Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo Trung Hoa ở chỗ đó là sự dung hợp giữa tính kinh viện, bác học, hàn lâm của phái Phật giáo Tiểu thừa với tính đại chúng, tha nhân của Phật giáo Đại thừa, đưa Phật giáo phát triển lên một tầm cao mới về mặt hệ tư tưởng, gắn lý luận với thực tiễn, tạo nên đặc điểm riêng của Phật giáo Việt Nam.
1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng giải thoát của Phật giáo Việt Nam thời Trần.
1.2.1. Cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội để hình thành tư tưởng giải thoát Phật giáo Việt Nam thời Trần. Phật giáo Việt Nam thời Trần.
a, Cơ sở chính trị hình thành tư tưởng giải thoát Phật giáo Việt Nam thời Trần.
Triều đại nhà Trần ( 1226-1400) với 174 năm thống trị, đã để lại những dấu ấn lịch sử đậm nét trong lịch sử Việt Nam.
Mở đầu triều đại nhà Trần bắt đầu từ niên hiệu Kiến Trung(1226), khi Trần Cảnh lên ngôi, hiệu là Trần Thái Tông.
Dưới thời Trần, với bộ máy nhà nước mang tính trung ương tập quyền - quyền lực tập chung chủ yếu trong tay vua, vua giữ vị trí độc tôn và nắm giữ phần lớn tài sản của đất nước, lãnh đạo và quản lý mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự ... bên cạnh vua là thái thượng hoàng nắm giữ vai trò “cố vấn” cho vị vua trẻ, song thực chất cũng là người quyết định mọi công việc quốc gia.
Dưới vua là hệ thống quan lại với các vương hầu, công tôn thất, quý tộc thân thích, thân cận, gần gũi vua, nắm giữ các chức vụ trọng yếu, giúp vua cai trị đất nước, tạo nên hình thức cai trị chuyên chế dòng họ, một cơ chế phong kiến tập quyền với mối quan hệ vua- tôi, gắn bó trên quan hệ huyết thống trong bộ máy nhà
nước, đã tạo ra một nền móng cho giai cấp thống trị nắm đặc quyền, đặc lợi. Cơ sở chính trị dưới triều đại nhà Trần cũng đã góp phần tạo nên sự phân tầng giai cấp trong xã hội, qua đó xây dựng một thiết chế quyền lực vững mạnh.
Nhà Trần chia nước thành 12 lộ trong đó có 16 phường. Đặt chức An phủ, Trấn phủ, có hai viên chánh, phó để cai trị. Các xã thì đặt chức đại, tiểu tư xã để quản lý. Từ Ngũ phẩm trở lên là Đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là Tiểu tư xã. Có người làm kiêm cả hai, ba, bốn xã, cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi là xã quan.[5]
Để ổn định trật tự xã hội, năm Giáp Thìn(1244) vua Thái Tông đã chế định lại luật pháp. Trong “ Lịch triều hiến chương” của Phan Huy Chú có viết, phép nhà Trần đặt ra là hễ những người phạm tội trộm cắp đều phải chặt tay, chặt chân, hay cho voi giầy, ngựa xéo để đảm bảo sự nghiêm minh trong xã hội.
Về binh chế, khi Thái Tông lên ngôi vua thì việc binh lính được chỉnh đốn thêm. Bao nhiêu trai tráng trong nước đều phải đi lính cả. Các thân vương ai cũng có quyền mộ tập quân lính. Nên khi giặc Mông Cổ kéo sang, nước Nam ta đã có 20 vạn quân hùng mạnh để trống trọi với kẻ địch.
Ngoài ra để củng cố quyền lực, nhà Trần còn cho kết hôn đồng tộc trong dòng họ, nhằm tạo ra cho quý tộc nhà Trần mối liên hệ chung về quyền lợi và địa vị gia tộc song hành với lợi ích quốc gia. Nên cũng là một điều dễ hiểu về sự đoàn kết chặt chẽ trong triều đình khi đứng trước vận mệnh của Tổ quốc.
