Chủ thể, phương tiện, cách thức giải thoát

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo việt nam thời trần luận văn ths triết học (Trang 38)

a,, Chủ thể giải thoát

Trong triết học Phật giáo nói chung và tư tưởng Phật giáo thời Trần nói riêng, đều quan niệm con người chính là chủ thể giải thoát. Theo quan điểm của Phật giáo “đời là bể khổ”, nỗi khổ là nghiệp lực chi phối cuộc sống con người và đeo đẳng bám riết cuộc sống con người trong cả một chặng đường dài của sinh – tử, trong kiếp sống nhân sinh. Nên con người không chỉ là chủ thể của kiếp sống luân hồi mà còn là chủ thể của nghiệp, tác nhân tạo nghiệp, đồng thời lại phải chịu sự tác động của nghiệp khiến đau khổ. Vì đau khổ nên con người phải tìm cách thoát khổ để giải thoát chính mình khỏi những nỗi khổ bởi tham, sân, si do những dục vọng và những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời. Nên trong tư tưởng giải thoát của Phật giáo Việt Nam thời Trần, chủ thể giải thoát ở đây chính là con người và mỗi cá nhân con người trong cuộc sống chính là một chủ thể giải thoát sống động trong quá trình tu thân, tu đạo, tu đời.

Trong Phật giáo Việt Nam thời Trần, tư tưởng giải thoát luôn được thể hiện sinh động bằng những lý luận và thực tiễn của các nhà tư tưởng, các thiền sư. Bản thân các vua Trần cũng chính là những nhà tư tưởng lớn, những thiền sư lỗi lạc, những nhà hoạt động chính trị xuất sắc.

Tư tưởng giải thoát Phật giáo Việt Nam thời Trần thể hiện qua các tư tưởng tiêu biểu như: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Pháp Loa, Huyền Quang, và họ cũng chính là những chủ thể giải thoát hiện thực đầy sinh động.

Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần, đồng thời cũng là người đặt nền móng cho sự phát triển Phật giáo mạnh mẽ dưới triều đại nhà Trần.

Ông sinh năm 1218, từ nhỏ vốn là người thông minh, hiếu học, trọng nghĩa khí và mến chuộng Phật giáo. Ông kết duyên với Lý Chiêu Hoàng và lên ngôi lúc tám tuổi.

Cuộc đời của ông cũng có nhiều biến động thăng trầm và ngang trái. Năm ông 17 tuổi, ông đã bị buộc phải từ bỏ người vợ yêu quý của mình vì sự nghiệp chính trị, vì quốc gia, dòng tộc. Do sau nhiều năm kết duyên cầm sắc mà Chiêu Hoàng vẫn chưa có con. Lo cho sự nghiệp giang san không có người thừa tự, kế tục, nối dõi ảnh hưởng tới vận mệnh quốc gia, dân tộc, Trần Thủ Độ đã buộc phải ép Thái Tông bỏ tình riêng để cưới Thuận Thiên. Nghịch cảnh đó gây ra một cú sốc tinh thần lớn tới ông, khiến ông từ bỏ ngai vàng tìm lên non cao Yên Tử, để tu cầu thành Phật. Trần Thủ Độ thấy vậy đã lên tận Yên Tử đón ông về, ông từ chối. Nhưng thiền sư Trúc Lâm đã giúp ông thức tỉnh về vai trò trách nhiệm của người làm vua đối với đất nước. Nên ông đã trở về, tiếp tục ngôi vua trong 33 năm (1226- 1258).

Dưới triều đại của Trần Thái Tông, đất nước thịnh trị với những cải cách tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng văn hóa xã hội. Để bảo vệ và phát triển đất nước, ông cũng trực tiếp dẹp loạn ở biên cương do Chiêm Thành quấy rối, và trực tiếp cầm quân xông pha nơi hòn tên mũi đạn đánh tan quân Mông Cổ. Ông không chỉ là một nhà chính trị tài ba, một vị vua anh minh, nhân hậu mà còn là một nhà văn hóa, một nhà tư tưởng lớn. Các tác phẩm ông viết đều có giá trị và tính triết lý nhân văn sâu sắc, tiêu biểu như Khóa Hư Lục. Một tác phẩm không chỉ có giá trị về mặt văn học với những câu từ đẹp có tính nhân văn, hướng con người tới cái thiện; nó còn là tác phẩm triết học với những triết lý nhân sinh sâu sắc; và là tác phẩm tôn giáo có tính định hướng tư tưởng cho con người trong hiện thực cuộc sống.

