- Đối với nước mỡ : 8,696 (tấn).
KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM 6.1 Kiểm tra sản xuất
6.2.3.2 Xác định trọng lượng thực
Cân hộp có chưa sản phẩm rổi mở ra, đổ sản phẩm vào trong cốcsạch đã sấy khô. Sau đó rửa hộp, sấy khô, rồi cân hộp rỗng. nếu sản phẩm có dung giấy lót thì lấy giấy lót ra khỏi sản phẩm và cân cùng với hộp rỗng.Khi cần xác định khối lượng tịnh của sản phẩm ở trạng thái nóng thì trước khi mở hộp, cần làm nóng hộp có chưa sản phẩm bằng bếp cách thủy hoặc bằng tủ sấy.
Khối lượng tịnh (X) được tính theo công thức :X = m – m1 (g). 6.2.4 Xác định tỉ lệ các thành phần có trong hộp
6.2.4.1 Mục đích
Xác định tỷ lệ (%) cái, nước, phần trăm giữa khối lượng tịnh thực tế và khối lượng ghi trên nhãn hàng hóa.
Trong đó :
+ m : khối lượng hộp có chứa sản phẩm (g). + m1: khối lượng hộp rỗng (g).
6.2.4.2 Thực hiện
Đem cân hộp, sau đó mở hộp ra và đổ sản phẩm lên rây đặt trên một cốc thủy tinh đã biết khối lượng. Trải đều sản phẩm trên mặt rây thành một lớp có chiều dày không quá 5mm. Để cho chất lỏng chảy khoảng 5 phút. Sau đó đem cân cốc có chứa chất lỏng. Hộp đã lấy sản phẩm ra, đem rửa sạch, sấy khô và cân
Tính kết quả lượng của từng phần theo công thức :
X1 = (m3 / m2) x 100 (%). Và X2 = (m3 / m4) x 100 (%) Trong đó : + m2 = khối lượng tịnh thực tế (g).
+ m3 = khối lượng của từng thành phần; cái hoặc nước (g). + m4 = khối lượng tịnh ghi trên nhãn hiệu (g).
6.2.5 Xác định hình dạng bên ngoài và bề mặt bên trong của đồ hộp 6.2.5.1 Xác định hình dạng bên ngoài
Khi xác định cần quan sát kỹ từng hộp một, theo các nội dung sau: trạng thái và nội dung ghi nhãn; những khuyết tật của hộp như chổ hở có thể quan sát được bằng mắt thường; nắp hoặc đáy hộp bị phồng; thân hộp bị biến dạng; có những vết gỉ và mức độ gỉ; những khuyết tật của mối ghép ở nắp hộp.