Hành vi lệch chuẩn xã hội

Một phần của tài liệu thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh trung học cơ sở tp bạc liêu – tỉnh bạc liêu (Trang 39)

a. Định nghĩa hành vi lệch chuẩn

1.2.1.3.Hành vi lệch chuẩn xã hội

a. Chuẩn mực xã hội

Khái niệm chuẩn mực xã hội

Khái niệm chuẩn mực có nguồn gốc từ tiếng Latinh, có nghĩa là quy tắc, sợi chỉ xuyên suốt. Nói đến chuẩn mực là nói đến một sự đánh giá, phán xử: cái gì phù hợp chuẩn mực tức là bình thường, cái gì ngược với chuẩn mực là lệch chuẩn, bất hình thường.

Theo từ điển Tâm lý học: Chuẩn mực là quy tắc hành vi có giá trị phổ biến, mà việc tuân thủ nó được những thành viên khác của xã hội trông đợi và thừa nhận [44].

Như vậy, chuẩn mực là phép tắc, quy phạm phải theo trong ứng xử của con người trong xã hội, hay nói cách khác chuẩn mực là hệ thống những quy định cụ thể, những quy tắc của đạo đức hoặc chờ đợi của xã hội đối với hành vi mà mọi người phải tuân theo. Những quy tắc và chờ đợi xã hội đó định rõ mọi người nên làm việc nào không nên làm việc nào và cần phải xử sự như thế nào trong các tình huống khác nhau. Chúng vừa ra lệnh (chúng quy định mọi người phải làm gì) vừa cấm đoán (quy định mọi người không được làm việc gì). Chuẩn mực xã hội là những cách thức hành động tồn tại và tư duy được xác định, phê chuẩn về mặt xã hội.

Chuẩn mực xã hội là yếu tố không thể thiếu trong quản lý xã hội, là một trong những phương tiện định hướng hành vi, kiểm tra hành vi xã hội của mỗi cá nhân hay một nhóm người. Chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con người nhưng nó chỉ điều chỉnh những hành vi có liên quan tới mối quan hệ giữa các cá nhân, các tập thể… có liên quan tới xã hội nói chung.

Chuẩn mực xã hội qui định những giá trị chính, những mục tiêu cơ bản, những điều kiện, những giới hạn cho phép, các hình thức, cung cách ứng xử mẫu mực trong những lĩnh vực quan trọng nhất của cuộc sống con người.

Có thể coi chuẩn mực là những mẫu mực, những mô hình của hành vi thực tế của con người như những chương trình hoạt động thực tiễn của họ khi gặp một tình huống cụ thể nào đó. Như vậy, có thể hiểu chuẩn mực với tư cách là những quy tắc, yêu cầu của xã hội với cá nhân. Các quy tắc, yêu cầu này có thể được ghi thành văn bản, đạo luật, điều lệ… hoặc là những yêu cầu có tính chất ước lệ trong một cộng đồng nào đó mà mọi người đều thừa nhận.

Các thuộc tính của chuẩn mực xã hội

Bất kỳ một chuẩn mực xã hội nào cũng có ba thuộc tính là tính lợi ích, tính bắt buộc và tính khả thi trong thực tế, trong sự ứng xử của con người.

- Tính lợi ích (tính tất yếu xã hội)

Thuộc tính này có tính chất tương đối bởi vì chuẩn mực có ích đối với lợi ích của giai cấp này (nhóm xã hội này) có thể là trung tính hoặc thậm chí có hại đối với giai cấp khác hoặc nhóm xã hội khác. Tính ích lợi của chuẩn mực có tính chất thay đổi theo không gian và thời gian.

- Tính bắt buộc

Nếu chuẩn mực, vì nguyên nhân này hay nguyên nhân khác không có tính ích lợi nữa (ví dụ nó đã lạc hậu), mặc dù chuẩn mực đó vẫn còn là bắt buộc do những quy định đạo đức hoặc pháp luật hiện hành và thậm chí nó được con người thực hiện thật sự, nhưng kết quả của nó sẽ mang tính chất tiêu cực hoặc là trung hòa đến xã hội. Đồng thời khi chuẩn mực mất tính bắt buộc, thì một quy tắc xử sự thậm chí có ích về mặt kết quả cũng sẽ không được tất cả mọi người thực hiện.

Cuối cùng, chuẩn mực mất hẳn tác dụng của nó nếu thiếu một đặc tính thứ ba, đó là tính khả thi củachuẩn mực trên thực tế, sự thực hành trong hành vi con người, trong các hoạt động tập thể. Điều quan trọng của các chuẩn mực là không phải thể hiện ở nhận thức, tình cảm mà quan trọng là thể hiện qua hành vi, cách ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội. Chính ở đây chúng ta bắt gặp vấn đề sai lệch chuẩn mực xã hội.

