Phân tích cấu trúc nội dung bài học

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức dạy học hợp tác vào dạy phân môn tiếng việt ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 44)

8. Kết cấu luận văn

2.2.1.Phân tích cấu trúc nội dung bài học

Quy trình dạy học theo hình thức TLN không chỉ bao gồm hoạt động thành lập nhóm mà còn bao gồm hoạt động phân tích nội dung bài học. Công việc này đòi hỏi GV phải nắm vững kiến thức và xác định được kiến trức trọng tâm của bàị Việc HS có TL và hợp tác hay không và quá trình TL có giúp HS khám phá kiến thức hay không phụ thuộc phần lớn vào nội dung bài tập.

Đối với phần TV, nội dung chính thường nằm ở phần ghi nhớ cho nên GV nên bám sát vào những nội dung này để đảm bảo yêu cầu cần đạt của bài và có phương án lựa chọn hình thức nhóm thích hợp. Bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt bao gồm 2 nội dung: Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống; Ngôn ngữ sinh hoạt chủ yếu thể hiện ở dạng nói và cũng có thể ở dạng viết. Trong văn bản văn học, lời thoại của nhân vật là dạng tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày. Để hướng dẫn HS nắm và vận dụng những nội dung này, GV có thể đưa ra những ngữ liệu có liên quan đến các dạng thể hiện của ngôn ngữ sinh hoạt như dựng lại tình huống của một cuộc đối thoại giữa hai người quen lâu ngày gặp nhaụ Hoặc một văn bản văn học có sử dụng ngôn ngữ nói trong tác phẩm Hai đứa trẻ, đó là đoạn đối thoại giữa Liên với chị Tý: -Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế?….- Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì?…..- Còn cô chưa dọn hàng à?- Chết chửa! Vào đóng cửa hàng thôi, không mẹ ra mắng chết. Ngoài ra có thể lấy thêm những đoạn hội thoại ở các tác phẩm khác yêu cầu các em nhận diện và phân tích.

Nội dung của bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm định nghĩa hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành bằng phương tiện ngôn ngữ ở dạng nói hoặc dạng viết, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,… Hai quá trình của hoạt động giao tiếp là tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực

hiện) và lĩnh hội văn bản (do người nghe, người đọc thực hiện). Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp là nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện giao tiếp và cách thức giao tiếp. Như vậy, trong 3 nội dung này GV sẽ cho HS TL tìm hiểu các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp, vì đây là 1 nội dung quan trọng cần thiết cho HS nắm vững để các em khi tạo lập văn bản biết chú ý đến các nhân tố tối cần thiết nàỵ

Bài Văn bản bao gồm 2 nội dung: Thứ nhất, định nghĩa văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và có những đặc điểm như: Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc. Mỗi văn bản có dấu hiệu thể hiện tính hoàn chỉnh về nội dung (thường mở đầu bằng một nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp với từng loại văn bản). Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) mục đích giao tiếp nhất định.

Thứ hai, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt các loại văn bản sau: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (thư, nhật kí,…). Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (thơ, truyện, tiểu thuyết, kịch,…). Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học (sách giáo khoa, bài báo khoa học, luận văn, công trình nghiên cứu,…). Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính (đơn, biên bản, nghị quyết, quyết định, luật,…). Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận (bài bình luận, lời kêu gọi, bài hịch, tuyên ngôn,…). Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí (bản tin, bài phóng sự, bài phỏng vấn, tiểu phẩm,…).

Trong 2 nội dung trên, nội dung thứ nhất nhằm hình thành cho HS những dấu hiệu cơ bản để nhận diện được 1 văn bản hoàn chỉnh. Nội dung thứ 2 giúp HS phân biệt được các phong cách ngôn ngữ khác nhau theo đặc trưng ngôn ngữ và cách thức thể hiện. Như vậy, nếu cho TL GV sẽ cho mỗi nhóm những ngữ

liệu khác nhau để các em nhận diện hình thức của văn bản, đặc điểm của văn bản và phân loại từng phong cách ngôn ngữ khác nhau dựa trên yếu tố từ ngữ và cách thức trình bàỵ Sau đó, các em sẽ tiếp tục TLN để giải quyết phần luyện tập về văn bản nhằm củng cố kiến thức đã học.

Nội dung của bài Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đề cập đến những đặc điểm về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, về các phương tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ, về từ ngữ và câu văn của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Vì thế cần nói và viết cho phù hợp với các đặc điểm riêng đó. Để khắc sâu kiến thức này, GV có thể cho HS tiến hành TL để giải quyết 3 bài tập trong phần luyện tập sau bài học.

Một bài học TV bao hàm nhiều nội dung nhưng GV cần lưu ý rằng không phải nội dung nào cũng quan trọng, cũng đưa vào bài tập cho HS TL. Nếu GV cho HS TL quá nhiều, không có trọng tâm và điểm nhấn thì các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định nội dung cơ bản để ghi nhớ.

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức dạy học hợp tác vào dạy phân môn tiếng việt ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 44)