Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự (Trang 45)

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là khoảng thời gian do luật ñịnh mà nếu như hết thời gian ñó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khi một người ñã thực hiện tội phạm, bình thường thì người ñó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, có trường hợp vì lý do nào ñó sau một thời gian dài, có khi rất lâu người phạm tội chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất và mức ñộ nghiêm trọng của tội phạm mà thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

dài hoặc ngắn. Cụ thể như sau:

5 năm ñối với tội ít nghiêm trọng

10 năm ñối với tội nghiêm trọng

15 năm ñối với tội rất nghiêm trọng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nếu thời hiệu trên ñã qua mà cơ quan có trách nhiệm vì một lý do nào ñó không biết hoặc bỏ qua thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ñã phạm. Thời hiệu trên ñây sẽ tiếp tục kéo dài trong trường hợp người phạm tội phạm tội mới hoặc cố tình trốn tránh.

- Trong thời hạn nói trên, người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật hình sự

quy ñịnh mức cao nhất của khung hình phạt ñối với tội ấy là trên một năm tù, thì thời gian ñã qua không ñược tính và thời hiệu ñối với tội cũñược tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

- Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và ñã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không ñược tính và thời hiệu mới tính lại kể từ khi người ñó ra tự thú hoặc bị bắt giam.

VD: B phạm tội tại ñiều 103 khoản 1 thì sau thời gian 5 năm nếu không phát hiện

ñể xử lý, B không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Nếu như B không trốn tránh và không có lệnh truy nã)

Lưy ý: Do tính chất ñặc biệt nguy hiểm cho xã hội của các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh nên

ðiều 24 BLHS 1999 quy ñịnh không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

theo ðiều 23 của Bộ luật hình sự 1999 ñối với các tội quy ñịnh tại Chương XI và Chương XIV của Bộ luật hình sự 1999.

VD: C phạm tội tại ñiều 89 BLHS 1999 (Tội phá rối an ninh). Thì cho dù sau 22 năm C vẫn bị truy cứu TNHS do tội của C không áp dụng thời hiệu.

Nếu trong thời gian ấy, người phạm tội không phạm tội mới thì chứng tỏ người

ấy ñã hối lỗi hoặc không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Khi ñó cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án về những tội phạm ñã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1.2.6. Tội phạm ñã ñược ñại xá

* Ân giảm:

Ân giảm là việc giảm án cho người bị kết án theo nguyên tắc khoan hồng và nhân

ñạo của pháp luật. Ân giảm có thể là giảm án tử hình xuống tù chung thân, cũng có thể là giảm các hình phạt khác theo quy ñịnh của pháp luật. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, thuật ngữ ân giảm chỉ ñược áp dụng trong trường hợp người bị kết án tử

hình có ñơn xin ân giảm và ñược chủ tịch nước tha tội chết. ðối với các hình phạt khác, ñược quy ñịnh là giảm thời hạn chấp hành hình phạt (10).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

* Ân xá:

Ân xá là quyết ñịnh của người ñứng ñầu nhà nước miễn toàn bộ hay một phần hình phạt cho người bị kết tội theo một bản án ñã có hiệu lực pháp luật. Nếu quyết

ñịnh ân xá chỉ giảm hình phạt thì hình phạt ñược hạ xuống bậc dưới trong thang hình phạt (11).

Ví dụ: Phạt tử hình giảm xuống chung thân. Án phạt không bị xoá bỏ, vẫn ghi vào lí lịch tư pháp có ghi chú việc ân xá.

Có hai hình thức: ñặc xá và ñại xá. - ðặc xá:

ðặc xá là thể thức miễn tội, giảm hình phạt, miễn hình phạt hoặc xoá án ñối với một người hoặc một số người có biến cải ñặc biệt và theo ñơn xin của người phạm tội, của gia ñình họ, của cơ quan và tổ chức hữu quan hoặc căn cứ vào chính sách ñối nội,

ñối ngoại của nhà nước khi xét thấy cần thiết. Ở Việt Nam, ñặc xá thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo Hiến pháp năm 1959, của Hội ñồng Nhà nước theo Hiến pháp năm 1980 và của chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1992. Người bị

kết án tử hình nếu ñược ñặc xá thì ñược tha tội chết, giảm thành tù chung thân. Hiện nay, Luật ðặc xá ñã thông qua ngày 21/11/2007 tại Kỳ hợp thứ 2 Quốc hội khóa XII và bắt ñầu có hiệu lực vào ngày 01/03/2008. Không giống với các luật khác là tính hiệu lực vào ñầu năm hoặc giữa năm mà luật này có hiệu lực vào ngày 01/03/2008 là

ñể Luật ðặc xá kịp thời ñược áp dụng ñối với các phạm nhân có ñủ ñiều kiện ñược hưởng chính sách ñặc xá của Nhà nước nhân các ngày Lễ lớn của ñất nước như ngày 30 tháng 4, 1 tháng 5, ngày 2 tháng 9 năm 2008.