Tư tưởng triết học của Trần Thái Tông được thể hiện rõ nét qua những áng thơ văn, ông quan niệm con người chính là chủ thể của nghiệp và là tác nhân của nghiệp đồng thời là sản phẩm của nghiệp lực. Nỗi khổ của con người cũng đều do chính nghiệp lực của con người gây ra. Nên con người vừa là đối tượng, vừa là chủ thể giải thoát.

Nói tới chủ thể giải thoát, Tuệ Trung Thượng Sỹ cũng chính là một minh chứng sinh động với những tư tưởng giải thoát siêu việt mang tính phá chấp, viên

dung, khoáng đạt. Ông sinh năm 1230, mất năm 1291, tên thật là Trần Quốc Tung, con của An Sinh Vương Trần Liễu, là anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Từ nhỏ ông đã sớm bộc lộ là người thông minh, bản lĩnh và có trí tuệ sâu sắc, tính tình thanh cao, thuần hậu, rất quan tâm tới Phật giáo, ông được Trần Nhân Tông ca ngợi là người có khí lượng thâm trầm, phong thần nhàn nhã. Lớn lên ông theo học Thiền sư Tiêu Dao, tiếp thu được tinh thần cơ bản của Phật giáo. Tư tưởng của ông được thể hiện trong tác phẩm Thượng Sỹ Ngữ Lục.

Trong tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng Sỹ, con người là chủ thể của giải thoát. Nhưng do địa vị là một cư sỹ nên tư tưởng giải thoát có tính phóng khoáng hơn. Ông lại là đệ tử của Thiền sư Tiêu Dao, người đã kết hợp nhánh Vô Ngôn Thông Thăng Long và Vô Ngôn Yên Tử vào cuối thời Lý, đầu thời Trần. Nên ông được kế thừa những giá trị tinh hoa nhất của các dòng thiền và luôn gắn liền tư tưởng giải thoát vào hiện thực cuộc sống sinh động. Với ông chủ thể giải thoát phải sống hòa vào thế tục, với tự nhiên, với cuộc đời thực tế. Bởi đó chính là mảnh đất để nuôi dưỡng tâm và trải nghiệm cuộc đời như trong lò lửa cũng nở hoa sen vàng. Cuộc đời của ông chính là bức tranh thiền giải thoát sống động giữa cuộc đời thế tục đầy sắc mầu thi vị.

Trần Nhân Tông, một vị vua anh minh, một nhà tư tưởng lớn, một nhà chính trị tài ba, một thiền sư đắc đạo. Ông cũng là một chủ thế giải thoát tích cực trên con đường tu đời, tu đạo.

Trần Nhân Tông tên thủa nhỏ là Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu. Ông sinh ngày 11/11/1258 năm Nguyên Phong thứ 8. Ông trị vì 14 năm(1279-1293), nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, mất năm 1308 tại Ngọa Am Vân Yên Tử.

Đối với Trần Nhân Tông, tư tưởng giải thoát của ông là phải gắn liền với ích nước, lợi dân, và phát huy được nhân tố con người để giúp ích cho đời. Theo ông sống mà không giúp gì được cho đời là điều đáng hổ thẹn của kẻ trượng phu nên

ông viết “sinh vô bổ thế trượng phu tàm”. Đây là quan niệm hết sức tiến bộ trong

triết học Phật giáo. Với quan điểm này Phật giáo đã giúp con người nhìn lại chính mình và có được niềm tin vào bản thân để tự điều chỉnh chính mình trong hiện thực

cuộc sống nhằm thoát khổ. Tư tưởng này cũng ảnh hưởng tới Pháp Loa, một đệ tử xuất sắc của Trần Nhân Tông và được Trần Nhân Tông tin tưởng giao trọng trách cùng xây dựng và phát triển Thiền phái Trúc lâm Yên Tử.

Pháp Loa là một thiền sư, ông sinh 1284, tên là Mục Đồng Kim Cương. Năm 1304 ông xuất gia và được Trúc Lâm đặt tên là Thiện Lai. Ông được truyền thừa bởi Trần Nhân Tông. Năm 1305, ông được Trúc Lâm cho thụ giới Tỳ Kheo và Bồ Tát, ban hiệu là Pháp Loa. Năm 1306, ông được lập làm giảng chủ chùa Báo Ân. Năm 1307 ông được Trúc Lâm giảng cho Đại Tuệ Ngữ Lục. Tháng 5/1307, ông được Trúc lâm trao y bát và Tâm kệ. Mùng một tết năm Mậu Thân(1308) ông chính thức làm trụ trì chùa Báo Ân ở Siêu Loại, và được giao chức vụ tổ thứ hai của phái Trúc Lâm, được vua giao trọng trách lãnh đạo giáo hội và xây dựng phát triển Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, trở thành một trong tam tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Cuộc đời và sự nghiệp của ông cũng gắn liền với việc xây dựng và phát triển giáo hội.

