Giải thoát là gắn liền với tư tưởng nhập thế cứu đời, không xa rời cuộc

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo việt nam thời trần luận văn ths triết học (Trang 53)

Và biết vượt lên trên số phận, hoàn cảnh để sống một cuộc đời tốt đời đẹp đạo, có ý nghĩa, qua đó giúp ích cho bản thân, xã hội, đất nước ngày càng phát triển. Tư tưởng này thể hiện xuyên suốt trong chiều dài lịch sử dưới thời đại nhà Trần qua các hệ tư tưởng của các bậc thiền sư như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang.

2.2. Đặc điểm tư tưởng giải thoát của Phật giáo Việt Nam thời Trần.

2.2.1. Giải thoát là gắn liền với tư tưởng nhập thế cứu đời, không xa rời cuộc sống. cuộc sống.

Thế kỷ XIII và đầu thế kỷ XIV, dưới thời đại nhà Trần, Phật giáo tiếp tục phát triển và đạt đến mức cường thịnh. Với sự ra đời của ba dòng Thiền và sự hình thành Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Đại biểu tiêu biểu của tư tưởng Phật giáo thời kỳ này là Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông(1258-1308), Pháp Loa (1284-1330), Huyền Quang (1254-1334), Tuệ Trung Thượng Sỹ….

Tư tưởng Phật giáo thời Trần đã chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc. Sự ra đời Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử - đã làm hình thành trung tâm

Phật giáo Việt Nam, một nơi lý tưởng, thu hút đông đảo lượng tăng ni Phật tử, khách du lịch và những người tâm đạo, nên đã có câu ca dao.

“Dù ai quyết chí tu hành,

Không về Yên Tử không thành quả Tu

Trong triết học Phật giáo thời Trần luôn gắn liền với tinh thần đạo, đức, giá trị nhân văn con người. Vì vậy những tư tưởng giải thoát Phật giáo thời kỳ này đều hướng tới cuộc sống con người và mong đem lại sự lợi lạc cho con người trong cuộc sống, từ đó phát huy vai trò và nhân tố con người, giúp con người đi tới sự hoàn thiện, phát triển, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.

Triều đại nhà Trần Phật giáo là nền tảng của đạo đức xã hội, trở thành một phần của cốt tủy dân tộc, ăn sâu, bám rễ trong đời sống tinh thần người Việt, một

nhà nho, có tư tưởng bài Phật, ông cũng phải thừa nhận: “Cái thuyết hoạ phúc của

nhà Phật sao mà cảm động lòng người sâu sắc đến thế? Trên từ vương công, dưới đến thứ dân, hễ nói đến việc bố thí cúng dường Phật sự thì dù hết của, hết tiền cũng không tiếc. Ngày hôm nay được cúng dường vào việc xây chùa, dựng tháp thì lấy làm hân hoan như là ngày mai sẽ được báo ứng tốt đẹp. Thế nhưng từ trong kinh thành đến ngoài châu phổ, khắp nơi thôn cùng ngõ hẻm, không cần ra lệnh mà cũng tuân theo, không bắt phải thề mà vẫn giữ đúng. Hễ chỗ nào có nhà thì ở đó có chùa Phật. Chùa hư nát thì sửa lại, lâu đài chuông trống chiếm đến phần nửa cư dân. Sự

hưng thịnh của đạo Phật quá dễ dàng mà sự tôn sùng thì rất mực” [Lê Quát, văn bia chùa Thiên Phúc]. “Tượng giáo đặt ra là để đức Phật dùng làm phương tiện tế độ chúng

sinh, khiến cho người ngu không biết, người mê không ngộ nương vào đó mà trở về con đường thiện... Vì thế những nơi u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền đã chiếm một

nửa” [Trương Hán Siêu, văn bia chùa Khai Nguyên].

Đó chính là một trong những minh chứng sinh động rằng Phật giáo lúc bấy giờ rất hưng thịnh và thâm nhập trong mọi tầng lớp nhân dân. Giáo lý từ bi cứu khổ, cứu nạn, nhân quả, thiện ác báo ứng đã thấm nhuần sâu sắc đến mỗi cá thể con người trong xã hội, và đã trở thành văn hóa tư tưởng xã hội, góp phần xây dựng lên lối sống con người trong xã hội.

