Đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn xã

Một phần của tài liệu thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh trung học cơ sở tp bạc liêu – tỉnh bạc liêu (Trang 109)

a. Định nghĩa hành vi lệch chuẩn

2.4.1.Đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn xã

hiện hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh

Số liệu ở bảng 2.20 cho thấy nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội được các em lựa chọn nhiều nhất là những nguyên nhân từ phía gia đình. Có thể lý giải học sinh đánh giá những nguyên nhân từ phía gia đình ảnh hưởng nhiều nhất đến hành vi của trẻ.

Trường hợp gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bỏ nhau hoặc hay cãi nhau sẽ dẫn tới cha mẹ thường không quan tâm đến con cái, thậm chí mâu thuẫn của cha mẹ cũng đổ lên con cái làm cho trẻ bất an, khi trẻ không cảm thấy hạnh phúc thì sẽ có những hành vi chống đối, phá phách, thậm chí trẻ còn học ngay những thói xấu từ cha mẹ mà cha mẹ. Từ đó dẫn đến trẻ có những hành vi lệch chuẩn xã hội. Hoặc cũng do cha mẹ lo kiếm tiền không quan tâm đến trẻ, giao phó mọi trách nhiệm dạy dỗ cho nhà trường, nhưng nhà trường chỉ có thể quản lý trẻ trong thời gian lên lớp, dẫn đến thời gian còn lại trẻ muốn làm gì thì làm không có sự kiểm soát. Chính điều này cũng dẫn tới trẻ có những hành vi lệch chuẩn xã hội. Thêm vào nữa, một số cha mẹ quá khắt khe với con cái, hay đánh đập chửi rủa con cái cũng dẫn đến trẻ có hành vi phản kháng như quậy phá, bỏ học, trốn học… Do vậy, có thể khẳng định

rằng cách giáo dục của gia đình, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cách sống của cha mẹ có ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ.

Bảng 2. 20. Đánh giá của học sinh về những nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội S tt Hành vi Xếp thứ 1 Xếp thứ 2 Xếp thứ 3 Xếp thứ 4 Xếp thứ 5 Xếp thứ 6 Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ % 1 Cha mẹ lo kiếm tiền, không quan tâm đến bạn. 110 30,2 78 21,4 74 20,3 47 12,9 38 10,4 17 4,7 2 Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bỏ nhau hoặc hay cãi nhau.

127 34,9 85 23,4 46 12,6 50 13,7 42 11,5 14 38,8 3 Cha mẹ quá khắt khe, hay đánh đập chửi rủa bạn. 39 10,7 103 28,3 95 26,1 38 10,4 48 13,2 41 11,3 4

Do thầy cô giáo ở trường không hiểu HS, không quan tâm đến học sinh. 29 8 36 9,9 68 18,7 125 34,3 42 11,5 64 17,6 5 Do chơi với bạn bè xấu, 51 14 35 9,6 58 15,9 60 16,5 118 32,4 42 11,5 6 Do học qua sách truyện, phim ảnh, internet có nội dung xấu 33 9,1 31 8,5 44 12,1 32 8,8 60 16,5 164 45,1

Qua trao đổi, phỏng vấn cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm, những nhận định trên càng được xác lập. Chẳng hạn, bà N. T. N mẹ của cháu Đ.T.L (là học sinh lớp 9 có hành vi lệch chuẩn xã hội mức độ hai), khi chúng tôi hỏi tình hình của con gái bà về những vấn đề liên quan đến những biểu hiện hành vi lệch chuẩn xã hội thì nhận được câu trả lời: “Con tôi không có những vấn

đề như vậy. Nó là đứa ngoan ngoãn, hiền lành, chịu khó học hành và thường xuyên giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình”. Nhưng khi chúng tôi hỏi “Nếu L gặp phải những vấn đề gì ở lớp hoặc trong quan hệ bạn bè, anh chị em thì em có hay tâm sự với cha mẹ hay không?” Mẹ của em trả lời: “Cháu thích gì thì tôi đáp ứng cái đó. Nhưng tâm sự à, không biết cháu có hay tâm sự với cha không, chứ còn tôi bận bán hàng cả ngày, khách ra khách vào, có thời gian đâu mà cho nó tâm sự ”. Thực tế, chúng tôi đã tìm hiểu về em L qua giáo viên chủ nhiệm B.T.L.H và được cô cho biết em L là một trường hợp đặc biệt của lớp có quan hệ yêu đương rất sớm (từ năm học lớp 8). Em thường xuyên bỏ bê việc học tập, cô giáo chủ nhiệm đã nhiều lần mời cha mẹ em đến để trao đổi về việc này nhưng em không hề thay đổi, em rất ít chơi với các bạn cùng lớp mà hay chơi với những người lớn tuổi ở ngoài trường. Càng ngày em L càng tỏ ra kém thân thiện với mọi người nhất là cô giáo và các bạn cùng lớp, em không tâm sự bất cứ chuyện gì với cô giáo chủ nhiệm và theo lời tâm sự của cô thì “L đề phòng và cảnh giác ngay cả khi cô nhìn và gọi lên trả lời câu hỏi”. Cô giáo cũng cho biết cha mẹ em rất nuông chiều em, em muốn cái gì là được cái đó, khi được biết em vướng vào chuyện yêu đương cha mẹ em chửi em rất nhiều, thậm chí còn doạ đuổi đi nếu không chấm dứt. Cô cũng gặp em và khuyên em rất nhiều nhưng em không hề thay đổi mà ngày càng tỏ ra lầm lì. Còn khi hỏi trực tiếp em L về mong muốn nguyện vọng của em thì em nói rằng: “Em chỉ có một mong muốn duy nhất là mọi người, nhất là giáo viên và cha mẹ không nên can thiệp quá sâu về chuyện tình cảm, quan hệ bạn bè của mình”.

