Tỷ lệ các chủng vi khuẩn Gram âm đường ruột thường gặp sinh ESBL

Một phần của tài liệu khảo sát sự kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm đường ruột thường gặp trong bệnh viện sinh esbl (Trang 48)

Bảng 3.2. Tỉ lệ các vi khuẩn Gram âm đường ruột thường gặp sinh ESBL

Vi khuẩn TS. K. sát ESBL+ Tỉ lệ (%) ESBL - Tỉ lệ (%)

E. coli 45 22 32,4 23 39,0

Klebsiella spp. 76 45 66,2 31 52,5

Enterrobacter spp. 1 0 0,0 1 1,7

Proteus spp. 5 1 1,5 4 6,8

Tổng số 127 68 53,5 59 46,5

Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ các chủng vi khuẩn Gram âm đường ruột thường gặp sinh ESBL

- Hiện nay, y học đang phải đối phó với các vi khuẩn Enterobactericeae như:

E. coli, Klebsiella, Enterobacter, Proteus, ... tiết enzim β – lactamase phổ rộng đề kháng các kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, 4. Tại Việt Nam đã có nhiều

Proteus,... sinh ESBL chiếm tỉ lệ khá cao. Trong đó, E. coli K. pneumoniae

chiếm tỉ lệ cao nhất.

- Nghiên cứu của SENTRY năm 1997 – 1998, tỉ lệ K. pneumoniae ở Mỹ sinh

ESBL là 7,6 % so với 4,9% ở Canada. Tỉ lệ E. coli sinh ESBL là 4,2% ở Mỹ và

3,3% ở Canada [99] [47] . Một nghiên cứu của Moland và các cộng sự vào năm 2001 –

2002 trên khắp nước Mỹ đã chỉ ra rằng tỉ lệ sinh ESBL ở K. pneumoniae là 11,3%

và ở E. coli là 2,6%[65].

- Ở Châu Âu, tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL cũng thay đổi theo từng

quốc gia. Tại Hà Lan, một nghiên cứu trên 11 phòng thí nghiệm vào năm 1999 cho thấy <1% E. coliK. pneumoniae có sinh ESBL[79]. Tuy nhiên, các nghiên cứu ở

Pháp lại chỉ ra rằng, có đến 40% các chủng K. pneumoniae phân lập được kháng

ceftazidime [31]. Trên khắp Châu Âu, tỉ lệ K. pneumoniae kháng ceftazidime là 20% ở các cơ sở điều trị thông thường và 42% ở các cơ sở chăm sóc đặc biệt [79].

- Ở Châu Á, tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL vẫn còn thấp, ở mức <0,1% đối với E. coli và 0,3% đối với K. pneumoniae trong các nghiên cứu trên khắp Nhật Bản [102]. Ở Thái Lan (2006) có: 26,3% E. coli, 21% K. pneumoniae sinh ESBL [25]. Tác giả Yoichi Hirakata và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 17 trung tâm Y Khoa ở 7 quốc gia thuộc vùng Châu Á Thái Bình Dương từ 1998 – 2002 đã xác định được

trong 6388 chủng (Klebsiella pneumoniae, Klebsiella oxytoca, Escherichia coli,

Proteus mirabilis, Citrobacter koseri, Samonella spp. ) phân lập được sinh ESBL

thì chủng K. pneumoniae chiếm tỉ lệ cao nhất là Singapore chiếm 35,6%, tiếp theo

là Trung Quốc với 30,7%, Nam Á là 28,1%, Philippines là 21,9%. Trong khi tỉ lệ

này thấp hơn ở Nhật và Úc (10%). Chủng E. coli sinh ESBL cũng nổi bật ở Trung

Quốc (24,5%), Hồng Kông (14,3%), Singapore (11,3%) [104].

- Tại Việt Nam: Năm 2000 – 2001, các tác giả Cao Bao Van và cộng sự,

trong 55 chủng vi khuẩn sinh ESBL phân lập được, có 32 chủng E. coli chiếm tỉ lệ

58,2%, 13 chủng K. pneumoniae chiếm tỉ lệ 23,6% và 10 chủng P. mirabilis chiếm

- Nghiên cứu tại bệnh viện trung ương Huế (2006) của Mai Văn Tuấn nhận thấy có 41,5% E. coli; 23,1% K. pneumoniae sinh ESBL [21].

- Trong nghiên cứu SMART 2006 – 2007, trong 125 chủng E. coli có 38

chủng sinh ESBL chiếm tỉ lệ 30,4%, trong 33 chủng K. pneumoniae có 10 chủng

sinh ESBL chiếm tỉ lệ 30,3% [16].

- Nghiên cứu tại bệnh viện Thống Nhất (2007), tác giả Vũ Thị Kim Cương :

K. pneumoniae chiếm tỉ lệ cao nhất (53,4%)[6]. Đồng thời, năm 2005, tác giả Hoàng Kim Tuyến và cộng sự cũng khảo sát các vi khuẩn sinh ESBL, kết quả cho thấy tỉ lệ sinh ESBL cao nhất cũng là K. pneumoniaevới 18% và E. coli là 17,7% [20].

- Nghiên cứu tại bệnh viện Đại Học Y Dược (2009), tác giả Hoàng Thị Phương Dung có 55,3% E. coli và 21,3% K. pneumoniae sinh ESBL[8].

- Trong nghiên cứu của chúng tôi thì tỉ lệ vi khuẩn Klebsiella sinh ESBL là cao nhất trong số các chủng vi khuẩn sinh ESBL phân lập được (66,2%) cao hơn cả tỉ lệ chung (53,5%). Tỉ lệ E. coli sinh ESBL là 32,4%. Tiếp theo là Proteus spp. chiếm tỉ lệ 1,5%. Tuy nhiên, tại bệnh viện 175 nghiên cứu được chỉ có 5 chủng

Proteus spp trong đó chỉ có 1 chủng sinh ESBL. Vì thế, tỉ lệ này chỉ có giá trị tham khảo.

Một phần của tài liệu khảo sát sự kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm đường ruột thường gặp trong bệnh viện sinh esbl (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)