Pháp Loa đã kế thừa những tinh hoa Phật giáo ở Trần Nhân Tông, và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong việc xây dựng, phát triển thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Với ông chủ thể giải thoát là con người phải gắn liền với việc tu tập và hoạt động thực tiễn; xây dựng đạo hạnh để hoàn thành sứ mệnh của mình; phát huy nhân tố con người trong cuộc sống và trong việc xây dựng phát triển giáo hội Phật giáo.

Huyền Quang(1254-1334), là tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ông cũng là một chủ thể giải thoát tích cực. Tư tưởng giải thoát của ông biểu hiện rõ nét thông qua cuộc đời và sự nghiệp của ông. Ông sinh ra ở Vạn Tải, Gia Lương, Bắc Ninh. Sử sách ghi lại tích khi ông sinh ra, thiền sư Huệ Nghĩa, trụ trì chùa Ngọc Hoàng ngay cạnh nhà sau khi tụng kinh xong, đêm nằm mộng thấy trên chùa đèn đuốc sáng trưng, chư Phật tụ hội đông đủ, Kim Cang Long Thần đứng trật cứng, Phật chỉ tôn giả A Nan bảo: “Ngươi thác sinh làm pháp khí cõi đông”. Điều này muốn nói ông chính là hiện thân của của Ngài A Nan [6. Tr538 - 539]. Nên ngay khi còn nhỏ ông đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người với dung mạo và khí chất khác thường. Năm lên chín tuổi đã thông thạo thơ văn. Năm 1274, ông thi đỗ trạng nguyên và được tiến cử ra làm quan. Vua thấy ông tài năng muốn gả công chúa cho nhưng ông từ chối. Là người có tài văn chương nên ông được vua Trần Nhân Tông

[6].Thích Thanh Từ(1997), “Tam Tổ Trúc Lâm giảng giải”. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam. Ban Văn Hóa Trung Ương. Nxb. Thiện viện Thường Chiếu. Tr 538- 539.

giao cho biên soạn sách. Những sách do ông soạn đều được vua khen tặng là: phàm những sách nào qua tay Huyền Quang biên soạn và khảo đính rồi thì không cần thêm bớt một chữ nào nữa . Văn thơ của ông cũng được Lê Quý Đôn và Phan Huy

Chú khen “ý tinh tế cao siêu”. Năm 1305 ông xuất gia. Năm 1330, sau khi Pháp Loa

qua đời ông được truyền là tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, khi ấy ông đã 77 tuổi. Do tuổi cao sức yếu nên ông đã giao mọi việc cho đệ tử của mình là An Tâm và trở về Côn Sơn ở ẩn. Năm 1334 ông qua đời tại Côn Sơn.

Theo Huyền Quang muốn thoát khổ thì chủ thể giải thoát phải trải nghiệm cuộc sống để hiểu rõ cuộc đời, từ đó hướng tới bản tâm của chính con người và sống hòa mình với thiên nhiên. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã thể hiện rõ điều đó.

Như vậy thông qua những đại biểu nêu trên ta thấy trong tư tưởng giải thoát của Phật giáo Việt Nam thời Trần thì chủ thể giải thoát ở đây chính là con người với những hành động thiết thực đối với cuộc sống, đối với xã hội.

Trong tư tưởng Phật giáo Việt Nam thời Trần thì chủ thể giải thoát không chỉ hướng tới sự giải thoát cá nhân mà còn hướng tới một mục tiêu lý tưởng cao cả hơn là gắn liền với hạnh phúc của muôn dân; giải thoát nhưng phải phát huy được năng lực cá nhân để đem lại lợi ích cho xã hội và cho đất nước. Muốn giải thoát con người phải tự phải tu tâm, tích đức, luôn tinh tiến để khai mở trí tuệ và tự giải thoát

cho chính mình như lời Đức Phật đã dạy các đệ tử: “Này các đệ tử hãy tự thắp đuốc

lên mà đi, hãy lấy giới luật làm thầy, đừng nương tựa vào ai ngoài chân lý và chính bản thân mình”.

b, Phương tiện, cách thức giải thoát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phật giáo cho rằng, cuộc đời con người là kiếp sống luân hồi, chịu nhiều đau khổ do nghiệp báo bao đời từ muôn ngàn kiếp trước, nên con người cần phải tu tập để giải thoát. Muốn giải thoát theo Phật giáo, con người còn phải tu tập thông qua hình

thức Thiền định để “thực nghiệm tâm linh” , “trực giác” đi sâu vào thế giới nội tâm của

con người để tìm ra căn nguyên mọi nỗi khổ và diệt khổ.