Để tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước, nhà Trần còn
thực hiện tư tưởng chính trị “ thân dân”, với quan niệm “ ý dân”, “lòng dân”, “khoan
thư sức dân” và biến nó thành Đạo trị nước, nên đã phát huy được sự đoàn kết dân tộc
và sự đồng lòng, đồng sức của nhân dân với triều đình khi vận nước lâm nguy.
Trong đường lối ngoại giao, nhà Trần cũng thể hiện sự khôn khéo trong việc thiết lập các mối quan hệ bang giao dựa trên tình hòa ái, hữu hảo để giữ yên bờ cõi, tạo sự vững chắc nơi biên cương. Việc vua Trần gả con gái yêu là công chúa Huyền Chân cho hoàng tử Chế Mân nước Xiêm, khiến vua Chiêm cảm động dâng Châu Ô
và Châu Rí cho Đại Việt, góp phần mở rộng thêm lãnh thổ và thắt chặt mối quan hệ láng giềng giữa các quốc gia dân tộc.
Đó chính là những cơ sở chính trị của tư tưởng giải thoát Phật giáo thời Trần và nó cũng phản ánh sự vận dụng sáng tạo những triết lý Phật giáo trong việc trị nước của Vua tôi nhà Trần.
Triều đại nhà Trần, với bộ máy nhà nước vững mạnh, đời sống kinh tế chínhtrị ổn định, bên cạnh đó vua, quan nhà Trần lại là những người sùng mộ Phật giáo, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời và phát triển của Phật giáo.
b, Cơ sở kinh tế hình thành tư tưởng giải thoát Phật giáo thời Trần.
Với nhu cầu phát triển đất nước và xây dựng triều đại, đồng thời lại phải trống trọi với các thế lực xâm lược, bạo loạn của thù trong giặc ngoài, nên triều đại nhà Trần rất quan tâm tới phát triển kinh tế và chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà Trần đặt ra chức quan “Hà đê sứ” để đắp đê trị thủy, chăm lo kinh tế theo từng vùng. Năm Mâu thân (1244) Thái Tông sai quan ở các lộ để đắp đê ở hai bên bờ sông cái( Hoàng Hà), gọi là Đỉnh Nhĩ Đê, lại cử quan coi đê là Hà đê chánh sứ hai viên.
Để củng cố ngân sách và nuôi sống bộ máy cai trị, phát huy vai trò trách nhiệm của nhân dân trong việc xây dựng đời sống kinh tế, nhà Trần đã đặt ra các loại thuế má như thuế thân, thuế ruộng, thuế muối, thuế trầu cau, tôm cá...
Dưới triều đại nhà Trần, nhà nước định lệ cấp bổng cho các quan văn võ trong ngoài, sử dụng ruộng đất trong việc phong cấp cho quan lại, họ hàng công thần. Chính sách ruộng đất thời Trần thể hiện tiêu biểu nhất là Thái ấp. Việc ban cấp thái ấp là một chính sách kinh tế quan trọng nhằm tạo ra cơ sở xã hội cho chính quyền nhà Trần.
Ngoài ra để mở diện tích canh tác và chủ trương xây dựng, củng cố thế lực của quý tộc nhà Trần, nhà nước chủ trương khai hoang, lập đồn điền, mở rộng phát triển chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất, củng cố cho quyền lực kinh tế cho giai cấp thống trị.
Nhà Trần với việc duy trì sự tồn tại song song hình thức công điền và tư điền đã tập chung được toàn bộ của cải và nhân lực trong tay và thâu tóm được quyền lực kinh tế, chính trị, tạo nền móng vững chắc cho chế độ xã hội.
