làm việc với một vài GV đã có thâm niên hơn 10 năm trong nghề, chúng tôi lại nhận được những ý kiến trái chiều cho rằng “TLN hay không cũng

thế thôi, trước giờ có TLN gì đâu mà hàng ngàn HS vẫn đỗ TN, vẫn thi đậu đó thôi”.

Rõ ràng có khá nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh hình thức HHT này, đây cũng là điều dễ hiểu vì một phương pháp mới khi đem vào áp dụng trong thực tiễn bao giờ cũng có những vấn đề mang tính hai mặt nhưng quan trọng là chúng ta cố gắng khắc phục mặt hạn chế để phát huy tính tính cực của hình thức nàỵ

3.4.2. Kết quả phỏng vấn bằng bảng hỏi

Câu hỏi Kết quả

1. Em có thích

TLN trong gi TV hay không?

Đặt ra câu hỏi này chúng tôi muốn biết rõ sở thích của các em đối với hoạt động TLN trong giờ TV. Kết quả có 78,5% tương đương 143/182 HS cảm thấy thích thú với TLN và còn lại 21,5% không thích hoạt động TLN. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn HS thích được hoạt động nhóm và hợp tác, trao đổi với các bạn cùng lớp. Đây cũng là tâm lý chung phổ biến ở lứa tuổi 15, 16, các em thích khám phá, vận động tư duy và đặc biệt là khi TLN các em được tự do trình bày ý kiến riêng nhằm khẳng định bản thân. Ngoài ra, khi được tham gia vào hoạt động TLN, các cho rằng mình có khả năng tiếp thu bài nhanh hơn, không căng thẳng trong giờ học, tạo cơ hội cho các bạn được phát biểu ý kiến riêng của mình để từ đó có thể chọn ra đáp án chính xác nhất, dễ hiểu bài hơn, không buồn ngủ, giúp các em cảm thấy năng động hơn, nâng cao tinh thần đoàn kết, tự tin hơn khi đứng trước đám đông, nhớ lâu hơn, có nhiều ý tưởng hơn, biết hợp tác nhịp nhàng với nhau, chép bài ít nhưng vẫn nhớ và hiểu bài,

nhận được nhiều ý kiến hay từ các bạn trong nhóm. 2. Nguyên nhân nào khiến em thích TLN trong gi TV?

Đặt ra câu hỏi này chúng tôi muốn biết những lý do HS thích TLN. Hầu hết những lý do mà các em đưa ra đều là những mặt tích cực của DHHT. Chẳng hạn như: tiếp thu bài nhanh hơn, không căng thẳng, năng động và tự tin hơn. Quả thật trong quá trình cho HS thực hiện hoạt động TLN, các em tỏ ra rất năng động và có thể tự tin khái quát lại nội dung bài học một cách nhanh chóng. Nguyên nhân khiến cho việc tiếp thu bài nhanh hơn là do kiến thức từ bài học không được GV truyền đạt từng từ vào đầu óc HS mà là do các em tự mình chiếm lĩnh thông qua những câu hỏi GV đưa rạ Và việc yêu cầu lần lượt các thành viên trong nhóm lên thuyết trình kết quả đã tạo nhiều điều kiện cho các em phát huy khả năng hệ thống vấn đề và giúp các em giao tiếp lưu loát hơn cũng như tự tin hơn.

3. Nguyên nhân nào khiến em không thích TLN trong gi TV?

Khi đặt câu hỏi này chúng tôi muốn tìm hiểu những lý do nào khiến HS không thích TLN. Trên sơ sở đó chúng tôi hy vọng có thể khắc phục được một số hạn chế còn gặp phải trong quá trình TL. Các em đưa ra rất nhiều lý do, nhưng chúng tôi đã khái quát lại một số lý do phổ biến như rất ồn ào làm mất trật tự, mất thời gian, câu hỏi dễ nên không cần TLN, các bạn không tôn trọng ý kiến của nhau dẫn đến tranh cãi. Vấn đề mất trật tự trong TLN được xem là vấn đề tất yếu, vì đã là TLN thì tất sẽ có nhiều người phát biểu, có nhiều người tranh luận chúng ta không thể đòi hỏi một lớp

học đang tiến hành hoạt động TLN mà lại im phăng phắc được. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là ồn ào như thế nào là đủ. Điều này đòi hỏi sự quản lý của GV phải hết sức linh hoạt, làm sao vừa tạo không khí thoải mái, không gò bó, không khuôn khổ để các em tranh luận lại vừa hướng các em vào nội dung TL, tránh những sự ồn ào không cần thiết. Một khi GV đã hướng các em vào trọng tâm thì sẽ tránh được tình trạng mất thời gian vì nếu với thời gian 10 hoặc 15 phút thì HS có rất nhiều khả năng giải quyết được câu hỏi một cách dễ dàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi TLN được xem là một trong những thành phần quyết định sự thành công của một buổi TLN. Vì rõ ràng là nếu câu hỏi quá dễ thì bản thân HS sẽ thấy rất nhàm chán bởi không cần nhiều người để giải quyết trong khi bản thân có thể thực hiện. Như vậy yêu cầu của GV trong trường hợp này là xây dựng câu hỏi TL vừa mang tính vừa sức nhằm tạo hứng thú vừa mang tính kích thích nhằm huy động khả năng tư duy của HS.

4. Theo em, GV có nên thường xuyên sử dụng hình thức TLN trong giờ dạy TV hay không?

Với câu hỏi này chúng tôi muốn biết liệu HS có chấp nhận học TLN như là một hình thức học tập quen thuộc và tất yếu hay không. Kết quả có 140 HS (77%) cho rằng GV nên thường xuyên sử dụng hình thức TLN đồng nghĩa với 77% HS chấp nhận học với hình thức TLN thường xuyên và đều đặn. Còn lại 42 (23%) trên tổng số 182 HS ở 4 lớp cho rằng không nên sử dụng TLN thường xuyên vì một số hạn chế của TLN như mất thời gian, ồn ào và dễ phát sinh cãi nhau

một khi ý kiến không được thống nhất. Kết quả thu được cho thấy mặc dù có một số HS tỏ ra không đồng tình với việc học theo hình thức nhóm thường xuyên nhưng phần lớn HS vẫn sẵn sàng chấp nhận hình thức học tập nàỵ Đây được xem là một tín hiệu tốt để GV tăng cường áp dụng hình thức học tập theo nhóm trong những tiết TV.

5. Trong quá trình TL, em thấy hài lòng với những bạn hợp tác với mình vì điều gì?

Trong một nhóm thì sự gắn kết giữa các thành viên là nền tảng vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của nhóm. Do đó, chúng tôi muốn biết thật sự trong quá trình TLN, giữa các thành viên trong nhóm hài lòng về nhau ở những điểm nàọ Khi được hỏi về cảm giác hài lòng với những bạn hợp tác với mình, có 70% là hài lòng với những lý do như: các bạn đưa ra nhiều đáp án hay đóng góp cho nhóm giúp nhóm làm việc có hiệu quả, nếu mình có đưa ra ý kiến chưa chính xác thì các bạn trong nhóm sẽ nhắc nhở và sửa, các bạn luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau,

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức dạy học hợp tác vào dạy phân môn tiếng việt ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 68)