Bộ phận lao động gián tiếp làm việc theo giờ hành chính bao gồm: Giám đốc nhà máy : 1 (người).
Phó giám đốc nhà máy : 2 (người). Phòng tài vụ : 4 ( người). Phòng tổ chức hành chính : 3 (người). Phòng kinh doanh : 4 (người). Phòng KH – ĐT : 4 (người). Phòng lao động tiền lương : 3 (người).
Tổng nhân viên hành chính: 21 (người).
Bảng 6.1 Bộ phận lao động làm việc theo ca:
STT Nhiệm vụ Số công nhân/ca Số công nhân/ngày
Công nhân làm việc theo ca
1 Quản lý kho nguyên vật liệu 2 6
2 Quản lý kho thành phẩm 2 6
3 Quản lý kho nhiên liệu, hóa chất 1 3
4 Nhân viên bảo vệ nhà máy 4 12
5 Phòng KCS 4 12
6 Nhân viên vận chuyển bao bì 2 6
7 Bốc xếp thành phẩm lên xe 4 12
9 Nhân viên trạm bơm 2 6
10 Nhân viên phục vụ nhà ăn 4 12
Công nhân làm việc theo ngày
11 Nhân viên thu mua nguyên liệu 2 6
12 NV tiếp thị, giới thiệu sản phẩm 4 12
13 Nhân viên tưới cây 2 6
14 Nhân viên vệ sinh nhà máy 3 9
15 Nhân viên vệ sinh – giặt là 1 3
16 Nhân viên lái xe chở nguyên liệu 2 2
Tổng 41 123
Vậy tổng số cán bộ - công nhân viên nhà máy: 708 + 21 + 123 = 852 (người). Tổng số công nhân viên đông nhất trong 1 ca: 236 + 21 + 41 = 298 (người). Tổng số công nhân viên làm việc trong 1 ngày là:
708 + 123 = 831 (người).
4.2 Tính xây dựng
4.2.1 Đặc điểm của khu đất xây dựng
Đây là một địa điểm khá thuận lợi với những đặc điểm sau
Địa hình :
Bằng phẳng.
Độ dốc không quá 1%. Giao thông thuận lợi.
Địa chất :
Xây dựng trên vùng đất ổn định. Khả năng chịu lực lớn hơn 2,5 kg/cm2.
Qua tìm hiểu của các nhà địa chất, phía dưới vùng đất này không có khoáng sản nên đảm bảo cho việc xây dựng khu công nghiệp.
Vệ sinh công nghiệp:
Nhà máy được đặt khá xa khu dân cư đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động cũng như sức khỏe của người dân vùng lân cận.
4.2.2 Các công trình xây dựng
Do đặc điểm của dây chuyền chế biến đồ hộp thịt nói riêng và nhà máy chế biến đồ hộp nói chung, dây chuyền bố trí đi theo sơ đồ dàn ngang, nên phân xưởng sản xuất chính được thiết kế theo kiểu nhà một tầng.
Ưu điểm của nhà một tầng: dễ bố trí thiết bị, phù hợp với những thiết bị có kích thước nhỏ như dây chuyền của nhà máy đồ hộp. Ngoài ra còn đơn giản trong xây dựng, tiết kiệm tiền vốn và dễ dàng đảm bảo vấn đề vệ sinh, đồng thời cho phép nâng dần năng suất của phân xưởng, thuận lợi trong quá trình mở rộng phân xưởng.
4.2.2.1 Phân xưởng sản xuất chính
Đối với nhà máy đồ hộp ta chọn phương án xây dựng phân xưởng sản xuất chính theo kiểu nhà một tầng, được bố trí liên tiếp nhau theo hình chữ nhật.
Phân xưởng chế biến:
Có bước cột: B = 6m, số bước cột: 12 (bước cột). Chiều dài của phân xưởng: 72m.
Chọn khoảng cách giữa 2 cột định vị dọc nhà (nhịp nhà): L = 6m, nhà 7 nhịp. Chiều rộng của phân xưởng 42 m, chiều cao 6 m.
Vậy diện tích của phân xưởng: 72 x 42 = 3024 m2, chiều cao: 6 m, bước cột: 6 m.
Đặc điểm phân xưởng
Kết cấu: nhà bê tông cốt thép, 1 tầng, kích thước cột chịu lực 400 × 600 (mm) và cột đàn hồi 400 × 400 (mm).
Tường bao che bằng gạch, bề dày tường chịu lực: 200 (mm).
Cửa: nhà có nhiều cửa ra vào để vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm và cho công nhân đi lại. Ngoài ra còn có nhiều cửa sổ để thông gió và chiếu sáng.