Bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức dạy học hợp tác vào dạy phân môn tiếng việt ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 61)

8. Kết cấu luận văn

2.3.3. Bài Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt - Kiến thức :

+ Nắm được các khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, các dặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

+ Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả giao tiếp.

- Kĩ năng :

+ Nhận diện, phân tích ngôn ngữ nghệ thuật.

+ Biết sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong giao tiếp, viết văn.

Thái độ : Có thói quen sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật trong giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp caọ

Bước 2: Phân tích cấu trúc bài học

Bài học này gồm 3 nội dung lớn. Phần I và II thiên về hình thành kiến thức lý thuyết qua những ví dụ, phần III cung cấp ngữ liệu để HS vận dụng kiến thức đã học vào thực hành.

Phần I cung cấp cho HS những hiểu biết về ngôn ngữ nghệ thuật trước khi tìm hiểu thế nào là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Định nghĩa ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật. Các loại ngôn ngữ nghệ thuật trong các văn bản nghệ thuật. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật.

Phần II nêu lên ba đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóạ

Phần III đưa ra những bài tập cụ thể giúp HS vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết những bài tập cụ thể.

Bước 3: Xác định kiến thức trọng tâm

Trọng tâm của bài học này nằm ở nội dung nói về các đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật. Trong ba đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng là đặc trưng cơ bản.

Bước 4: Thiết kế bài tập thảo luận - Câu hỏi thảo luận

+ Câu 1: Cho 2 câu sau đây:

“Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

(Đất nước-Nguyễn Đình Thi)

“Dân tộc Việt Nam đã vượt qua gian khổ của chiến tranh để vươn lên một tầm cao mới”.

Em có nhận xét gì về cách diễn đạt của 2 câu trên?

Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ dưới đây và cho biết để tạo ra tính hình tượng, người viết thường dùng những biện pháp gì?

Cổ tay em trắng như ngà

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

(Ca dao)

Những năm cách mạng chưa về vườn ta có hoa mà không đậu quả Rặng liễu tâm hồn chưa xanh tơ mà đã úa vàng.

(Chế Lan Viên)

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

(Nguyễn Đình Thi)

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

(Tố Hữu)

Em hiểu như thế nào về hình tượng “bánh trôi nước” trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua đó em có nhận xét gì về tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật?

+ Câu 2: Cho 2 câu sau đây: “Sầu đông càng lắc càng đầy

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê”

(Truyện Kiều-Nguyễn Du)

“Nỗi nhớ dâng đầy khiến lòng ta cảm thấy thời gian như ngừng lại, một ngày dài đến mấy năm”

Nhận xét cách diễn đạt cảm xúc trong 2 câu trên. Hãy cho biết tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở điểm nàỏ

Phân tích khả năng truyền cảm, lôi cuốn trong hai câu thơ sau:

Mau với chứ, vội vàng lên với chứ Em, em ơi tình non sắp già rồị

Tính truyền cảm có tác dụng như thế nào đối với người tiếp nhận?

+ Câu 3: Đọc những câu thơ sau đây và cho biết điểm giống và khác nhau giữa 4 bài thơ là gì?

Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong

(Đoàn Thị Điểm)

Chiều về chầm chậm trong hiu quạnh Tơ liễu đua nhau rủ xuống hồ

(Nguyễn Bính)

Cao như thông vút, buồn như liễu

(Thế Lữ)

Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng

Theo em tính cá thể hóa được biểu hiện như thế nào trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?

Tính cá thể hóa trong ngôn ngữ nghệ thuật có tác dụng như thế nàỏ Các câu hỏi này giúp HS khắc sâu kiến thức đã được hướng dẫn tìm hiểu trong SGK và rèn kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết 1 ngữ liệu cụ thể.

- Loại hình nhóm: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 7 HS thảo luận theo sự phân chia sau:

Nhóm 1+3 2+5 4+6

Câu 1 2 3

- Thời gian thảo luận: Các nhóm sẽ có thời gian là 15 phút để TL và trình bày kết quả TL của nhóm mình.

- Thời điểm thảo luận: Sau khi GV hướng dẫn HS phân tích nội dung trong phần IỊPhong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Thiết kế bài tập thảo luận là một yêu cầu quan trọng trong hoạt động tổ chức dạy HHT. Bài tập đưa ra TL phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí cũng như yêu cầu về mặt kiến thức cho HS và có chức năng gợi mở, dẫn dắt HS tự tìm tòi để đi đến kết quả. Để bài tập TLN phát huy hiệu quả, đòi hỏi GV phải đầu tư từng bước và tuân thủ các quy trình TLN từ khâu chuẩn bị cho đến khâu đánh giá. Đặc biệt, trong các bước thiết kế bài tập, vấn đề xác định nội dung trọng tâm và thời điểm TL là vô cùng quan trọng, GV cần phải định hướng và xác định những nội dung cần TL để HS có thể khắc sâu những kiến thức quan trọng.

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức dạy học hợp tác vào dạy phân môn tiếng việt ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)