a. Định nghĩa hành vi lệch chuẩn
2.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng để nghiên cứu về tình hình hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh lớp 6 và lớp 9, ở giáo viên dạy những lớp mà đã được điều tra học sinh.
Mục đích: Phương pháp nghiên cứu này giúp thu thập được những thông tin tìm hiểu về thực trạng biểu hiện hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh, đồng thời cũng tìm hiểu xem giáo viên có hiểu được những vấn đề đang tồn tại trong hành vi của học sinh, họ có thực sự quan tâm đến học sinh không.
Xây dựng bảng hỏi theo hai mẫu sau:
Bảng hỏi dành cho học sinh: bao gồm hai phần
Phần thứ nhất: thông tin cá nhân như họ và tên, giới tính, con thứ mấy, nhà có bao nhiêu anh em, dân tộc, tuổi, lớp, trường, nghề cha, nghề mẹ, tuổi cha, tuổi mẹ, thu nhập gia đình…
Phần thứ hai: câu hỏi chính thức bao gồm 87 câu, được chia làm 10 nhóm. Để tìm hiểu về nhận thức, hành vi, mong ước nguyện vọng của học sinh, và tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn tới hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh.
Nhóm 1: Tự đánh giá các hành vi ở bản thân học sinh.
Nhóm 2. Mức độ hiểu biết của học sinh về các lĩnh vực .
Nhóm 3. Quan niệm của học sinh về các chuẩn mực hành vi.
Nhóm 4. Ý kiến của học sinh đối với các nhận định có liên quan đến hành vi lệch
chuẩn xã hội.
Nhóm 5. Các hành vi lệch chuẩn xã hội của học sinh có trong sáu tháng gần đây.
Nhóm 6. Cách ứng xử của học sinh trong một số tình huống cụ thể.
Nhóm 7. Ý kiến của học sinh đối với sự đánh giá của người khác.
Nhóm 8. Những nguyên nhân dẫn đến học sinh có hành vi không phù hợp.
Nhóm 9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi của học sinh.
Nhóm 10. Những mong ước, nguyện vọng của học sinh.
Bảng hỏi dành cho giáo viên:
Phần thứ nhất: Thông tin cá nhân như giới tính, độ tuổi, số năm giảng dạy. Phần thứ hai: gồm 8 nhóm câu hỏi, cũng gần tương tự như bảng hỏi dành cho học sinh (xem phụ lục 1).