Tỉ lệ vi khuẩn Gram âm đường ruột thường gặp sinh ESBL

Một phần của tài liệu khảo sát sự kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm đường ruột thường gặp trong bệnh viện sinh esbl (Trang 46)

Bảng 3.1. Tỉ lệ các loại vi khuẩn Gram âm đường ruột thường gặp phân lập được(127 chủng)

Số lượng Tỉ lệ (%)

VKDR có sinh ESBL 68 53,5

VKDR không sinh ESBL 59 46,5

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ vi khuẩn Gram âm đường ruột thường gặp sinh ESBL

Kể từ khi hiện tượng ESBL bắt đầu xuất hiện ở Tây Âu cho đến nay đã được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Châu Á. Tần suất xuất hiện vi khuẩn

sinh ESBL thay đổi tùy theo quốc gia. Trong cùng một quốc gia thì cũng có sự thay

đổi tùy từng bệnh viện.

- Ở Châu Á, tỉ lệ vi khuẩn đường ruột sinh ESBL vẫn còn thấp. Ở Hàn Quốc,

tỉ lệ này là 4,8% [75], trong khi đó, ở Đài Loan là 8,5% [103] và 12% tại Hồng Kông

[42] . Tại Ả Rập Xêut, nghiên cứu trên 3231 vi khuẩn Gram âm cho thấy tỉ lệ sinh ESBL là 4,8%[48], tại Ấn Độ là 26,6% [37].

- Tại Việt Nam: Năm 2000 – 2001, các tác giả Cao Bao Van, Duong Quynh Nhu, Huynh Kim Loan, Nguyen Kim Hoang, Quillanme Alrlet và Patrice

Cuourvalin nghiên cứu sự nhạy cảm của 1309 chủng vi khuẩn (730 chủng E. coli,

438 chủng K. pneumoniae, 141 chủng P. mirabilis) với ceftazidime, Ceftotaxime,

Ceftriazone, Cefoperazone, Cefepime và Imipemem bằng E – test và bằng phương pháp đĩa đôi. Kết quả có 7,5% chủng sinh ESBL [97].

- Năm 2004, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cộng sự tại bệnh viện đa khoa

Bình Định nghiên cứu và nhận thấy có 22% số chủng có sinh ESBL [13].

- Năm 2005, Chu Thị Nga và các cộng sự đã nghiên cứu trên 117 chủng E.

coli, Klebsiella, Enterobacter phân lập tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng đã phát hiện 34/117 chủng sinh ESBL chiếm tỉ lệ 29,06% [17].

- Năm 2007, Tác giả Vũ Thị Kim Cương thực hiện nghiên cứu từ tháng 10/

2004 – 6/2005 tại bệnh viện Thống Nhất, thì có 46 vi khuẩn đường ruột sinh ESBL

trên tổng số 105 chủng vi khuẩn đường ruột phân lập được chiếm tỉ lệ là 43,8%[20].

- Năm 2008, tác giả Mai Văn Tuấn nghiên cứu ở bệnh viện trung ương Huế

từ tháng 10 – 12/2006, nhận thấy có 65 chủng vi khuẩn Gram âm sinh ESBL trên tổng số 214 vi khuẩn Gram âm phân lập được, chiếm tỉ lệ 30,4% [21].

- Năm 2009, Tác giả Hoàng Thị Phương Dung thực hiện nghiên cứu từ tháng

7/2008 đến tháng 12/2008 tại bệnh viện Đại Học Y Dược T.p Hồ Chí Minh nhận thấy có 32,4% vi khuẩn sinh ESBL trên tổng số 204 chủng vi khuẩn gram âm khảo sát[8].

Theo nghiên cứu của chúng tôi trong 127 chủng vi khuẩn đường ruột phân lập được, có 68 chủng vi khuẩn sinh ESBL, chiếm tỉ lệ 53,5%. Sở dĩ có tỉ lệ cao như vậy là do đối tượng khảo sát của chúng tôi tập trung vào 4 chủng vi khuẩn Gram âm đường ruột thường gặp là E. coli, Klebsiella, Enterobacter, Proteus. So với nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Kim Cương thì nghiên cứu của tôi gần tương đương nhau do đối tượng sinh ESBL mà tác giả khảo sát cũng là các vi khuẩn đường ruột. So với nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Phương Dung và tác giả Mai Văn Tuấn thì tỉ lệ vi khuẩn sinh ESBL của chúng tôi có cao hơn do 2 tác giả trên khảo sát tỉ lệ sinh

ESBL của các vi khuẩn Gram âm, nên đối tượng khảo sát rộng hơn của chúng tôi.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra được sự gia tăng tỉ lệ các vi khuẩn sinh ESBL

ngày càng cao.

Một phần của tài liệu khảo sát sự kháng kháng sinh của các vi khuẩn gram âm đường ruột thường gặp trong bệnh viện sinh esbl (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)