Tuy nhiên khi nhìn thấy cuộc đời con người với kiếp sống nhân sinh đẫy rẫy những khổ đau, ngang trái, đặc biệt vua Trần Thái Tông đã nhìn thấy rõ những mặt trái của quyền lực, của cuộc sống vàng son nhung lụa nhưng đầy cạm bẫy, cuộc đời thì nhân tình thế thái luôn đổi thay, kiếp sống con người như “giọt sương gá trên lá cỏ” vô thường, biến đổi không ngừng theo quy luật sinh- tử. Danh lợi và quyền lực thì như con dao hai lưỡi, mà hạnh phúc thì quá mong manh, nên ông đã sớm giác ngộ, bỏ lại đằng sau ngai vàng quyền lực, cuộc sống sa hoa, đi về nơi rừng sâu, núi thẳm, non cao, nước biếc để ẩn tu, mong liễu ngộ, thành Phật để cứu độ chúng sinh.

Nhưng thiền sư Trúc Lâm đã nói với vua rằng “Trong núi vốn không có Phật. Phật

ở trong tâm ta, nếu tâm lắng lại, trí tuệ xuất hiện, đó chính là Phật. Nếu bệ hạ giác ngộ được tâm ấy thì tức khắc thành Phật ngay tại chỗ, không cần phải đi tìm cực khổ ở bên ngoài ”.[25]

Khi cả triều đình biết việc vua lên núi xuất gia tu hành, Trần Thủ Độ cùng văn võ bá quan và các cung tần mỹ nữ đã lên núi thỉnh cầu đón vua về, vua từ chối ; các cung tần mỹ nữ đã phải tự sát để cầu xin vua xuống núi giữ yên ngai vàng. Trần

Thủ Độ không còn cách nào khác đành bảo mọi người “ Vua ở đâu thì triều đình ở đó ”

. Nói xong liền cắm nêu trong núi, nói chỗ này là điện Thiên An, chỗ kia làm gác Đoan

Minh và sai người xây dựng. Khiến Thiền sư Trúc Lâm thấy thế vội tâu “Xin bệ hạ hãy

về gấp kinh sư, chớ để làm hại đến núi rừng của lão tăng ”. Thiền sư còn nhắc vua

“ Phàm làm đấng nhân quân, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, và

tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ về. Bệ hạ không về sao được ? Tuy nhiên việc nghiên cứu nội điển xin bệ hạ đừng phút nào quên ”.[26]

Trước hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, cùng với việc thấy rõ trách nhiệm và sứ mệnh của mình với non sông đất nước; lại nhìn thấy chúng sinh chìm ngập trong đau khổ, máu đổ thành dòng và nước mắt chảy thành sông, đứng trước bờ vực của

[25]Trần Thái Tông, “Khóa Hư Lục”, Dg. Thích Thanh Kiểm. Nxb Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. Tr 54

[26],Trần Thái Tông, “Khóa Hư Lục”, Dg. Thích Thanh Kiểm. Nxb Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. Tr 55.

sự sinh – tử, phải sống trong cảnh loạn lạc, nước mất nhà tan, đất nước điêu linh, muôn dân lầm than. Vua Trần Thái Tông đành trở về và tạm xa lìa cuộc sống thanh nhàn, an tịnh để cứu dân cứu nước, gắn tinh thần “Nhập thế cứu đời” của nhà Phật vào trong thực tiễn cuộc sống.

Có thể nói cuộc đời và sự nghiệp của vua Trần Thái Tông như một thiên trường ca bất hủ để lại cho con cháu và các thế hệ mai sau một hình ảnh sáng ngời về một con người đã vượt lên trên số phận, hoàn cảnh và cả sự khổ đau để sống, chiến đấu và hy sinh vì sự nghiệp của đất nước của nhân dân, gắn mục tiêu lý tưởng cá nhân với mục tiêu chung của đất nước; lấy hạnh phúc và niềm vui của nhân dân của muôn người làm động lực và niềm vui bản thân; gắn tinh thần đạo Phật với đời

sống nhân sinh.

Đây cũng chính là con đường giải thoát của các vua Trần. Bởi lẽ sự giác ngộ của con người luôn được thông qua sự trải nghiệm cuộc sống, qua quá chính hoạt động thực tiễn, và thâm nhập vào hiện thực cuộc sống. Thiền sư Huệ Năng cũng đã

từng nói “Phật pháp tại thế gian. Bất ly thế gian giác. Ly thế mích bồ đề. Do như

tầm thố giác”. Có nghĩa giáo lý nhà Phật cũng xuất phát từ trong cuộc sống con

người nơi thế gian, rồi lại đem lại lợi ích cho con người, cho chúng sinh trong cõi nhân gian. Nếu con người thoát ly khỏi cuộc sống hiện thực thì không thể cầu đâu sự giác ngộ mà thành Phật. Triết học Mác-Lênin cũng đã khẳng định: mọi chân lý cũng đều xuất phát từ hiện thực khách quan, phản ánh đúng hiện thực khách quan và quy luật khách quan, và quay lại phục vụ chính con người và xã hội.