Ngoài phát triển nông nghiệp, nhà nước còn chủ trương khuyến khích phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp, tạo nên sự sầm uất ở các đô thị, làm cho kinh tế Đại Việt phát triển mạnh. Đây cũng là điều kiện căn bản giúp Phật giáo ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên nạn giặc dã cũng tạo nên sự thăng trầm trong đời sống kinh tế, chính trị, khiến các vua Trần nhận thấy sự khổ hạnh tất yếu của con người trong kiếp sống nhân sinh nên quyết chí tu hành để tìm ra chân lý, mong cầu sự giải thoát không chỉ cho cá nhân mà còn cho xã hội với mong muốn thiên hạ thái bình thịnh trị, qua đó xây dựng lên một lối sống tốt đời đẹp đạo trong nhân dân, đất nước cường thịnh.
c, Cơ sở xã hội hình thành tư tưởng giải thoát Phật giáo thời Trần.
Xã hội dưới triều đại Trần cũng phản ánh những mặt hết sức nổi bật với sự phân tầng xã hội đã tạo nên cấu trúc giai cấp đặc thù, do mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước và hình thức sở hữu mang tính tư hữu về ruộng đất quy định. Khiến cho trong xã hội nhà Trần hình thành ba đẳng cấp chính :
+ Đẳng cấp công tôn thất, quý tộc, quan lại trong bộ máy chính quyền, + Đẳng cấp những người bình dân.
+ Đẳng cấp nô tỳ.
Trong đó, bản thân trong nội bộ giai cấp thống trị cũng phân hóa thành hai tầng lớp với sự khác nhau về kinh tế và địa vị xã hội, như :
-Tầng lớp quý tộc, vương hầu, quan lại tôn thất nhà Trần ;
-Tầng lớp địa chủ quan liêu; cùng với đó là tầng lớp trung lưu thuộc về các nho sỹ, sư tăng, đạo sỹ ...
Bên cạnh đó tầng lớp bình dân bao gồm đông đảo những người nông dân sống trong các làng xã, có quan hệ mật thiết với địa chủ ; tầng lớp thợ thủ công, thương nhân chủ yếu sống ở các nơi đô thị, các làng nghề truyền thống. Họ là lực lượng sản xuất chính của xã hội và thuộc về giai cấp bị trị, ghánh vác hầu
hết các nghĩa vụ xã hội như nộp tô, thuế cho nhà nước, đắp đê trống lụt, bão, tham gia quân đội...
Dưới nữa là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội là tầng lớp nông nô, nô tỳ, đây là một lực lượng khá đông đảo trong xã hội, được ra đời và hình thành do nhu cầu phục vụ giai cấp thống trị. Họ sống chủ yếu trong các điền trang, thái ấp của các vương công, tôn thất, địa chủ, trung thành tuyệt đối với chủ, sống chết với chủ, đồng thời có nghĩa vụ với nhà nước, đoàn kết với các giai cấp khác để tạo sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ đất nước.
Nhà Trần do nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp là trọng điểm, nên đại bộ phận ruộng đất mang tính tư hữu dưới sự sở hữu của nhà nước mang tính công điền, đất công và tư điền thuộc về tay giai cấp địa chủ, quý tộc. Năm 1254 nhà Trần còn cho phép bán công điền thành tư điền. Năm 1266 triều đình lại cho phép đại quý tộc thành lập điền trang riên. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa giai cấp trong xã hội. Với chính sách “thân dân”, “gần dân”, nên trong xã hội mặc dù có sự phân hóa giai cấp giữa sang - hèn, quý - tiện giữa con người với con người nhưng trong xã hội không có sự đối kháng giai cấp. Bên cạnh đó học thuyết nhân quả và khái niệm mệnh trời cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần và ý thức con người, giúp con người tự điều chỉnh ý thức, hành động của mình, chính điều này cũng góp phần làm xã hội ổn định, đặt nền móng cho sự hưng thịnh Phật giáo thời Trần. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, xã hội đã tạo ra một triều đại hưng thịnh nhà Trần, tạo đà cho sự phát triển tư tưởng văn hóa xã hội và sự ra đời Phật Giáo Việt Nam, cùng những tư tưởng giải thoát Phật giáo thời Trần.