Bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức dạy học hợp tác vào dạy phân môn tiếng việt ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 50)

8. Kết cấu luận văn

2.3.1.Bài Khái quát lịch sử tiếng Việt

Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt - Kiến thức :

+ Nắm được các khái niệm họ, dòng, nhánh ngôn ngữ nói chung trong tiếng Việt; hiểu được quan niệm về nguồn gốc, các thời kì phát triển của tiếng Việt, hệ thống chữ viết của tiếng Việt cùng những đặc điểm của chữ quốc ngữ.

+ Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm quý trọng tiếng Việt, di sản lâu đời và quý giá của dân tộc.

- Kĩ năng :

+ So sánh, đánh giá, phân tích và khái quát.

+ Viết đúng các quy định hiện hành của chữ quốc ngữ, kĩ năng phát hiện và sửa chữa những sai sót về chữ viết (chính tả).

+ Có thái độ trân trọng, tự hào về di sản tiếng Việt của dân tộc.

Bước 2: Phân tích cấu trúc bài học

Bài học này gồm hai phần lớn, là phần lý thuyết và luyện tập.

- Phần lý thuyết bao gồm lịch sử phát triển của tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt

+ Phần lịch sử phát triển của tiếng Việt bao gồm 5 nội dung nhỏ gắn với từng thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt. Ở từng thời kỳ, tiếng Việt có những đặc điểm riêng so với thời kỳ khác.

+ Phần chữ viết tiếng Việt được xác định bắt đầu từ chữ Nôm sau khi đưa ra nhiều giả thiết khác nhaụ Phần này tập trung vào lịch sử phát triển và những đặc điểm của chữ quốc ngữ.

+ Tiếng Việt trong thời kì dựng nước

+ Tiếng Việt trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc + Tiếng Việt dưới thời độc lập tự chủ

+ Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc + Tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay

- Phần luyện tập bao gồm 3 câu hỏi, trong đó có 2 câu yêu cầu học sinh tìm thêm ví dụ minh họạ Phần này có thể tích hợp vào phần lý thuyết ngay trong quá trình giáo viên yêu cầu các học sinh nhóm khác bổ sung.

Bước 3: Xác định kiến thức trọng tâm

- Lịch sử phát triển của tiếng Việt không tách rời lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn-Khmer và có quan hệ gần gũi với tiếng Mường. Có thời gian tiếng Việt chịu ảnh hưởng của tiếng Hán nhưng vẫn không bị đồng hóa mà tiếng Việt còn sử dụng nhiều phương thức khác nhau để làm giàu tiếng Việt. Càng về sau, tiếng Việt càng chứng tỏ tính ưu việt của mình bằng nhiều hình thức để vươn lên đóng vai trò là một ngôn ngữ dân tộc.

- Về chữ viết: chữ Nôm được hình thành biểu hiện ý thức độc lập tự chủ cao của dân tộc. Nhưng do nhiều hạn chế nên chữ Nôm được thay thế bằng chữ quốc ngữ cho đến ngày naỵ

Bước 4: Thiết kế bài tập thảo luận

Câu hỏi Nội dung chính

1.TV trong thời kì dựng nước có những đặc điểm nào nổi bật? ………. ……….. ……… ……….. 2.TV trong thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc có những đặc điểm nào đáng lưu ý? ……… ……….. ………. ………... ………. 3.TV trong thời kì độc lập tự chủ có những đặc điểm nào nổi bật? ………. ………. ………. ………... 4.TV trong thời kì Pháp thuộc có những đặc điểm gì? ……….. ………. ………. ……… 5.Hãy nêu những đặc điểm chính của TV từ sau Cách mạng tháng Tám đến naỷ ……….. ………. ………. ………. ……….

Các câu hỏi này đưa ra giúp HS có khả năng hệ thống hóa lại những đặc điểm chính của TV qua từng thời kì. Qua đó các em có cái nhìn toàn diện hơn về lịch sử phát triển của TV.

- Loại hình nhóm

Với lớp có 46 HS, GV sẽ sử dụng hình thức groupwork (lớp chia thành nhiều nhóm) chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm 6 HS cùng TL 5 câu hỏi TL theo bảng phân phối sau:

Nhóm 1 2,3 4 5 6 7

Câu hỏi câu 1 câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh

- Thời gian thảo luận: Nội dung của những câu hỏi đều nằm trong SGK, HS có nhiệm vụ đọc và xác định ý chính. Vì thế, GV có thể dành 10 phút cho phần TL và 5 phút trình bày kết quả TL, 5 phút để nhận xét và hoàn chỉnh nội dung.

- Thời điểm thảo luận: Ngay khi giới thiệu bài mới, bắt đầu tìm hiểu phần Ị Lịch sử phát triển của tiếng Việt. GV sẽ phát phiếu câu hỏi như đã thiết kế đến từng nhóm, các nhóm sẽ TL, tìm và điền nội dung chính vào bảng câu hỏị

- GV dự kiến kết quả TL của HS: sẽ có nhóm ghi toàn bộ nội dung trong SGK vào phiếu câu hỏi, có nhóm biết cách hệ thống sẽ ghi ý chính hoặc có nhóm sẽ ghi thiếu ý. GV có thể lấy những phiếu ghi đầy đủ ý làm tài liêu để đưa ra kết luận về nội dung bài học.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu vận dụng hình thức dạy học hợp tác vào dạy phân môn tiếng việt ở lớp 10 trung học phổ thông (Trang 50)