Trong ba thuộc tính kể trên của chuẩn mực thì điểm gốc là tính lợi ích xã hội do những quá trình xã hội khách quan trong đời sống xã hội quy định.

Các loại chuẩn mực xã hội

Có thể phân chia chuẩn mực xã hội thành các loại sau: - Chuẩn mực pháp luật

Là một loại chuẩn mực tổng hợp mang tính phổ cập. Đây là một hệ thống các quy tắc chỉ đạo hành vi cá nhân có tính khách quan được ghi thành văn bản. Luật pháp mô tả rõ ràng, khúc chiết và có những hướng dẫn cụ thể về cách ứng xử hoặc giới hạn của hành vi, là khuôn phép không có tính mềm mỏng trong việc thi hành. Sự sai lệch chuẩn mực này sẽ bị các cơ quan chức năng trừng phạt theo quy định của pháp luật.

- Chuẩn mực đạo đức

Là chuẩn mực qui định về các giá trị đạo đức, những nguyên tắc ràng buộc đạo đức… Chuẩn mực này được mọi người thừa nhận như một truyền thống nhưng phần lớn không được ghi nhận thành văn bản. Loại chuẩn mực này linh động hơn luật pháp. Sự ảnh hưởng của chuẩn mực đạo đức thường thông qua cơ chế tâm lý bên trong con người, được vân dụng, xử lý rất linh hoạt và mềm dẻo. Hành vi sai lệch chuẩn mực này sẽ bị xã hội, cộng đồng lên án nhưng không bị cơ quan pháp luật trừng phạt như vi phạm pháp luật.

- Phong tục, truyền thống

Là chuẩn mực nói lên tính chất văn hoá của cộng đồng, là những nguyên tắc, qui ước sinh hoạt trong cộng đồng đã hình thành trong lịch sử. Phong tục, tập quán có thể được lưu giữ trong gia đình và có thể được ghi nhận công khai hoặc có tính chất truyền thống.

- Chuẩn mực thẩm mỹ

Là chuẩn mực qui ước về các giá trị trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật, trong việc thưởng thức cái đẹp, trong các hành vi đạo đức, trong việc cảm thụ thẩm mỹ nói chung. Trừ những chuẩn mực có liên quan đến đạo đức, luật pháp, những chuẩn mực thẩm mỹ ít nhiều mang tính chủ quan.

- Chuẩn mực chính trị

Là loại chuẩn mực điều tiết hành vi của chủ thể trong đời sống chính trị, điều tiết các quan hệ giữa các giai cấp, đảng phái, giữa các cộng đồng xã hội lớn. Các chuẩn mực chính trị thường được thể hiện trong các loại chuẩn mực khác như chuẩn mực luật pháp, chuẩn mực về tổ chức, một phần trong chuẩn mực đạo đức…

Các chuẩn mực nêu trên có sự khác nhau về nội dung và phương pháp điều tiết hành vi con người. Chúng được tổng hợp lại tạo nên một sự điều tiết hữu hiệu hành vi của con người làm cho đời sống xã hội và cộng đồng ổn định trật tự, thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ.

Có thể có những căn cứ để xem xét chuẩn mực hành vi như sau:

- Chuẩn mực được xem xét trên cơ sở một mẫu số chung nhất định của những người trong một cộng đồng, những hành vi tương tự như nhau trong một hoàn cảnh xác định nào đó được xem là chuẩn.

- Chuẩn mực được hướng dẫn, được qui định, được thống nhất trên cơ sở những giá trị của xã hội, của cộng đồng. Loại chuẩn mực này đuợc hình

thành trên nền tảng những yêu cầu chung của cộng đồng đối với từng thành viên. Vì vậy những hành vi nào trái với những nguyên tắc đã có, trái với những yêu cầu chung thì được xem là hành vi lệch chuẩn.

- Chuẩn mực được xác định trên cơ sở những qui ước của cá nhân, những quy ước này không mâu thuẫn với giá trị xã hội nói chung nhưng qui định mục tiêu riêng của cá nhân. Những hành vi phù hợp với mục đích của cá nhân được xem là hành vi hợp chuẩn và ngược lại những hành vi không phù hợp với mục đích cá nhân được xem là hành vi lệch chuẩn.