- ðại xá:

ðại xá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc vô tội, hoặc cho miễn giảm một phần hoặc toàn bộ hình phạt ñối với một loại hoặc một số loại can phạm nhất ñịnh. Ở Việt Nam, hình thức, mức ñộ ñại xá ñược nêu rõ trong quyết ñịnh

ñại xá.

Ví dụ: Sắc lệnh số 52 - SL 20.10.1945 công bố xá miễn cho 8 loại tội phạm trước 19.5.1945 (ñiều 1) và quy ñịnh: "Những tội ñược xá miễn ñều coi như không phạm bao giờ, quyền công tố sẽ tiêu huỷ, những chính hình và phụ hình mà toà án ñã tuyên phạt

ñều bỏ hết" (ñiều 4). Theo Hiến pháp năm 1946, quyết ñịnh ñại xá có thể do chủ tịch nước hoặc Hội ñồng Chính phủ ban hành. Theo Hiến pháp năm 1959 (ñiều 50), Hiến pháp năm 1980 (ñiều 83) và Hiến pháp năm 1992 (ñiều 83), chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết ñịnh ñại xá. (11) Http://dictionnary.bachkhoatoanthu.gov.vn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu ðại xá là quyết ñịnh mang tính nhân ñạo, khoan hồng do cơ quan quyền lực Nhà nước ban hành. Hình thức và mức ñộ ñại xá ñược nêu rõ trong văn bản về ñại xá, có thể là công bố vô tội, phóng thích hoặc miễn trách nhiệm hình sự, hình phạt ñối với một hoặc một số loại can phạm nào ñó.

Không ñược khởi tốñối với những hành vi ñược nêu trong văn bản ñại xá, kể cả

những hành vi ñã xảy ra trước khi văn bản ñại xá ñược ban hành. Những vụ án ñã

ñược khởi tố, ñiều tra, truy tố hay xét xửñều bịñình chỉ.

2.1.2.7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ñã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm ñối với người khác hợp cần tái thẩm ñối với người khác

Luật hình sự của nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới xác ñịnh trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân người phạm tội. Bởi vì quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với Nhà nước. Tòa án không thể truy cứu trách nhiệm hình sự ñối với họ hàng thân thích hay cha mẹ người phạm tội kể cả trong trường hợp người phạm tội lẫn tránh trách nhiệm.

Mục ñích của hình phạt trước hết là nhằm trừng trị người phạm tội. Tác dụng trừng trị của hình phạt nhằm mang lại mục ñích phòng ngừa riêng, nội dung này thể

hiện ở chỗ nó tước bỏ hoặc hạn chế nhất ñịnh về quyền và lợi ích của người phạm tội. Mức ñộ phải chịu sự tước bỏ hoặc hạn chế nhất ñịnh này tùy thuộc vào tính nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người ñó ñã thực hiện. Về nguyên tắc, tính nguy hiểm của tội phạm càng cao thì tính trừng trị càng nghiêm khắc. Bên cạnh trừng trị, hình phạt còn có mục ñích là giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành một thành viên tốt của xã hội. ðây là mục ñích chính của phòng ngừa riêng.

Khi một người phạm tội thì những tác ñộng bình thường của xã hội ñối với người

ấy không còn hiệu quả vì thế phải áp dụng hình phạt ñối với họ mới làm họ nhận thức

ñược sâu sắc tính chất nguy hiểm của hành vi và chịu hồi tâm sửa chữa ñể trở thành người tốt. Nhưng cũng có trường hợp vì một lý do nào ñó, sau khi thực hiện việc phạm tội, người phạm tội ñã chết. Trường hợp này nếu truy cứu trách nhiệm hình sự ñể áp dụng một hình phạt ñối với họ sẽ chẳng mang lại ý nghĩa nào hết. Vì thế, khi người thực hiện hành vi nguy hiển cho xã hội ñã chết, các cơ quan có thẩm quyền không khởi tố vụ án hình sự, trừ trường hợp tái thẩm ñối với người khác.

Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự quy ñịnh tại ðiều 107 nêu trên là sự

kết hợp các quy ñịnh của Bộ luật hình sự về các trường hợp không phải là tội phạm với các quy ñịnh của Bộ luật tố tụng hình sự về những yếu tố loại trừ căn cứ khởi tố vụ án. Những quy ñịnh này là cơ sở pháp lý ñể cơ quan có thẩm quyền ra quyết ñịnh không khởi tố vụ án hình sự.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Theo quy ñịnh của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý tin báo về tội phạm; tiếp nhận người phạm tội tự thú; trực tiếp phát hiện tội phạm. Sau khi ñiều tra sơ bộ, xác minh tin tức; tiến hành khám nghiệm hiện trường và áp dụng các biện pháp cần thiết khác ñã xác ñịnh ñược có sự việc mang dấu hiệu tội phạm. Không dừng ở việc xác ñịnh có sự việc xảy ra mang dấu hiệu tội phạm thì ra ngay quyết ñịnh khởi tố vụ án hình sự mà cơ quan có thẩm quyền phải xem xét song song với những căn cứ không ñược khởi tố, xem nhưng hành vi phạm tội trên có rơi vào một trong bảy căn cứ quy ñịnh tại ðiều 107 – Bộ luật tố tụng hình sự 2003 hay không. Nếu có thì các cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết ñịnh không khởi tố vụ án hình sự, và ngược lại thì ra quyết ñịnh khởi tố vụ án hình sự.