Sau những nguyên nhân từ phía gia đình thì trẻ đánh giá ảnh hưởng của bạn bè cũng rất quan trọng. Cụ thể nguyên nhân do chơi với bạn bè xấu có 14% số học sinh trong mẫu nghiên cứu xếp thứ nhất. Điều này là phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, ở tuổi này yếu tố bạn bè có ảnh hưởng mạnh mẽ tới

tâm lý trẻ, trẻ dễ học theo bạn bè, dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè, do vậy khi chơi với bạn bè xấu thì cũng dễ học những thói xấu.

Chỉ có 8% cho rằng nguyên nhân do thầy cô giáo ở trường không hiểu học sinh, không quan tâm đến học sinh là xếp thứ nhất. Từ con số này có thể lý giải là do học sinh chưa được tiếp xúc nhiều với thầy cô. Thời gian tiếp xúc trên lớp, chủ yếu là thời gian truyền thụ tri thức, nên ảnh hưởng của giáo viên tới học sinh là chưa nhiều. Tuy nhiên con số 8% số học sinh trong mẫu nghiên cứu cho rằng nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh là do giáo viên không hiểu học sinh, không quan tâm đến học sinh cũng là một con số đáng quan tâm. Điều này thể hiện rằng vẫn còn những giáo viên chưa thực sự yêu nghề, yêu trẻ, chưa thực sự làm tròn trách nhiệm của một người giáo viên.

Căn cứ vào bảng 2.21 thì nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi không phù hợp được các em xếp loại như sau:

- Xếp thứ nhất: Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bỏ nhau hoặc hay cãi nhau.

- Xếp thứ hai: Cha mẹ lo kiếm tiền, không quan tâm đến bạn. - Xếp thứ ba: Cha mẹ quá khắt khe, hay đánh đập cửi rủa bạn. - Xếp thứ tư: Do chơi với bạn bè xấu.

- Xếp thứ năm: Do thầy cô giáo ở trường không hiểu HS, không quan tâm đến học sinh.

- Xếp thứ sáu: Do học qua sách truyện, phim ảnh, internet có nội dung xấu.

Từ đó chúng ta thấy rằng những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội là những nguyên nhân xuất phát từ phía gia đình la nổi trội.

Bảng 2. 21. So sánh giữa đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh về những nguyên nhân dẫn đến trẻ có hành vi lệch chuẩn xã hội

Stt Nguyên nhân Xếp loại của giáo viên

Xếp loại của học sinh

1 Cha mẹ lo kiếm tiền, không quan tâm đến

trẻ. 2 2

2 Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bỏ

nhau hoặc hay cãi nhau. 1 1

3 Cha mẹ quá khắt khe, hay đánh đập chửi

rủa. 5 3

4 Do thầy cô giáo ở trường không hiểu HS,

không quan tâm đến học sinh. 6 5

5 Do chơi với bạn bè xấu. 3 4

6 Do học qua sách, phim, internet có nội

dung xấu. 4 6

Cũng theo kết quả ở bảng 2.22 nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi không phù hợp được các giáo viên xếp loại như sau:

- Xếp thứ nhất: Gia đình không hạnh phúc, cha mẹ bỏ nhau hoặc hay cãi nhau.

- Xếp thứ hai: Cha mẹ lo kiếm tiền, không quan tâm đến bạn. - Xếp thứ ba: Do chơi với bạn bè xấu.

- Xếp thứ tư: Do học qua sách truyện, phim ảnh, internet có nội dung xấu.

- Xếp thứ năm: Cha mẹ quá khắt khe, hay đánh đập cửi rủa bạn.

- Xếp thứ sáu: Do thầy cô giáo ở trường không hiểu HS, không quan tâm đến học sinh.

Theo bảng 2.21 thì sự đánh giá của giáo viên và sự đánh giá của học sinh về những nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi lệch chuẩn xã hội là tường đối tương đồng. Trong sáu nguyên nhân được đưa ra khảo sát thì cả

giáo viên và học sinh đều đánh giá nguyên nhân thứ hai là ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó đến nguyên nhân đầu tiên.

Nguyên nhân từ phía bạn bè dẫn đến hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh cũng được cả giáo viên và học sinh cho rằng có ảnh hưởng nhiều hơn nguyên nhân từ phía thầy cô giáo.

Ở những nguyên nhân còn lại thì giữa giáo viên và học sinh đánh giá có sự khác nhau. Giáo viên đánh giá ảnh hưởng của sách, phim, internet có nội dung xấu dẫn đến hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh ở mức độ cao hơn so với sự đánh giá của học sinh.

Một phần của tài liệu thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh trung học cơ sở tp bạc liêu – tỉnh bạc liêu (Trang 109)