Nhìn chung chuẩn mực xã hội đặt ra để duy trì trật tự xã hội nên nó trực tiếp phục vụ lợi ích của giai cấp nhất định. Tuỳ theo những đặc điểm văn hoá, kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo… của một xã hội mà những chuẩn mực tương ứng cho xã hội đó được đặt ra. Chuẩn mực xã hội mang tính lịch sử xã hội nên nó có thể thay đổi theo những giai đoạn lịch sử nhất định phù hợp với những biến đổi xã hội.

b. Hành vi lệch chuẩn xã hội

- Khái niệm về hành vi lệch chuẩn xã hội

Hành vi lệch chuẩn xã hội là những hành vi không hợp với chuẩn nhất định, những chuẩn mực này do xã hội thừa nhận và ấn định.

- Các cấp độ của hành vi lệch chuẩn xã hội

Có hai cấp độ xem xét hành vi lệch chuẩn: cá nhân và cộng đồng. Sự sai lệch hành vi xã hội của cá nhân được các nhà Tâm lý học quan tâm nhiều hơn. Sự sai lệch hành vi của nhiều người trong cộng đồng thuộc lĩnh vực xã hội học nghiên cứu.

Dù ở cấp độ nào thì các loại hành vi lệch chuẩn đều gây nên những hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội. Hậu quả đó có thể là thiệt hại về kinh tế, mất trật tự xã hội, tổn thương tâm lý, tinh thần và thể xác, suy thoái về nhân cách. Vì thế cần giáo dục, uốn nắn, phòng ngừa các hành vi lệch chuẩn xã hội.

Dựa vào phạm vi hoạt động, có thể chia hành vi lệch chuẩn xã hội thành các loại: hành vi lệch chuẩn ở gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội.

- Các loại hành vi lệch chuẩn xã hội

Căn cứ vào mức độ nhận thức và sự chấp nhận chuẩn mực đạo đức, có thể phân biệt sự sai lệch hành vi thành hai loại:

+ Sai lệch hành vi chủ động + Sai lệch hành vi thụ động

Hành vi lệch chuẩn xã hội loại chủ động

Hành vi lệch chuẩn xã hội loại chủ động là những sai lệch hành vi do các nhân cố ý làm khác đi so với người khác và so với chuẩn mực đạo đức xã hội. Trong những trường hợp này cá nhân vẫn nhận thức được các chuẩn mực đạo đức xã hội nhưng vẫn cứ làm theo ý của mình, mặc dù biết là không phù hợp. Đơn cử như hành vi trộm cắp, buôn lậu, buôn bán ma tuý trái phép…

Hung tính

Hung tính là những hành vi hung bạo nhằm tấn công cho đối tượng đã gây hẫng hụt. Khi con người thường xuyên sử dụng phản ứng hung tính để giải quyết những hẫng hụt trong cuộc sống thì sẽ dẫn tới hành vi lệch chuẩn.

Hành vi lệch chuẩn xã hội loại này ở trẻ nhỏ, có những biểu hiện là những kích động mang tính hung bạo bao gồm: đánh, cắn xé bạn, đập phá đồ chơi, dậm chân… Các công trình nghiên cứu đã rút ra kết luận, một phần hung tính của con người có thể là bẩm sinh và mang tính chất sinh lý. Theo Phân tâm học, hung tính là bẩm sinh đi song song với dục tính là cơ chế tự vệ, nhưng nếu sử dụng quá mức sẽ trở thành bệnh lý [41; tr116].

Giận dữ

Giận dữ là một xúc cảm mạnh biểu hiện chủ yếu ở trẻ em bằng những cơn gào thét, nhưng cũng bằng sự kích động ít nhiều mang tính chất hung bạo như dẫm chân cũng như những dấu hiệu vân mạch (như đỏ mặt, tái mặt, toát mồ hôi, nước mắt).

Khi những cơn giận dữ xuất hiện thì người chứng kiến khó kiềm chế. Nó tự mất đi sau một khoảng thời gian nhất định để nhường chỗ cho một giai đoạn phục hồi sau đó. Như vậy, cơn giận dữ là một biểu hiện rất trực tiếp của hung tính. Cơn giận dữ thường gặp ở trẻ em có hệ vận động không ổn định vì chính sự không ổn định này đã gây nên những rối loạn về các mối quan hệ.

Biểu hiện thường mang tính công kích người khác (cơn rời rạc, bạo lực...), các cơn giận dữ đôi khi có thể bộc lộ dưới dạng tự công kích trong trường hợp mà sức ép xã hội - giáo dục quá mạnh không cho phép các tình cảm hung bạo trực tiếp hướng ngoại.