Trên cơ sở Tứ Diệu Đế, Phật giáo cũng chỉ ra cách thức và con đường diệt khổ thông qua việc thực hiện Bát chính đạo, đó là tám bậc thang chân chính giúp con người thoát khổ.

Đối với Phật giáo việc tu hành là một tất yếu để đi tới sự giải thoát, tiến tới Niết Bàn. Tu hành là quá trình tu dưỡng đạo đức, tư tưởng, trí tuệ và hành trì giới luật một cách nghiêm khắc để thấy được bản ngã, thấy được chân tâm, hiểu rõ chân lý cùng những quy luật nhân quả trong hiện thực cuộc sống, trong kiếp sống luân hồi và trong cả vòng quay của vũ trụ. Đó là con đường thực nghiệm tâm linh với những khổ luyện trong cuộc sống. 84 vạn pháp trong Phật giáo cũng là những cách thức, biện pháp giúp con người xóa bỏ vô minh, diệt trừ nỗi khổ. Trong đó phương

pháp “trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật” là phương pháp đặc biệt, được các

nhà thiền sư ngộ đạo thường sử dụng để đánh thức bản tâm của chính mình và các

đệ tử dưới nhiều hình thức khác nhau, để thấy rõ “bản lai diện mục”, giác ngộ chân

tâm, giác ngộ chân tính quay về cuộc sống hiện thực, không bị lôi kéo bởi những tư

tưởng, định kiến, ảo vọng sai lầm. Nên trong Phật giáo đã chỉ rõ “Tâm như họa sỹ

khéo, vẽ thế giới muôn mầu, đọa sa hay thành Phật, cùng tâm ấy mà ra”.

Trong Phật giáo thời Trần, các thiền sư cũng thực hiện con đường tu tập nêu trên để đạt tới bờ giác ngộ.

Trần Thái Tông cũng chỉ rõ, muốn thoát khỏi cái khổ của sinh- tử, con người

phải tu tập, nghiêm trì giới luật để “phá lục tặc làm lục thần thông, đưa bát khổ thành

bát tự tại”, mà giải thoát. Lục thì sám hối khóa nghi cũng chính là con đường tu tập với

phương pháp, cách thức để giúp ông đạt tới giác ngộ và giải thoát.

Trong Lục Thì Sám Hối, nói tới con người, Trần Thái Tông đã viết bài kệ

“Trời đất nấu nung vạn vật thành. Bản lai không mống, cũng không manh. Bởi sai

có niệm quên vô niệm. Nên trái không sinh chịu hữu sinh”, có nghĩa vì vô minh và

vọng niệm mà con người sinh ra. Rồi cũng vì tham dục mà con người chịu mọi nỗi

khổ và nổi trôi trong lục đạo luân hồi “...Mũi lưỡi tham hương say đắm vị. Mắt tai

ưa sắc chuộng âm thanh. Phong trần khách nọ lang thang mãi. Ngày vắng quê hương muôn dặm trình.” [7]. Để lý giải về những nỗi khổ của con người, Trần Thái

Tông đã viết bài kệ bốn núi nói về tướng Sinh – Lão – Bệnh – Tử theo quy luật trong cuộc đời con người.

Núi thứ nhất là tướng sinh, ông viết “Vì sai một niệm, nên hiện nhiều bề. Gởi hình hài nhờ tinh cha huyết mẹ, nuôi thai nghén nhờ âm dương hai khí”[8], nên thể xác của con người cũng chỉ là sự hội hợp của hai khí âm dương, nhờ tinh cha huyết mẹ mà thành.

Núi thứ hai là tướng già, ông viết “chàng Phan ngày ấy còn xanh tóc. Lã- Vọng năm nay đã bạc đầu”[9], đã sinh ra thì tất phải già yếu, thân thể thay đổi, khí huyết suy vi theo quy luật.

Núi thứ ba là tướng bệnh. Già rồi, cơ thể con người cũng không còn sức đề kháng, tất phát sinh bệnh tật khiến “bốn chi mỏi mệt, trăm đốt giã rời, đứng ngồi khó khăn, co duỗi đau khổ, mạng tựa ngọn đèn, thân như bọt nước, hình hài gầy yếu, dáng vóc suy vi”. Nên “Âm dương họa phúc vốn xoay vần. Reo rắc tai ương tới thế nhân. Đại để có thân thì có bệnh...”[10]

Một phần của tài liệu Tư tưởng giải thoát của phật giáo việt nam thời trần luận văn ths triết học (Trang 38)