Triết lý giải thoát của Trần Thái Tông cũng chính là triết lý hành động, bắt đầu từ thực tiễn và quay trở lại thực tiễn thông qua hành động thực tế với “trên cầu Phật đạo, dưới phổ độ chúng sinh”. Nên khi trở lại ngôi vị ông nhanh chóng bắt tay vào xây dựng và củng cố lại đời sống kinh tế chính trị xã hội, cải cách lại bộ máy hành chính để phát triển đất nước. Khi đất nước lâm nguy thì Trần Thái Tông đã trực tiếp cầm binh đánh giặc để giữ yên bờ cõi. Năm 1252 vua Trần Thái Tông đem quân đi hàng phục được Chiêm Thành. 1258 vua cũng trực tiếp cầm quân dẹp tan quân Nguyên Mông, giải phóng Thăng Long, đem lại sự bình yên cho đất nước.

Những hành động thiết thực của Vua Trần Thái Tông không những đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân mà còn giúp vua hoàn thành sứ mạng của mình và gắn tinh thần từ bi cứu khổ cứu nạn trong triết lý nhà Phật vào hiện thực cuộc sống, thể hiện tinh thần nhập thế cứu đời.

Tư tưởng triết học của Trần Thái Tông thể hiện rõ nét trong tác phẩm Khóa Hư Lục, đó chính là một tác phẩm hoàn chỉnh về con đường giải thoát của ông.

Trong Khóa Hư Lục, Trần Thái Tông nói về sắc thân con người cũng chỉ là sự giả hợp bởi tứ đại (Phong- Địa- Thủy- Hỏa) và năm uẩn( Sắc –Thụ -Tưởng- Hành – Thức) mà thành. Tất cả những yếu tố đó cũng do một niệm vô minh của con

người mà sinh ra do tham đắm lục trần, nên ông viết : “Trời đất nấu nung vạn vật

thành. Bản lai không mống cũng không manh. Bởi sai có niệm quên vô niệm. Nên trái không sinh chịu hữu sinh...Mũi lưỡi tham hương say đắm vị. Mắt tai ưa sắc chuộng âm thanh. Phong trần khách nọ lang thang mãi. Ngày vắng quê hương muôn dặm trình ” [27]. Vì thế nên con người phải chịu khổ với Sinh –lão – Bệnh –

Tử theo quy luật. Bài kệ bốn núi đã được Trần Thái Tông khắc họa một cách sinh động về tướng sinh, già, bệnh, chết của con người. Thân chính là nguồn gốc nỗi khổ, dù nó cũng vô thường và biến đổi theo thời gian nhưng nó lại là cái quý nhất.

Nên ông khuyên con người cần phải biết quý trọng sinh mạng của mình bởi “một

khi mất thân người, muôn kiếp khó trở lại”. Muốn thoát khổ con người phải tu thập

thiện và tâm cầu Phật đạo, sống hòa nhập với đời trên tinh thần từ bi, hỷ xả, khiêm cung, biết vun trồng cội phúc. Đây chính là tư tưởng giải thoát hết sức tích cực và mới mẻ của Trần Thái Tông. Ông không chỉ kế thừa những tinh hoa trong Phật giáo nguyên thủy mà còn phát triển nó trên một bình diện mới với tư tưởng nhập thế tích cực, gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống. Tư tưởng giải thoát của ông là không xa lánh cuộc đời, nhưng vẫn giữ được một trái tim, tâm hồn trong sáng với cái tâm luôn hướng thượng dẫu sống trong cuộc đời đầy bụi trần ô tạp.

Mùa xuân năm Mậu Ngọ(1258), Thái Tông truyền ngôi cho Thái Tử Hoảng, hiệu là Thánh Tông, và lui về làm Thái thượng hoàng. Trần Thái Tông trị vì được 33 năm, làm Thái thượng hoàng được 19 năm thì mất, thọ 60 tuổi.

[27]Trần Thái Tông “Khóa Hư Lục” (1997), Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Dg, Thích Thanh Kiểm, Nxb Thành hội Phật giáo T.p Hồ Chí Minh, Sđd, Tr13.

Trần Thánh Tông lên ngôi và kế thừa tư tưởng của cha về thuật trị nước an dân, nên 21 năm ngài làm vua không hề có giặc giã gì, đất nước thái bình thịnh trị. Năm 1278 Thánh Tông nhường ngôi cho Thái tử Khâm, tức vua Trần Nhân Tông, rồi về ở Thiên Trường làm Thái Thượng Hoàng.