Nguyên nhân gây ra cơn giận dữ là do thái độ thái quá của gia đình đối với trẻ như bị sức ép quá mạnh của gia đình hay sự thờ ơ bàng quan của người lớn đối với việc đáp ứng nhu cầu hay tình cảm của trẻ. Sự thương xót thái quá hoặc sự trừng phạt ngay lập tức của người lớn sẽ gây tác hại đến tâm trí trẻ. Đặc biệt, khi đứa trẻ biết cách khai thác sự xót thương, nhượng bộ của cha mẹ bằng cách tăng cường cơn giận dữ để thoả mãn nhu cầu của mình. Hoặc thậm chí có những đứa trẻ tăng cường cơn giận dữ của mình vì nó thích được những hình phạt hơn là sự thờ ơ, bàng quan của những người xung quanh. Nói cách khác vì nó muốn mọi người chú ý đến bản thân nó [40; tr117].

Nói dối

Nói dối chỉ được coi là biểu hiện của hành vi lệch chuẩn khi nó được thực hiện một cách thường xuyên, lặp đi lặp lại. Cần phải theo dõi trẻ một thời gian dài (khoảng 6 tháng) trước khi kết luận trẻ có bệnh nói dối hay không.

Trước 6 hay 7 tuổi hành vi nói dối mang tính chất sinh lý, là chủ yếu khi trẻ dùng để hỗ trợ cho tính khoe khoang, bịa chuyện. Nói dối được xem như là mang tính chất bệnh lý khi trẻ biết phân biệt phải trái, làm hại người khác có cân nhắc. Nói dối thường xuất phát từ những lo lắng, hẫng hụt của trẻ và hay đi liền với hành vi trộm cắp, trốn nhà. Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nói dối ở học sinh đã khẳng định rằng: nguồn gốc nói dối của học sinh là do sự quá nghiêm khắc của bố mẹ và kết quả học tập làm nảy sinh ở trẻ một sự lo lắng và sợ hãi bị quở phạt khiến cho trẻ tự nhiên sinh ra nói dối.

Theo Anna Freud thì có ba dạng nói dối ở trẻ em là: nói dối ngây thơ, nói dối huyễn tưởng, nói dối tội phạm (nói dối bệnh lý) [40; tr119].

Trộm cắp

Vấn đề trộm cắp ở lứa tuổi thiếu niên được sự quan tâm nhiều nhất trên thế giới.

Tác giả Michaux (1955) - người Pháp, đã nghiên cứu về nhân cách thiếu niên ăn cắp và ông đã chia làm chín kiểu khác nhau. Cụ thể:

- Những đứa trẻ dễ xúc cảm, ăn cắp để bù vào cảm giác thấp kém của mình. - Những đứa trẻ không ổn định biểu lộ xung lực của mình trong ăn cắp. - Những đứa trẻ mắc chứng loạn thần chu kỳ ăn cắp trong những cơn hưng phấn trí năng và vận động.

- Những đứa trẻ bị ám ảnh ăn cắp là do thúc ép của mình (xung động ăn cắp cũ).

- Những đứa trẻ ăn cắp dạng paranoia (hoang tưởng bộ phận) ăn cắp trong một bầu không khí yêu sách.

- Những đứa trẻ thích bịa chuyện tô vẽ cho việc ăn cắp của mình một sự hào nhoáng nào đấy.

- Những đứa trẻ rối loạn nhân cách dạng phân liệt.

- Những đứa trẻ động kinh đôi khi ăn cắp trong những lúc có những cơn với những sự thay đổi ý thức.

- Những đứa trẻ có nhân cách bệnh, có khuynh hướng tà tính.

Ăn cắp mang tính bệnh lý của thiếu niên được Lauzel, người Pháp nghiên cứu. Ông cho rằng ăn cắp bệnh lý là một hiện tượng cơn diễn ra gần như thường xuyên qua năm giai đoạn kế tiếp nhau:

- Trước khi ăn cắp (còn gọi là thời kỳ giữa cơn vì ăn cắp lặp đi lặp lại nhiều lần) đứa trẻ cảm thấy căng thẳng, mơ hồ, lo âu lan toả.

- Nhận biết đồ vật và nạn nhân.

- Ở giai đoạn chuẩn bị đứa trẻ cảm thấy thực sự căng thẳng và sự căng thẳng được tăng lên tột đỉnh khi thực hiện hành vi ăn cắp.

- Cử chỉ lén lút lấy cắp (có cử chỉ của tay và bàn tay).

- Khi ăn cắp xong trẻ bớt căng thẳng, sự căng thẳng giảm xuống và mất

Một phần của tài liệu thực trạng hành vi lệch chuẩn xã hội ở học sinh trung học cơ sở tp bạc liêu – tỉnh bạc liêu (Trang 39)