Trên thực tế, không ít trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết ñịnh khởi tố vụ

án hình sự khi có căn cứ khởi tố là dấu hiệu tội phạm. Nhưng qua quá trình ñiều tra tiếp theo, Cơ quan ñiều tra lại xác ñịnh sự việc ñã khởi tố ban ñầu là có dấu hiệu tội phạm nhưng lại rơi vào các căn cứ không khởi tố vụ án hình sự, khi ñó Cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết ñịnh ñình chỉñiều tra trong giai ñoạn ñiều tra, hoặc ñình chỉ

vụ án ở giai ñoạn truy tố, chuẩn bị xét xử hoặc tuyên vô tội tại phiên tòa (hủy bỏ quyết

ñịnh khởi tố) và thông báo cho cơ quan, tổ chức, các nhân ñã tố giác hoặc tin báo về

tội phạm biết lý do; nếu xét thấy cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giải quyết. Như vậy, ñể có một quyết ñịnh khởi tố

chính xác, cơ quan tiến hành tố tụng phải kết hợp hài hòa giữa hai căn cứ khởi tố (ðiều 100) và căn cứ không khởi tố (ðiều 107), xem xét tổng thể và toàn diện ñồng thời cả

hai căn cứ trên thì mới không gây oan sai. Tuy nhiên, có những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể người tiến hành tố tụng cố ý xác ñịnh sai vấn ñề, bóp méo sự

thật ñể người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội ñáng ra phải bị khởi tố nhưng lại không bị khởi tố (căn cứ: không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm). Nhưng trong trường hợp không có ñủ thời gian và chứng cứñể xem xét ñồng thời cả hai căn cứ trên, cơ quan tiến hành tố tụng phải kịp thời ra quyết ñịnh khởi tố vụ

án hình sự khi sự việc ñã mang dấu hiệu tội phạm, tránh việc kéo dài, gây lãng phí thời gian không ñảm bảo tính kịp thời ñối với việc giải quyết vụ án hình sự.

ðối với trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, thì theo nguyên tắc trong một số tội (ðiều 105 khoản 1) phải có yêu cầu của người bị hại, các cơ quan có thẩm quyền mới ñược ra quyết ñịnh khởi tố vụ án hình sự. Nhưng người bị

hại không ñề nghị khởi tố không ñược xem là căn cứ ñể không khởi tố. Bởi, việc rút

ñơn yêu cầu của người bị hại là do bị ép buộc, cưỡng bức thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể khởi tố vụ án (ðiều 105 khoản 2).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.2. KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

2.2.1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình

Quyết ñịnh khởi tố vụ án hình sự là cơ sở pháp lý ñầu tiên ñể thực hiện việc ñiều tra. Quyết ñịnh này làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa cơ quan có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng. Nhưng ñể ra một quyết ñịnh khởi tố vụ

án hình sự thì ñòi hỏi phải xác ñịnh ñược dấu hiệu tội phạm (tức là căn cứ khởi tố), và việc xác ñịnh dấu hiệu tội phạm phải dựa trên những cơ sở ñược quy ñịnh tại ðiều 100, Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Khi ñã có căn cứñể khởi tố vụ án hình sự (xác ñịnh

ñược dấu hiệu tội phạm ñối với hành vi vi phạm pháp luật), các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải khởi tố vụ án hình sự. So với quy ñịnh của Bộ luật tố tụng hình sự

1988 thì ðiều 104 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 ñã mở rộng phạm vi chủ thể có quyền năng khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ. Ngoài các cơ quan dưới ñây, không có cơ

quan Nhà nước nào hay tổ chức nào khác có quyền khởi tố vụ án hình sự, chủ thể của việc khởi tố vụ án hình sự gồm các cơ quan sau:

2.2.1.1. Cơ quan ñiều tra

Cơ quan ñiều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong mọi trường hợp. Về

cụ thể, Cơ quan ñiều tra ñược tổ chức thành nhiều ñơn vị khác nhau bao gồm Cơ quan

ñiều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan ñiều tra trong Quân dội nhân dân và Cơ

quan ñiều tra của Viện kiểm sát nhân dân. Thẩm quyền ñiều tra tương ứng với thẩm quyền khởi tố của Cơ quan ñiều tra. Tức là Cơ quan ñiều tra có thẩm quyền ñiều tra vụ

án nào thì có thẩm quyền khởi tố vụ án ñó.

2.2.1.1.1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan ñiều tra trong Công an nhân dân

Cơ quan ñiều tra trong công an nhân dân gồm có Cơ quan ñiều tra thuộc lực

Một phần của tài liệu Khởi tố vụ án hình sự (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)