Trần Nhân Tông là một ông vua mến chuộng Đạo Phật, ông đến với cửa Phật như một lẽ tự nhiên, như một định nghiệp tất yếu, xuất phát từ cái tâm từ bi, bác ái. Các sử gia đã miêu tả và ví Trần Nhân Tông như một vị Phật tái thế : khi mới sinh ra thể sắc ánh vàng, tinh anh, trên vai có nốt ruồi đen, có thể ghánh vác sự nghiệp non sông. Ông thường giữ giới trai tịnh, sống thanh bạch, dản dị. Nên khi lên ngôi, ông đã kế tục sự nghiệp và tư tưởng của các đời vua trước lấy Phật giáo làm quốc giáo, coi Phật giáo là nền móng tư tưởng để xây dựng đời sống tinh thần cho xã hội. Cuộc đời và sự nghiệp của Trần Nhân Tông cũng gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước. Năm 20 tuổi (1278) Trần Nhân Tông lên làm vua, giặc giã nhiều, nhưng nhờ Thái Tông thượng hoàng coi việc triều chính, bản thân vua Trần Nhân Tông cũng thông minh, quyết đoán, chính trực, trong triều vua tôi trên dưới một lòng, nhờ vậy mà đã làm nên kỳ tích hai lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1284-1288). Năm 1290 bản thân vua cũng thân chinh, trực tiếp ngự giá đi đánh Lào, dẹp loạn. Sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm và ổn định đất nước, năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, và trở thành Thái Thượng Hoàng. Để giúp con giữ vững được cơ nghiệp và phát triển đất nước, Trần Nhân Tông luôn sát sao với công việc triều chính, và hướng dẫn con cách trở thành một vị vua anh minh như: “Người làm vua phải có đạo đức tốt đẹp, phải biết hy sinh tất cả vì hạnh phúc của nhân dân. Phải sống giản dị, không xa hoa, biết kiềm bản thân. Vua phải cai trị thuận với ý chí của dân. ” [28]

Năm 47 tuổi(1304), sau khi truyền ngôi cho con, Trần Nhân Tông đã đi khắp thôn xóm khuyến hóa dân chúng từ bỏ dâm từ, đồng thời dạy họ tu hành thập thiện. Mùa đông năm ấy, vua Anh Tông xin vua thụ bồ tát giới. Vua Trần Nhân Tông

[28], Duy Tuệ(2011). “Những điều dạy về Phật của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Nxb Văn hóa thong tin. Sđd. Tr. 71,72

cũng luôn khuyến khích mọi người hãy tu thập thiện và ngũ giới để xây dựng đạo đức và vun trồng cội phúc, giúp ích cho mình và mọi người.

Đối với đệ tử, Ngài đã dạy cho họ Kinh Đại thừa, Ngũ Lục, giúp họ tăng trưởng đạo huệ trong quá trình tu học, giác ngộ, hướng tới sự giải thoát chân chính.

Để xây dựng nền tảng tinh thần cho xã hội và duy trì những giá trị, tinh hoa trong Đạo Phật. Ngài không ngừng tinh tấn trên con đường tu học và sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Dùng chính pháp để sống và cống hiến trọn vẹn cho Đạo và quốc gia dân tộc, nhân dân. Cho nên trong buổi lễ truyền trao y bát tại chùa Báo Ân, huyện Siêu Loại (Gia Lâm- HN), ngài đã trao cho nhị tổ Pháp Loa 20 hộp sách nội điển được chép bằng máu và 100 hộp sách ngoại điển. Sách viết bằng máu chính là những tâm huyết, những lời kinh chân thật của Đức Phật, đó cũng chính là cốt tủy của Đạo Phật mà ông muốn để lại và lưu truyền cho những thế hệ mai sau những giá trị nhân văn cao cả.

Tư tưởng giải thoát của Trần Nhân Tông không chỉ phản ánh qua cuộc đời và sự nghiệp lừng lẫy của ông mà còn thể hiện trong tập thơ văn Cư Trần Lạc Đạo. Ở đó ta bắt gặp một tư tưởng giải thoát hết sức tiến bộ và tích cực trên nền tảng nhập thế cứu đời. Với ông “mình ngồi thành thị, nết dụng sơn lâm”[29], sống nơi thành thị, giữa phồn hoa đô hội và đầy dẫy những khó khăn thử thách, phải gánh vác bao nhiêu việc đời nhưng vẫn giữ được cái tâm thanh tịnh trong sáng và hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, thì sự tu đạo đó càng có ý nghĩa “Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc”. Đấy chính là con đường giải thoát trên tinh thần nhập thế hết sức tích

cực. Nên “Tịnh độ là trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương. Di Đà tính sáng

soi, mựa phải nhọc tìm về Cực lạc”. Trần Nhân Tông đã khẳng định “Bụt ở cong

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo việt nam thời trần luận văn ths triết học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)